NV2: Biết chọn sẽ đậu !
Phụ huynh và thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM sáng 27-8.
Theo thống kê sơ bộ từ các trường, trong hàng ngàn hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2, hồ sơ đăng ký vào nhóm ngành kinh tế đang chiếm đa số. Trong khi đó, rất nhiều ngành khác có cơ hội trúng tuyển cao lại vắng thí sinh.
Kinh tế hiện là nhóm ngành được nhiều cơ sở tuyển sinh đào tạo nhất với chỉ tiêu xét tuyển NV2 khá lớn. Đây cũng là ngành có nhiều mức điểm sàn xét tuyển khác nhau. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia tuyển sinh, sẽ nhiều rủi ro nếu thí sinh nộp hồ sơ NV2 vào nhóm ngành này.
Căng thẳng nhóm ngành kinh tế
Ông Nguyễn Anh Sơn, giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết: “Sau hai ngày, chúng tôi đã nhận được hơn 5.000 hồ sơ NV2 từ các thí sinh đến nộp trực tiếp nhưng phần lớn hồ sơ đăng ký vào nhóm ngành kinh tế. Vì vậy, dự kiến điểm trúng tuyển NV2 của nhóm ngành này sẽ cao hơn nhiều so với các ngành khác”.
Video đang HOT
Trong khi đó, theo ThS Trịnh Minh Huyền – phó hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, trong số gần 2.000 hồ sơ NV2 trường này vừa nhận được đa số đăng ký vào các ngành khối kinh tế. “Có nhiều thí sinh đạt 14 điểm khối A, có khả năng trúng tuyển vào một số ngành học bậc ĐH của trường nhưng lại nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành tài chính ở bậc CĐ” – bà Huyền cho biết.
Trường ĐH Văn Lang đã nhận khoảng 700 hồ sơ NV2 chủ yếu nộp vào ngành kinh tế, trong đó ngành tài chính – tín dụng có nhiều hồ sơ nhất. ThS Võ Văn Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn Lang, dự báo điểm trúng tuyển NV2 vào trường của nhóm ngành kinh tế khả năng sẽ cao hơn điểm sàn, nhất là ngành tài chính và quản trị kinh doanh điểm trúng tuyển cao hơn cả. Còn tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, hai ngành kế toán và quản trị kinh doanh cũng chiếm phần lớn trong số khoảng 500 hồ sơ NV2 trường đã nhận.
Nhiều ngành vắng thí sinh
Khó tuyển ngành kỹ thuật Tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, nhiều năm nay nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ luôn khó tuyển sinh hơn so với các ngành kinh tế. Từ năm 2007 đến nay, những ngành này đều xét tuyển thêm NV2, NV3 và điểm chuẩn cũng bằng điểm sàn. Dù mang tên là trường kỹ thuật nhưng số sinh viên trúng tuyển nhập học các ngành kỹ thuật – công nghệ lại không nhiều (mỗi ngành chỉ 2-3 lớp, 40-50 sinh viên/lớp). Theo thống kê của trường, sinh viên các ngành kỹ thuật – công nghệ khi ra trường có việc làm ngay (đúng với chuyên môn) với tỉ lệ trên 90%, nhiều doanh nghiệp còn đặt hàng các sinh viên giỏi.
Ngược lại, nhiều ngành được các trường tập trung đầu tư và được đánh giá là dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp lại không được thí sinh chọn. Điển hình như ngành kỹ thuật – nhiệt lạnh. Hiện nay khu vực phía Nam không có nhiều trường đào tạo ngành này ở bậc ĐH, thế nhưng các trường vẫn không dễ dàng tuyển thí sinh vào ngành này.
Tại Trường ĐH Văn Lang, ngành kỹ thuật – nhiệt lạnh nhiều năm nay luôn là ngành khó tuyển nhất. Chỉ tiêu ngành này của trường năm 2008 là 100 nhưng tuyển được 30; năm 2009: 50, tuyển được 21, và năm nay chỉ tiêu 50 nhưng chỉ mới có hai hồ sơ đăng ký NV1 vào ngành.
