Nvidia hạ cấp hiệu suất chip tiên tiến để bán cho Trung Quốc, đáp ứng yêu cầu của Mỹ
Nvidia (Mỹ) cho biết đang cung cấp một chip mới cho Trung Quốc đáp ứng các quy tắc kiểm soát xuất khẩu gần đây từ Mỹ nhằm mục đích giữ công nghệ tiên tiến khỏi tầm tay cường quốc châu Á.
Chip mới có tên A800 đại diện cho nỗ lực được báo cáo đầu tiên của một công ty bán dẫn Mỹ nhằm tạo ra các bộ vi xử lý tiên tiến cho Trung Quốc tuân theo các quy tắc thương mại mới của Mỹ. Nvidia cho biết những hạn chế về xuất khẩu có thể khiến họ mất hàng trăm triệu USD doanh thu.
Nvidia xác nhận báo cáo của hãng tin Reuters rằng các hãng bán máy tính Trung Quốc đang quảng cáo sản phẩm với chip A800.
Các quy định của Mỹ đưa ra hôm 7.10 đã cấm xuất khẩu vi mạch và thiết bị tiên tiến để các công ty chip Trung Quốc có thể sản xuất chip tiên tiến. Đây là một phần trong nỗ lực gây khó khăn cho ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc cũng như quân đội nước này.
Cuối tháng 8, Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) đều cho biết các chip tiên tiến của họ, gồm cả chip trung tâm dữ liệu Nvidia A100, đã bị Bộ Thương mại Mỹ thêm vào danh sách kiểm soát xuất khẩu. Nvidia A800 có thể được sử dụng thay cho A100 và cả hai đều là GPU (đơn vị xử lý đồ họa).
Những chip tiên tiến như vậy có thể có giá hàng ngàn USD mỗi con.
” GPU Nvidia A800, được sản xuất vào qúy 3/2022, là một sản phẩm khác thay thế Nvidia A100 cho khách hàng ở Trung Quốc. A800 đáp ứng được bài kiểm tra rõ ràng của chính phủ Mỹ về việc giảm kiểm soát xuất khẩu và không thể được lập trình để vượt quá điều đó“, người phát ngôn Nvidia cho biết trong một tuyên bố với Reuters.
Ít nhất hai trang web các nhà sản xuất máy chủ lớn Trung Quốc cung cấp chip A800 trong các sản phẩm của họ. Một trong những sản phẩm trước đây đã sử dụng chip A100 trong tài liệu quảng cáo.
Một trang web của nhà phân phối ở Trung Quốc đã nêu chi tiết các thông số kỹ thuật A800. Tốc độ truyền dữ liệu từ chip này sang chip khác là 400 gigabyte/giây trên A800, giảm so với 600 gigabyte/giây của A100. Các quy tắc kiểm soát xuất khẩu mới của Mỹ hạn chế tốc độ 600 gigabyte/giây trở lên.
Wayne Lam, nhà phân tích tại công ty CCS Insight, nhận xét: ” A800 có vẻ là một GPU A100 được đóng gói lại để tránh các hạn chế thương mại gần đây của Bộ Thương mại Mỹ. Trung Quốc là thị trường quan trọng với Nvidia và việc cấu hình lại sản phẩm của bạn để tránh các hạn chế thương mại là rất hợp lý“.
Ông nói bình luận của của mình về A800 dựa trêncác thông số kỹ thuật được Reuters chia sẻ và lưu ý rằng 8 là con số may mắn ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Wayne Lam cho biết khả năng giao tiếp giữa chip với chip của A800 thể hiện sự hạ cấp hiệu suất rõ ràng với một trung tâm dữ liệu, nơi hàng ngàn chip được sử dụng cùng nhau.
Các nhà sản xuất máy chủ lớn của Trung Quốc là Inspur và H3C cung cấp sản phẩm mới với chip A800 không trả lời câu hỏi về vấn đề trên. Nhà phân phối chip OmniSky không đăng thông số kỹ thuật của A800 lên mạng.
Nvidia nói rằng doanh số bán chip trị giá 400 triệu USD cho Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng trong qúy tài chính thứ ba kết thúc vào tháng 10/2022 do Mỹ kiểm soát xuất khẩu với chip cao cấp. Một chip thay thế như A800 có thể giúp giảm bớt cú đánh vào tài chính.
Nvidia từ chối bình luận về việc liệu có tham khảo ý kiến của Bộ Thương mại Mỹ về A800 không. Người phát ngôn của Bộ Thương mại Mỹ từ chối bình luận.
