NXB Giáo dục rà soát lại toàn bộ SGK tiếng Việt lớp 1
Trước phản ánh của phụ huynh học sinh và chuyên gia về một số bất ổn trong SGK tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục, đơn vị này cho biết, đang khẩn trương rà soát lại toàn bộ.
Trao đổi với PV Dân trí , đại diện truyền thông nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam cho biết, đơn vị này đã nắm được thông tin qua báo điện tử Dân trí và một số báo chí khác.
“Hiện có rất nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến “sạn” trong SGK tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục.
Chúng tôi đang lắng nghe thêm ý kiến các chuyên gia, đồng thời tiến hành rà soát lại toàn bộ những chi tiết được phụ huynh học sinh và chuyên gia cho là sai sót hoặc “sạn” trong SGK tiếng Việt lớp 1″, đại diện này cho biết.
NXB Giáo dục cho biết, đang rà soát lại SGK tiếng Việt lớp 1.
Trước đó, mạng xã hội xuất hiện một số ý kiến cho biết, SGK tiếng Việt lớp 1 “Kết nối tri thức với cuộc sống” có một số “sạn”, từ ngữ đánh đố học sinh.
Đặc biệt, nhiều truyện, bài tập đọc, kể chuyện được chuyển thể, phóng tác, phái sinh từ các tác phẩm, truyện ngụ ngôn của các tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước, nhưng lại không thấy ghi tên tác giả, hay nguồn gốc tác phẩm. Điều này có lỗi về Luật Sở hữu trí tuệ.
Chia sẻ với PV Dân trí , PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông chỉ ra một loạt “sạn” trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Chân trời sáng tạo” của NXB Giáo dục.
Thậm chí theo chuyên gia này, có nhiều sai sót lặp lại đồng loạt ở nhiều bộ sách khiến ông nghĩ đến có vấn đề “trục trặc” ở cấp vĩ mô, mang tính lý luận.
Chuyên gia chỉ hàng loạt "sạn" trong SGK tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục
PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông vừa đưa ra một loạt "sạn" trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 "Kết nối tri thức" và "Chân trời sáng tạo" của NXB Giáo dục.
Sai vì "ép khung"?
Trao đổi với PV Dân trí ngày 30/11, PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt cho biết, sau phản ứng của dư luận về sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1 "Cánh diều", ông tiếp tục xem kĩ một số bộ SGK tiếng Việt lớp 1 khác của nhà xuất bản (NXB) Giáo dục thì thấy, có rất nhiều vấn đề sai sót ở các bộ sách này, thậm chí có nhiều sai sót lặp lại đồng loạt ở nhiều bộ sách khiến ông nghĩ đến có vấn đề "trục trặc" ở cấp vĩ mô.
Chẳng hạn, tại sao kiểu câu sai "bò có cỏ","thỏ có nho", "cô có đỗ đỏ", "ti vi có cá voi" lại xuất hiện đồng thời ở nhiều bộ sách? Sự lặp lại lỗi chắc chắn không phải là ngẫu nhiên mà liên quan đến các vấn đề mang tính lý luận.
PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt cho biết, có rất nhiều vấn đề sai sót ở các bộ SGK tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục.
Video đang HOT
Ví dụ, việc dạy con chữ hoặc dạy các âm phải theo nguyên tắc, dạy đến đâu lấy thí dụ đến đó, điều này rất đúng về mặt lý thuyết.
Tuy nhiên, nếu áp dụng lí thuyết vào thực tế một cách cứng nhắc, nhất là dạy trẻ đọc và viết ở giai đoạn đầu, sẽ vấp phải những khó khăn không thể vượt qua đối với các nhà biên soạn.
Họ đã bị "ép khung" để soạn những câu không hợp với tư duy của người Việt như: "bò có cỏ", "thỏ có nho", "cô có đỗ đỏ", "ti vi có cá voi". Kiểu lỗi này mang phổ biến ở tất cả các bộ sách đang được dạy hiện nay.
Theo ông Đạt: "Nhà làm sách đã bỏ đi những mặt mạnh của phương pháp truyền thống, được cho rất hữu dụng khi dạy tiếng Việt cho trẻ em, đó là kiểu câu có mô hình cấu trúc: "Đây là...".
Lỗi thứ hai: Các nhóm biên soạn đều áp dụng khá triệt để phương pháp "dạy giao tiếp" mà một số công trình dạy ngoại ngữ thường sử dụng.