ThS Võ Văn Tuấn cho biết: “Đây là ngành có học phí thấp nhất của trường và được đầu tư nhiều trang thiết bị thực hành. Nhà trường còn cam kết giải quyết việc làm 100% cho sinh viên tốt nghiệp ngành này. Vậy mà vẫn khó tuyển. Thật sự chúng tôi đang cố gắng gồng để khỏi phải giải thể ngành này”.
Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM những năm qua đã đầu tư xây dựng hai phòng thí nghiệm ngành công nghệ sau thu hoạch trị giá trên 500 triệu đồng. Nhưng ngành này vẫn luôn là ngành khó tuyển nhất của trường. Năm 2009 chỉ có 17 hồ sơ đăng ký vào ngành này.
ThS Nguyễn Thị Mai Bình, trưởng phòng đào tạo nhà trường, cho biết: “Đây là một ngành đang có nhu cầu rất lớn, do nước ta là nước nông nghiệp, sản phẩm sản xuất ra cần phải có chế độ bảo quản và chế biến để nâng cao giá trị và thời gian bảo quản của nông hải sản thực phẩm… Hằng năm nhà trường đều nhận được khoảng 50 yêu cầu tuyển dụng từ các công ty về nhân lực cho ngành này nhưng vẫn không đáp ứng đủ”.
Nên chọn ngành nào?
Theo PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, nhóm ngành cơ khí, công nghệ nhiệt lạnh nhiều năm nay là những ngành khó tuyển nhất ở trường này. “Ở nhóm ngành cơ khí có những năm sau khi tuyển NV2 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, trong khi cơ hội việc làm của ngành này rất cao” – TS Hùng nói. Năm nay thí sinh thi ĐH khối A đạt 13,5 điểm sẽ có khả năng trúng tuyển rất cao vào các ngành này.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM năm nay có 17 ngành xét tuyển NV2 với hơn 500 chỉ tiêu. Theo TS Nguyễn Tiến Dũng – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, các ngành kỹ thuật công nghiệp, cơ tin kỹ thuật, thiết kế máy, kỹ thuật nhiệt lạnh… là những ngành nhiều cơ hội trúng tuyển. Đặc biệt, những ngành sư phạm kỹ thuật dự kiến điểm trúng tuyển NV2 chỉ cao hơn điểm sàn xét tuyển 0,5 điểm.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng có khá nhiều ngành bậc ĐH còn nhiều chỉ tiêu NV2 như: quan hệ lao động, xã hội học, kỹ thuật điện – điện tử, xây dựng cầu đường, toán – tin… Trong đó quan hệ lao động là ngành mới tuyển năm 2009, Trường ĐH Tôn Đức Thắng là trường duy nhất có đào tạo ngành này. Đây là ngành học rất gần với ngành quản trị kinh doanh nên sinh viên có thể học thêm một số học phần để được cấp thêm bằng cử nhân thứ hai về quản trị kinh doanh.
Theo Tuổi Trẻ
Buồn, vui mùa tuyển sinh 2010
Trong khi một số trường có điểm chuẩn tương đối cao và ổn định so với những năm trước thì một số trường lâm vào tình trạng "khát" sinh viên ngay cả khi đưa ra mức điểm chuẩn thấp nhất.
Nhiều ngành tuyển sinh năm nay vẫn có mức điểm chuẩn trên 20. Thậm chí, một số ngành lấy đến... 26 điểm như: ngành Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại Thương và ngành ngành Kiểm toán , ĐH Kinh tế quốc dân. Vậy nên, không ít thí sinh có điểm thi khá cao nhưng vẫn rớt.
23 điểm trượt, 13 điểm đỗ
Điểm sàn xét tuyển NV1 vào ĐH Ngoại Thương khối A năm nay là 24 điểm, khối D 22 điểm. Theo thống kê của phòng Đào tạo nhà trường, lượng thí sinh đạt mức điểm ngấp nghé điểm đỗ khoảng 300 - 400 thí sinh. Tương tự, điểm sàn xét tuyển NV1 ĐH Kinh tế quốc dân năm nay là 21 điểm, 7 ngành có điểm chuẩn từ 22 điểm trở lên.