Nvidia dùng A800 thay A100 rồi bán cho các công ty Trung Quốc để đáp ứng yêu cầu kiểm soát xuất khẩu của Mỹ
Chính quyền ông Biden hôm 7.10 đã công bố hàng loạt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, bao gồm cả biện pháp cắt đứt Trung Quốc khỏi một số chất bán dẫn được sản xuất ở bất kỳ đâu trên thế giới bằng thiết bị của Mỹ.
Trong tài liệu dài 139 trang được ban hành vào ngày 7.10, Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ đã cập nhật những hạn chế với khả năng của Trung Quốc trong việc mua công nghệ chip cao cấp, thiết bị và thậm chí sử dụng nhân tài từ Mỹ.
Không giống các lệnh trừng phạt trước đây nhắm vào các công ty cụ thể như Huawei và SMIC (nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc), hoặc các quy định cấm xuất khẩu chip từ các nhà cung cấp của Mỹ như Nvidia hay AMD, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới dường như “lật không sót hòn đá nào”.
Hàng loạt biện pháp (một số có hiệu lực ngay lập tức) có thể dẫn đến sự thay đổi lớn nhất trong chính sách của Mỹ với xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc kể từ những năm 1990.
Các chuyên gia cho biết các quy định mới sẽ có tác động rộng rãi, làm chậm nỗ lực của Trung Quốc trong việc phát triển ngành công nghiệp chip của riêng mình, thúc đẩy các nghiên cứu thương mại và nhà nước liên quan đến vũ khí quân sự, trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu và nhiều lĩnh vực khác được hỗ trợ bởi siêu máy tính và chip cao cấp.
Các biện pháp kiểm soát mới cũng đến vào thời điểm ngành công nghiệp chip toàn cầu đang đối mặt với “những cơn gió lớn” do nhu cầu với máy tính, smartphone cùng các thiết bị điện tử khác giảm và cảnh báo doanh thu yếu. Các chuyên gia cho biết các nhà sản xuất chip Trung Quốc có thể sẽ được cảm nhận được tác động tức thời.
Theo quy định mới, các công ty Mỹ phải ngừng cung cấp cho những nhà sản xuất chip Trung Quốc thiết bị có thể sản xuất chip tương đối tiên tiến gồm chip logic dưới 16 nanomet, chip DRAM dưới 18 nanomet và chip NAND có 28 lớp trở lên, trừ khi họ có được giấy phép.
Điều đó được thiết lập để tác động đến các nhà sản xuất chip theo hợp đồng hàng đầu Trung Quốc như SMIC và Hua Hong Semiconductor Ltd cũng như các nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu được chính phủ hậu thuẫn như Yangtze Memory Technologies Co Ltd ( YMTC) và Changxin Memory Technologies ( CXMT).
Danni Hewson, nhà phân tích tại công ty AJ Bell, nhận định: ” Các biện pháp này sẽ làm ảnh hưởng đến lĩnh vực chip của Trung Quốc, phá hỏng nhiều kế hoạch tăng trưởng và có khả năng cản trở sự đổi mới ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Sẽ có nhiều phòng tổ chức các cuộc họp cấp cao nhất trong vài ngày tới xem xét tác động của các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ“.
Các xưởng đúc Trung Quốc chiếm một phần nhỏ trong thị trường chip hợp đồng toàn cầu, do TSMC của Đài Loan thống trị, nhưng kiểm soát khoảng 70% thị trường nội địa, nhấn mạnh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp chip.
Với chip bộ nhớ, những người theo dõi ngành công nghiệp đã coi YMTC và CXMT là hy vọng tốt nhất của Trung Quốc để thâm nhập thị trường toàn cầu, đối đầu với những đối thủ hàng đầu như Samsung Electronics (Hàn Quốc) và Micron Technology (Mỹ). Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết các quy định mới hiện sẽ gây trở ngại lớn cho YMTC và CXMT.
” Sự tiến bộ của bộ nhớ sẽ bị hạn chế vì không có cơ hội nâng cấp thiết bị quy trình, không có cơ hội mở rộng sản xuất và thị trường sẽ bị mất”, Gu Wenjun, người đứng đầu nghiên cứu tại công ty tư vấn ICWise có trụ sở tại Thượng Hải, viết trong một báo cáo.
Các nhà phân tích cho biết việc chặn nguồn cung cấp thiết bị cho sản xuất chip cao cấp cũng có thể có tác động phân tầng với các chip đơn giản hơn.