Nhà làm sách đã bỏ đi những mặt mạnh của phương pháp truyền thống, được cho rất hữu dụng khi dạy tiếng Việt cho trẻ em, đó là kiểu câu có mô hình cấu trúc: "Đây là...".
Mô hình này, các sách "dạy tiếng" trước đây thường sử dụng, nay được cho lỗi thời đối với phương pháp "dạy giao tiếp", nhưng nó lại là mô hình rất thiết thực đối với việc dạy tiếng Việt cho học sinh bản ngữ.
Bởi vì, "Đây là..." chỉ có phụ âm đầu lưỡi răng là [đ ], nguyên âm [â],[a], [y] và phụ âm bên [ l ].
Đó là các nguyên âm và phụ âm không khó phát âm đối với trẻ, nhưng nó rất tiện dụng cho việc mở rộng vốn từ và củng cố mô hình câu cho học sinh.
Kiểu câu "cô có đỗ đỏ", xuất hiện ở bài học số 3, trang 30, SGK tiếng Việt lớp 1 "Chân trời sáng tạo".
Thay vì dùng các câu như: bò có cỏ, thỏ có nho..., ta sẽ có các câu như: "Đây là bó cỏ", "đây là con thỏ", "đây là quả nho"... vừa chuẩn mực, vừa dễ nhớ với người mới đi học.
Đó cũng là mô hình có độ mở, vì các em có thể tạo ra nhiều câu khác nhau tùy theo vốn từ của mình. Rất tiếc, do chạy theo phương pháp mới, nên không có bộ sách nào dùng nó.
Nếu đặt trong tổng thể chung, không chỉ có bộ sách "Cánh diều" mà cả những bộ SGK tiếng Việt khác của NXB Giáo dục cũng có rất nhiều lỗi tương tự nhau, mang tính đồng loạt.
Nhiều câu hỏi mơ hồ, không phù hợp
Ngoài ra, theo chuyên gia này, nhiều bài học ở SGK tiếng Việt lớp 1 "Kết nối tri thức với cuộc sống" (và một số bộ khác), có khá nhiều câu hỏi mơ hồ, không phù hợp, lặp lại ở nhiều bài học.
Chẳng hạn câu 1, bài 3 "Cả nhà đi chơi núi" (trang 30), tác giả đặt câu hỏi: "Gia đình trong tranh gồm những ai?".
Câu hỏi khó với học sinh lớp 1 bởi trong bức tranh có nhiều người thừa.
Ông Đạt cho rằng, câu hỏi này đánh đố học sinh lớp 1 bởi ngoài gia đình, bức tranh còn có nhiều người khác, làm sao học sinh biết đó là ai?
Điều này cũng lặp lại ở bài 5 "Tiếng vọng của núi", trang 98, tác giả đưa bức tranh hai chú gấu và đặt câu hỏi: "Em thấy gì trong bức tranh? Hai phần của bức tranh có gì giống và khác nhau?".
Tác giả muốn học sinh phát hiện ra sự khác biệt trong vẻ mặt của chú gấu nhưng điều này thực sự đánh đố trẻ lớp 1.
Nên chăng, cần đặt lại câu hỏi tường minh hơn "Em nhận thấy nét mặt hai chú gấu có gì khác nhau?".
Nên chăng, cần đặt lại câu hỏi tường minh hơn "Em nhận thấy nét mặt hai chú gấu có gì khác nhau", để khỏi đánh đố.
Trong bài 4 "Quạt cho bà ngủ" (trang 34), tác giả đặt câu hỏi: "Em thấy gì trong tranh? Khi người thân bị ốm, em thường làm gì?".
Cùng với đó, ngữ liệu đưa ra trong bức tranh có nhiều hình ảnh không liên quan tới việc chăm bà ốm như: Bàn, ghế, cửa sổ, cây cối... chưa thật sự phù hợp.
Nội dung bài học một đằng, tranh minh họa một nẻo
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, ở cả hai bộ SGK tiếng Việt lớp 1 "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo", nhiều bài học một đằng, hình minh họa một nẻo.
Cụ thể, trong SGK "Kết nối tri thức với cuộc sống", ở bài 3 "Cả nhà đi chơi núi" (trang 30), ngữ liệu đưa ra là hình ảnh hai người lớn và hai trẻ em.
