Nuốt gọn môn tiếng Anh bằng các chiêu thú vị!
Cùng gặp gỡ với hai nhân vật 9x với điểm TOEFL siêu “khủng” và nghe họ chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết hay ho nhé!
Cao Thị Xuân Đài
DOB: 13/01/1992
Cựu học sinh của trường quốc tế Nam Sài Gòn, hiện đang du học tại Mỹ.
Điểm TOEFL iBT: 118/120
Email: danny_in_the_sky@yahoo.com
Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
Tip 1: Listening – Học nghe bằng… Eminem
Từ hồi lớp 6 mình đã thích mê tơi nhạc Eminem. Chỉ có điều là nghe… không hiểu gì hết vì đọc rap quá nhanh. Thế là từ đó mình đặt ra tiêu chí “Nghe hiểu Eminem hát gì thì mới đi thi Toefl”.
Nghe riết rồi quen, mình thấy bản thân càng ngày càng nhạy với các âm tiết tiếng Anh, và hiểu rất mau nữa. Luyện tập với cường độ kiểu “bắn rap” tuy có khó nhằn nhưng nó sẽ giúp bạn hình thành phản xạ với tiếng Anh, cực kỳ hữu hiệu đấy!
Bên cạnh đó, việc xem phim và TV shows nước ngoài thường xuyên cũng rất tốt. Các bạn nên xem những chương trình không có phụ đề tiếng Việt hoặc là đĩa phim có phụ đề nhưng lần đầu xem phụ đề tiếng Anh, lần sau thì tắt đi cũng hiệu quả không kém.
Bật mí cho các bạn biết là trước khi thi mình chỉ lôi nhạc Eminem và Black Eyed Peas ra để luyện nghe thôi đấy.
Tip 2: Học speaking – chọn một nhà diễn thuyết
Theo kinh nghiệm của mình khi đi thi thật, đề rất hay hỏi những câu cá nhân thông thường, như là món ăn yêu thích, TV show hay nhất… vì vậy các bạn hãy chuẩn bị trước những câu dạng này.
Và bạn cũng nên nhớ rằng khi nói phải đầy đủ ba phần: một là câu mở đầu, phần giữa càng cụ thể, phân tích ra càng nhiều càng tốt và một câu kết.
Bạn đừng lo lắng ánh nhìn của giám khảo sẽ làm bạn “khớp” không nói nổi, vì bạn chỉ thi nói qua… micro và đối diện với máy tính thôi. Cố gắng nói cho kịp giờ nhé! Để luyện tập khả năng nói, mình thường kiếm các video-clip của… tổng thống Mỹ ngồi nghe và bắt hước họ từ điệu bộ, cách nhấn nhá của âm từ và cấu trúc câu. Vì Tổng thống khi đứng trước công chúng lúc nào cũng nói chuyện rất logic và phát âm chuẩn. Mình đặc biệt thích Barack Obama, ông ấy nói chuyện rất hay. Bạn có thể kiếm các dạng clip này trên Youtube cực kì dễ dàng.
Trần Bá Khôi Nguyên
DOB: 12/02/1990
Nhận được học bổng toàn phần St. John’s College.
Điểm TOEFL iBT: 120/120
Email: andy_a4u@yahoo.com
Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
Tip 1: Nghe mọi người tranh luận về vấn đề chính phủ!
Video đang HOT
Ở nước ngoài, các trường trung học thường diễn ra những cuộc thi hùng biện về các vấn đề của chính phủ.
Trong cuộc thi này, thí sinh buộc phải diễn đạt nhanh gọn và lập luận thì phải chặt chẽ, logic. Tốc độ chậm nhất khi nói của các bạn ấy là 350 từ/phút, còn nhanh nhất là 500 từ/phút.
Việc nghe và hiểu với những bài nói có tốc độ nhanh như thế đã buộc mình phải tập trung não bộ tối đa, từ đó độ nhạy bén trong việc nhận diện âm tiết, cách nối chữ và phát âm cũng tăng cao. Trên Youtube có rất nhiều video của những cuộc thi này. Bạn chỉ cần search “ Debating Competiton” sẽ hiện ra kết quả cần tìm.
