Nuốt khó, nuốt nghẹn – chớ coi thường
Chứng nuốt khó, nuốt nghẹn khá phổ biến, có thể gặp ở người lớn cũng như trẻ nhỏ, nhất là người cao tuổi. Nguyên nhân có thể từ đơn giản, lành tính tới nghiêm trọng, thậm chí ung thư.
Nuốt khó, nuốt nghẹn không phải là một bệnh mà là một triệu chứng hoặc dấu hiệu của những bệnh khác nhau. Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây chứng nuốt khó.
Nguyên nhân của chứng nuốt khó
Ung thư: Khi người bệnh thấy nuốt khó, nuốt nghẹn tăng dần, từ nhẹ đến nặng, nguyên nhân có thể là ung thư thực quản.
Rối loạn co bóp thực quản: Nếu nuốt khó không thường xuyên, chỉ là cấp tính có thể do rối loạn co bóp thực quản, ảnh hưởng của dây thần kinh phế vị.
Chít hẹp thực quản: Một phần nhỏ của thực quản bị hẹp lại, ngăn cản thức ăn rắn đi qua.
Nấm thực quản, loét thực quản: Gây nuốt nghẹn kèm đau khi nuốt. Loét thực quản có thể do bệnh lý trào ngược dạ dày- thực quản, cũng có thể do người bệnh vô tình nuốt phải những chất gây ăn mòn thực quản như axit, chất tẩy rửa… Thường gặp nhất là người bệnh bị loét thực quản do uống thuốc sai cách.
Co thắt tâm vị: Là một rối loạn chức năng mà thực quản không có khả năng đẩy thức ăn xuống dạ dày (bất thường nhu động thân thực quản) và cơ vòng dưới thực quản mở ra không hoàn toàn (tăng áp lực cơ vòng dưới) làm ứ đọng thức ăn ở thực quản.
Thoát vị cơ hoành: Thoát vị cơ hoành dạ dày là tình trạng phần trên của dạ dày nhô lên thông qua những vị trí yếu trên cơ hoành ở khoang ngực và bụng. Tuy bệnh ít gặp nhưng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người cao tuổi. Bệnh gây ra triệu chứng như đau vùng thượng vị, ợ hơi ợ nóng, nuốt khó, khàn họng, đau họng…
Bệnh xơ cứng teo cơ bên – một dạng thoái hóa thần kinh tiến triển; theo thời gian, các dây thần kinh ở cột sống và não dần dần mất chức năng. Một trong những triệu chứng của bệnh là nói chậm và khó nuốt.
Video đang HOT
Ngoài ra, chứng nuốt khó, nuốt nghẹn còn là biểu hiện của các bệnh như: bệnh đa xơ cứng, bệnh nhược cơ, bệnh Parkinson, bệnh viêm tuyến giáp…
Nếu nuốt khó kèm theo đau nhiều ở ngực, khó thở có thể nghĩ tới nguyên nhân là các bệnh lý hô hấp hoặc tim mạch.
Nuốt khó còn có thể gặp ở bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, bệnh nhân được xạ trị vùng đầu cổ, người bị stress nặng, mất ngủ…
Phẫu thuật nội soi thực quản.
Các yếu tố nguy cơ gây khó nuốt
Các yếu tố nguy cơ của chứng khó nuốt bao gồm:
Lão hóa – Người lớn tuổi có nhiều nguy cơ hơn. Điều này là do sự suy giảm nói chung trên cơ thể theo thời gian, chẳng hạn như suy giảm, yếu cơ hoành gây thoát vị hoành. Ngoài ra, một số bệnh của tuổi già có thể gây ra chứng khó nuốt, chẳng hạn như bệnh Parkinson…
Tình trạng thần kinh – Một số rối loạn hệ thần kinh nhất định làm cho chứng khó nuốt dễ xảy ra hơn.
Biến chứng của chứng khó nuốt
Viêm phổi và nhiễm trùng đường hô hấp trên – cụ thể là viêm phổi hít, có thể xảy ra nếu một thứ gì đó (chất lỏng, mảnh nhỏ thức ăn…) bị nuốt “sai cách” và đi vào phổi.
