Nvidia mất 1,25 tỉ USD nếu thỏa thuận với ARM thất bại
Tài liệu Nvidia đệ trình lên Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cho thấy công ty này có thể bị thiệt hại ít nhất 1,25 tỉ USD nếu không thể mua lại nhà phát triển chip ARM của Anh.
Theo Telegraph, số tiền được trích dẫn là khoản thanh toán trước mà Nvidia thực hiện để đảm bảo chữ ký của hợp đồng mua bán và nó sẽ không được hoàn lại nếu giao dịch không diễn ra do sự cấm đoán của cơ quan quản lý.
Thương vụ Nvidia mua lại ARM đang gặp khó
Video đang HOT
Được biết, điều kiện tiên quyết để hoàn thành các giao dịch đó là sự chấp thuận của cơ quan chống độc quyền của các quốc gia có ảnh hưởng trong thương vụ. Trong trường hợp thương vụ gữa Nvidia và ARM, thỏa thuận phải được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý của Mỹ, Trung Quốc, Anh và Liên minh châu Âu. Nvidia có thời gian đến tháng 9.2022, sau đó giao dịch sẽ được đóng lại hoặc hủy bỏ.
Trước đó, vào tháng 9.2020, Nvidia công bố thương vụ mua lại nhà sản xuất chip ARM của Anh với số tiền trị giá 40 tỉ USD và trở thành một trong những thương vụ lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp bán dẫn. Khi thông báo mua lại cổ phần kiểm soát của ARM, Nvidia đã công bố kế hoạch đóng cửa giao dịch trong 18 tháng tới. Tuy nhiên thương vụ này đã vấp phải sự phản kháng của các đối thủ cạnh tranh và đặt ra câu hỏi từ các cơ quan quản lý ở các quốc gia khác nhau.
Vào tháng 4, CEO Nvidia Jen-Hsun Huang tự tin cho rằng thỏa thuận sẽ được kết thúc vào năm 2022. Trước đó, các cơ quan quản lý của EU và Vương quốc Anh đã từ chối phê duyệt thỏa thuận ở giai đoạn đầu và mở các cuộc điều tra chống độc quyền chính thức.
Anh muốn điều tra toàn diện việc Nvidia tiếp quản Arm
Chính phủ Vương quốc Anh hôm 16.11 thông báo họ muốn có một cuộc điều tra toàn diện về việc Nvidia tiếp quản nhà thiết kế chip Arm, vốn được coi là viên ngọc quý của ngành công nghệ nước này.
Theo CNBC, Bộ trưởng Văn hóa và Kỹ thuật số của Vương quốc Anh Nadine Dorries đã ra lệnh điều tra "giai đoạn 2" về thương vụ 40 tỉ USD giữa Nvidia và Arm. Cuộc điều tra sẽ được thực hiện bởi Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường (CMA) trong 24 tuần tới. CMA sẽ điều tra về chống độc quyền và vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến thỏa thuận.
CMA cho biết họ có những lo ngại nghiêm trọng về thỏa thuận sau khi hoàn thành cuộc thăm dò "giai đoạn 1". Không chỉ ở Anh, thương vụ tiếp quản nổi tiếng này đang được cơ quan quản lý trên thế giới xem xét kỹ lưỡng. Tháng 8.2021, các công ty chip khác nói rằng giao dịch Nvidia - Arm khó có thể hoàn thành trước thời hạn ban đầu là tháng 3.2022.
Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Vương quốc Anh có những lo ngại nghiêm trọng về thỏa thuận Nvidia - Arm sau khi hoàn thành cuộc thăm dò giai đoạn 1
"Chúng tôi có kế hoạch giải quyết quan điểm ban đầu từ phía CMA về tác động của giao dịch đối với cạnh tranh. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ Vương quốc Anh để giải quyết quan ngại của họ. Quá trình điều tra giai đoạn 2 sẽ cho phép chúng tôi chứng minh rằng giao dịch này giúp thúc đẩy Arm, thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới, bao gồm cả ở Vương quốc Anh", người phát ngôn của Nvidia nói với CNBC.
Năm 1990, Arm được tách ra khỏi công ty máy tính ban đầu có tên là Acorn Computers. Kiến trúc chip tiết kiệm năng lượng của Arm được sử dụng trong 95% điện thoại thông minh trên thế giới, và 95% số chip này được thiết kế ở Trung Quốc. Được biết, công ty đã cấp phép thiết kế chip cho hơn 500 công ty sử dụng để sản xuất chip của riêng họ. Arm từng được tập đoàn SoftBank của Nhật Bản mua lại vào năm 2016 với giá 24 tỉ bảng Anh (khoảng 32 tỉ USD).
Các nhà phê bình lo ngại việc sáp nhập mới với hãng phát triển bộ xử lý đồ họa có trụ sở tại Mỹ có thể hạn chế quyền truy cập vào các thiết kế chip "trung lập" của Arm, dẫn đến giá cao hơn, ít lựa chọn hơn và giảm sự đổi mới trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, Nvidia lập luận rằng thỏa thuận này sẽ đưa đến nhiều đổi mới hơn, và Arm sẽ được hưởng lợi từ tăng cường đầu tư.
"Sự kết hợp này mang lại lợi ích to lớn cho cả hai công ty, cho khách hàng của chúng tôi và cả ngành công nghệ chip", Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang nói khi thỏa thuận được công bố vào tháng 9.2020.
Tháng trước, Ủy ban châu Âu đã khởi động cuộc điều tra chuyên sâu của riêng mình về thương vụ. Ngoài ra, việc Nvidia tiếp quản Arm còn đang được các cơ quan quản lý ở Mỹ và Trung Quốc xem xét kỹ lưỡng.
"Mặc dù Arm và Nvidia không cạnh tranh trực tiếp, nhưng giao thức internet (IP) của Arm là yếu tố đầu vào quan trọng trong các sản phẩm cạnh tranh với Nvidia, ví dụ như trung tâm dữ liệu, ô tô và internet vạn vật. Phân tích của chúng tôi cho thấy việc Nvidia mua lại Arm có thể dẫn đến quyền truy cập bị hạn chế hoặc bị suy giảm đối với IP của Arm, gây ra tác động sai lệch ở nhiều thị trường nơi chất bán dẫn được sử dụng", Phó chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu Margrethe Vestager nói.
Thương vụ thâu tóm ARM của Nvidia gặp khó tại châu Âu Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan điều hành Liên minh châu Âu (EU), đã mở một cuộc điều tra chuyên sâu về việc Nvidia mua lại nhà thiết kế chip ARM của Anh hiện thuộc sở hữu của SoftBank. Theo CNBC, cuộc điều tra được EC công bố vào hôm 27.10 sẽ khiến thỏa thuận thâu tóm ARM của Nvidia trở...