Với chip NAND, cùng một thiết bị được sử dụng để sản xuất NAND 128 lớp cũng có thể tạo ra NAND 64 lớp đơn giản hơn, theo Stewart Randall – người theo dõi lĩnh vực bán dẫn của Trung Quốc tại công ty tư vấn Intralink có trụ sở tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc).
Apple tạm dừng dùng chip của công ty Trung Quốc
Công ty trước đây đã lên kế hoạch đưa chip do Trung Quốc sản xuất vào một số sản phẩm iPhone.
Apple đã tạm dừng kế hoạch sử dụng chip nhớ của Công ty công nghệ bộ nhớ Trường Giang (YMTC), Trung Quốc trong các sản phẩm của mình, nhiều nguồn tin nói với Nikkei Asia. Động thái diễn ra trong bối cảnh Mỹ áp đặt vòng kiểm soát xuất khẩu mới nhất đối với lĩnh vực công nghệ Trung Quốc, cho thấy các biện pháp của Washington đang có tác động ra cả chuỗi cung ứng.
Hiện chưa có bình luận chính thức từ YMTC và Apple.
Apple tạm dừng dùng chip của công ty Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
Theo các nguồn tin, Apple vốn đã hoàn thành thủ tục kéo dài nhiều tháng để chứng nhận bộ nhớ flash NAND 3D 128 lớp của YMTC, nhằm đưa vào sử dụng trong iPhone. Tuy nhiên khi chính phủ Mỹ công bố các hạn chế xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với Trung Quốc vào đầu tháng này, kế hoạch của họ đã phải dừng lại.
Bộ nhớ flash NAND là một thành phần quan trọng trong tất cả các thiết bị điện tử, từ điện thoại thông minh, máy tính cá nhân đến máy chủ. Các chip 128 lớp của YMTC cho đến nay là loại chip tiên tiến nhất của một nhà sản xuất Trung Quốc, mặc dù vẫn chậm hơn một hoặc hai thế hệ so với các công ty dẫn đầu thị trường như Samsung Electronics và Micron.
Ban đầu, Apple có kế hoạch sử dụng chip YMTC vì chúng rẻ hơn ít nhất 20% so với chip của các công ty đối thủ, và chỉ sử dụng cho iPhone bán tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết Apple cũng xem xét mua tới 40% bộ nhớ flash NAND cần thiết từ YMTC cho tất cả các iPhone.
Hiện tại, chip của YMTC vẫn chưa được sử dụng trong các sản phẩm của Apple.
Washington vào ngày 7/10 đặt công ty YMTC vào "Danh sách chưa được xác minh". Một công ty được đưa vào danh sách này khi các quan chức Mỹ không thể xác minh người dùng cuối các sản phẩm của họ là ai.
Động thái này không hạn chế các công ty Mỹ mua lại các linh kiện hay bất kỳ thứ gì khác từ các công ty trong danh sách, tuy nhiên, các công ty Mỹ bị cấm chia sẻ bất kỳ thiết kế, công nghệ, tài liệu hoặc thông số kỹ thuật nào cho các công ty trong danh sách mà không có giấy phép.
Hơn nữa, theo một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Mỹ, các công ty được thêm vào danh sách này "có khả năng" được thêm vào "danh sách thực thể" - danh sách đen bị kiểm soát xuất khẩu chính thức.
YMTC là niềm hy vọng của Trung Quốc trong việc thâm nhập vào lĩnh vực bộ nhớ flash NAND, vốn từ lâu do một số ít công ty "thống trị", cụ thể là Samsung và SK Hynix của Hàn Quốc, Kioxia của Nhật Bản và Micron của Mỹ.
Được thành lập vào năm 2016, YMTC hiện tăng cường sản xuất tại nhà máy chip thứ hai, dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt trong năm nay. Thỏa thuận tiềm năng của công ty với Apple được xem là một thắng lợi lớn đối với mảng bán dẫn của Trung Quốc, vì nó sẽ chứng minh khả năng của các công ty nước này trong việc cung cấp sản phẩm chất lượng cho các thương hiệu toàn cầu hàng đầu.
SMIC: Tâm điểm của cuộc cạnh tranh chip Mỹ - Trung Quốc? Bất chấp những trở ngại, nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc đã có được công nghệ và kỹ năng để sản xuất những con chip tiên tiến nhất. SMIC là một trong những nhà sản xuất chip quan trọng nhất của Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg Vào đầu những năm 2000, nhà khoa học Yoshio Nishi của Stanford đã đến...