Suy dinh dưỡng: điều này thường xảy ra với những người không nhận thức được chứng khó nuốt của mìnhvà không được điều trị. Do khó nuốt nên cơ thể không nhận được đủ các chất dinh dưỡng.
Mất nước: Một trong những biểu hiện đi kèm với khó nuốt, nuốt nghẹn là nôn. Điều này có thể khiến dẫn đến tình trạng mất nước, thiếu nước trong cơ thể.
Bên cạnh đó, nếu không được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm các nguyên nhân gây ra chứng nuốt khó có thể dẫn tới bệnh tiến triển như ung thư giai đoạn muộn, loét hoặc viêm nặng hơn…
Điều trị chứng khó nuốt
Điều trị tùy thuộc vào việc xác định chẩn đoán nguyên nhân khó nuốt. Đôi khi là một thách thức bởi có thể không chỉ do một nguyên nhân. Phẫu thuật có thể được lựa chọn để điều trị khi nguyên nhân là ung thư. Để cải thiện các cơ liên quan, người bệnh có thể được hướng dẫn tập một số bài tập hữu ích.
Chế độ ăn uống: Với người bệnh mắc chứng nuốt khó cần xây dựng chế độ ăn với các thức ăn lỏng, dễ nuốt nhưng phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Nếu bệnh nhân có nguy cơ bị viêm phổi, suy dinh dưỡng hoặc mất nước, có thể cho ăn qua ống thông mũi-dạ dày hoặc PEG (nội soi dạ dày qua da).
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi bị chứng khó nuốt, nuốt nghẹn, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Để phòng ngừa chứng nuốt khó, nuốt nghẹn, cần:
Hạn chế ăn đồ ăn quá nóng, quá cay.
Không hút thuốc lá, uống rượu bia
Chú ý bảo quản những chất như xăng, chất ăn mòn, chất tẩy rửa tại nơi an toàn, có nhãn mác để tránh tai nạn uống nhầm.
Luôn giữ sức khỏe thân thể và tinh thần bằng cách rèn luyện thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh, sinh hoạt khoa học, kiểm soát tốt stress.
Bã thức ăn chèn thực quản người đàn ông
Bệnh nhân nam, 58 tuổi, đau bụng dữ dội, nôn nhiều, nuốt nghẹn, bác sĩ phát hiện khối bã thức ăn lớn trong thực quản.
Người đàn ông này đã đau bụng liên tục, đầy hơi suốt gần một tháng. Ông nghĩ mình bị trào ngược dạ dày, tự mua thuốc uống, bệnh không giảm mà ngày càng tăng.
Ông vào Bệnh viện đa khoa Hà Đông cấp cứu ngày 12/10, nội soi dạ dày phát hiện khối bã thức ăn ở thực quản. Tuy nhiên do thực quản còn nhiều thức ăn, bác sĩ buộc phải nội soi gây mê gắp khối bã.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Đào Chinh, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, cho biết bã thức ăn là một cây nấm, nhỏ nhưng dễ gây bám dính và khó nhai kỹ nên mắc ở thực quản bệnh nhân. Bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên, nhu động đường tiêu hóa suy giảm.
Theo bác sĩ, những thực phẩm có thể hình thành khối bã như xôi, hồng ngâm, xoài xanh, ổi... do chứa nhiều chất tanin hoặc bã xơ. Ngoài ra, thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ cũng có thể dẫn đến hình thành khối bã.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người ăn chín, uống sôi, nhai kỹ kết hợp tập thể dục đều đặn để kích thích hệ tiêu hóa co bóp, làm việc tốt hơn. Nếu có biểu hiện nôn, khó nuốt cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
Hình ảnh nội soi bã thức ăn trong thực quản bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Phẫu thuật thành công khối u lớn hiếm gặp ở vùng cổ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam vừa phẫu thuật thành công một trẻ hơn 4 tuổi có khối u mạch máu dạng hang vô cùng khó và hiếm gặp. Bệnh nhân nhi là bé Hồ Nguyễn Minh T. (hơn 4 tuổi, trú tại thôn 1, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, Quảng Nam). Hơn 3 tháng nay, gia đình thấy trên cổ...