Với mức điểm chuẩn 21 điểm, ông Trần Mạnh Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng cho biết, năm nay khoảng 600 thí sinh có mức điểm 20 - 20,5 điểm vẫn phải ngậm ngùi chọn NV2. "Tuy đề thi năm nay được đánh giá là khó nhưng lượng thí sinh đạt mức điểm trượt đáng tiếc này nhiều gấp rưỡi năm ngoái", ông Dũng nói.
Trong khi đó, có thí sinh dự thi vào một số ngành có điểm chuẩn bằng điểm sàn chỉ cần đạt 11,5 điểm đã có chỗ trong giảng đường ĐH. Đơn cử, năm nay, đa số các ngành đào tạo của ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội chỉ bằng mức điểm sàn. Theo đó, nhiều thí sinh dự thi vào trường chỉ cần đạt 13 điểm, thậm chí 11,5 điểm (có điểm ưu tiên thuộc diện chính sách) cũng trúng tuyển. "Hiện trường còn 7 ngành thiếu chỉ tiêu. Hy vọng nhà trường sẽ lấy đủ chỉ tiêu sau khi xét tuyển NV2, kẹt quá thì trường xét tuyển NV3", ông Lê Bá Hòa, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội cho biết.
Ngành công - nông thất thế
Xu hướng thí sinh chuộng các ngành, nghề kinh tế thay vì các ngành kỹ thuật xuất hiện vài năm gần đây càng thể hiện rõ trong mùa tuyển sinh ĐH năm nay.
Đối chiếu điểm chuẩn của ĐH Nông Nghiệp trong 3 năm gần đây cho thấy, ĐH Nông nghiệp 1 ngày càng "xuống hạng". Chỉ so với năm ngoái, điểm chuẩn của trường này thấp hơn khoảng hai điểm.
ĐH Bách Khoa Hà Nội vốn xếp vào danh sách "top đầu" nhưng mùa tuyển sinh năm nay có mức điểm chuẩn giảm khá sâu so với năm trước với điểm chuẩn cao nhất là 21 điểm vào nhóm ngành: Điện, Điều khiển và Tự động hóa, Điện tử - Viễn thông, Kỹ thuật y sinh, Công nghệ thông tin, Toán - Tin ứng dụng. Hầu hết các nghành còn lại là 17 - 18 điểm, có ngành 15 điểm. Ngoài ra, năm nay trường còn 700 chỉ tiêu xét tuyển NV2. Trong khi hai năm trước (2008 - 2009) điểm chuẩn vào trường là 21 điểm và không xét tuyển NV2.
Chung cảnh ngộ, điểm chuẩn khối ngành kỹ thuật của ĐH Nha Trang năm nay là 13 điểm, chỉ bằng mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn thiếu chỉ tiêu trầm trọng. Thậm chí có ngành chỉ có vài ba thí sinh hoặc không có thí sinh nào trúng tuyển. Đơn cử, ngành Khai thác chỉ có 6 thí sinh trúng tuyển, ngành Nuôi trồng thuỷ sản chỉ có hai thí sinh đủ điểm đỗ, ngành Kinh tế thủy hải sản không có thí sinh nào trúng tuyển.
Ông Trần Danh Giang, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Nha Trang cho biết, kết thúc xét tuyển NV2, ngành nào tuyển được dưới 15 sinh viên, nhà trường có thể phải tạm ngưng đào tạo những ngành này. Cũng theo ông Giang, tình trạng một số ngành đào tạo nghề (khối ngành công - nông - PV) thiếu chỉ tiêu và chất lượng đầu vào ngày càng thấp là do xu hướng xã hội ngày càng chuộng các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh.
Theo dân Việt
Thắc mắc chuyện tìm "vé" vào ĐH bằng nguyện vọng 2 Sau 2 ngày (từ 25/8) Bộ GD-ĐT công bố toàn cảnh các trường ĐH, CĐ xét tuyển nguyện vọng (NV)2, hàng trăm email của thí sinh gửi về mong được tư vấn để có lựa chọn phù hợp. Dưới đây là phần giải đáp online kỳ này. Em thi hệ CĐ Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM được 16.5 điểm, nhưng thi tại Trường...