"Nếu tôi thẩm định bài này, tôi sẽ bỏ hình ảnh 4 người xa xa trong bức tranh kia, hoặc thay tiêu đề bài học thành "Em đi chơi núi" thì phù hợp hơn", ông Đạt cho hay.
Bài "Ngôi nhà", trang 40-41 ghi: "Em yêu ngôi nhà/Gỗ tre mộc mạc", "tiếng chim hót đầu hồi". Tuy nhiên, hình ảnh minh họa lại là một ngôi nhà xây, mái ngói đỏ rực, và con chim ở trước sân.
Về sử dụng từ, trong bài này có câu: "Nam và Đức thích thú, đuổi nhau hùynh hụych". PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt cho hay, câu này có lỗi sai tệ hại về ngôn ngữ bởi không ai nói "đuổi nhau hùynh hụych" mà người ta chỉ nói "chạy hùynh hụych".
Cũng với lỗi sai từ ngữ, ông Đạt dẫn bài đọc "Cuộc thi tài năng rừng xanh" (trang 115) khi tác giả sử dụng từ "chuếnh choáng" trong câu: "Chim công khiến khán giả say mê, chuếnh choáng vì điệu múa tuyệt đẹp" là chưa phù hợp.
Từ này thường chỉ dùng để miêu tả biểu hiện của say bia rượu hơn là say điệu múa. Đặc biệt, bài đọc này có từ "niêm yết" quá khó với học sinh lớp 1.
Trong bài "Ngôi nhà", trang 40-41 ghi: "Em yêu ngôi nhà/Gỗ tre mộc mạc". Tuy nhiên, hình ảnh minh họa lại là một ngôi nhà xây, mái ngói đỏ rực.
Cũng ở bài này có đoạn: "Em yêu tiếng chim/Đầu hồi lảnh lót". Tuy nhiên, hình ảnh minh họa hình ảnh đôi chim ở... trước sân, không phải "đầu hồi".
Ở bài 1 (trang 31) hình ảnh minh họa là bờ đê nhưng ông Đạt cho rằng nó giống bờ đập.
Ở bộ " "Chân trời sáng tạo" của NXB Giáo dục cũng không ít " sạn". Chẳng hạn, ở bài 1 (trang 31) hình ảnh minh họa là bờ đê nhưng ông Đạt cho rằng, với một người từng một phần đời gắn bó cuộc sống ở nơi ven sông( có các triền đê), ông thấy hình ảnh trong SGK này giống bờ đập hơn bờ đê.
Ở bài "Sóng biển" (trang 29) có viết: "Đêm nào Na cũng nghe tiếng sóng biển vỗ òam oạp vào vách đá".
Chuyên gia này lý giải, thông thường biển là nơi có bãi cát thoai thoải, còn nơi có vách đá là rất hiếm, nên "thấy sóng vỗ òam oạp vách đá" là hình ảnh ít phổ biến.
Bài học đưa ra ngữ liệu "Sóng biển vỗ òam oạp vào vách đá" nhưng trong tranh không thấy vách đá, chỉ có hình ảnh bờ biển êm đềm với hàng cây.
Nhất là trong tranh lại không thấy vách đá đâu cả, mà chỉ có hình ảnh bờ biển êm đềm với hàng cây.
Như thế, việc liên tưởng của học sinh sẽ rất khó khăn, người dạy cũng mệt nhoài vì phải giải thích...
Ở bài 3, trang 65 có ghi: "Bé rủ chị qua chỗ có sư tử", chuyên gia này cho rằng, viết như thế rất thiếu chuẩn mực, bởi xét về tư duy, không ai lại có suy nghĩ kỳ cục: rủ nhau đến chỗ sư tử .
Khi dạy trẻ, cần phải có cách tư duy chính xác. Cụ thể, có thể thay thế bằng một câu khác, chẳng hạn như: "Bé rủ chị qua chỗ nhốt sư tử", sẽ phù hợp hơn.
Chuyên gia nói về tài liệu chỉnh sửa SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều: "Tôi cho rằng đây là sửa chữa chắp vá" Vụ Giáo dục Tiểu học cho hay, tài liệu chỉnh sửa SGK Tiếng Việt 1 - bộ Cánh Diều đã được phía NXB ĐH Sư phạm TPHCM gửi hồ sơ lên Bộ GD&ĐT đề nghị Hội đồng thẩm định phê duyệt. Ảnh minh họa Hội đồng thẩm định sẽ thẩm định lần cuối vào ngày 21/11 Mới đây, NXB ĐH Sư phạm TPHCM...