Phần “Nghe” trong kì thi Toefl cực kì chậm rãi và từ tốn, có khi còn chậm hơn cả người Mỹ. Vì vậy, luyện nghe với tốc độ nói nhanh sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua phần “listening”.
Chia sẻ với các bạn, “Nghe” được chia ra làm hai loại chính.
Thứ nhất là “Academic setting”, tức là những bài nghe giống như bài giảng của giáo viên trong lớp. Nhiệm vụ chính của bạn là phải nhớ và nắm bắt hết thông tin trong bài giảng ấy. Để vượt qua loại này, bạn phải vừa nghe vừa ghi chú lại vì lượng thông tin khá nhiều.
Còn loại thứ hailà “Real life setting”, tức là những bài nghe về giao tiếp thường ngày. Loại này “khó nuốt” nhất ở chỗ có rất nhiều thành ngữ trong giao tiếp Mỹ, vì vậy bạn phải nắm rõ ý nghĩa của các câu xã giao thông thường thì mới vượt qua thành công. Ví dụ như câu “You can say that again” có nghĩa là “I agree with you (Tôi đồng ý với bạn)”.
Tip 2: Không cần nói hay, chỉ cần nói cho giám khảo hiểu!
Ở kì thi TOEFL, giám khảo sẽ không cần các bạn nói lưu loát và có giọng điệu y khuôn người bản ngữ đâu.
Các phát âm, ngữ điệu hay nhả chữ của các bạn có thể không hoàn hảo, nhưng cái quan trọng là những điều bạn nói giám khảo có thể hiểu được hay không. Để đạt được điều đó thì bạn phải “lận lưng” bốn yếu tố sau:
- Hãy thật tự tin: Cách nghĩ tích cực nhất để có được sự tự tin chính là hãy tự biết rằng giám khảo sẽ không trừ điểm vì phát âm không chuẩn của bạn, miễn là họ vẫn hiểu bạn đang nói từ gì.
- Đừng nói quá nhanh: Khi run do thiếu tự tin, mọi người thường có chiều hướng nói nhanh hơn mức bình thường, dẫn đến phát âm không rõ ràng.
- Xây dựng bài nói như một bài văn: Vì khi có hệ thống rõ ràng, giám khảo sẽ dễ dàng nắm rõ được ý tứ của bạn truyền tải.
- Tuyệt đối không phát ra tiếng “ừm” hay “à” khi lúng túng trong diễn đạt.
Tip 3: Luyện từ vựng bằng cách viết nhật kí!
Trước tiên, các bạn nên học từ vựng trên những bài viết có sẵn. Chẳng hạn như những bài báo nước ngoài, những câu chuyện ngắn thì sẽ không làm bạn chán nản.
Đọc thấy từ nào mù tịt thì bạn highlight lên và tra từ điển liền. Ngoài việc thỉnh thoảng giở ra đọc và tự dịch lại, thì bạn nên dùng những từ mình không biết đó để viết nhật kí, nhưng phải dùng hết các từ vừa học nhé.
Chúc bạn đạt điểm cao nhé!
Theo HHT
Dạy lớp 1 tiếng Anh tăng cường: Rối như tơ vò!
Thay vì dự khảo sát đầu vào, từ năm học 2010-2011 học sinh (HS) lớp 1 ở TP.HCM có nhu cầu học tiếng Anh tăng cường (TATC) chỉ việc đăng ký với nhà trường. Thông tin này khiến nhiều người mừng rỡ bởi kỳ thi dành cho trẻ chưa đi học đã bị xóa bỏ. Thế nhưng, nhiều trường tiểu học đang lâm vào cảnh dở khóc, dở cười vì cầu vượt xa cung.
"Trường mình có hơn 160 HS lớp 1 đăng ký học lớp TATC. Số HS này được xếp học chung với những HS không có nhu cầu học TATC. Sắp tới sang học kỳ 2 phải tách ra học riêng sẽ gây tình trạng xáo trộn cho cả cô và trò. Ai cũng biết rèn nề nếp cho HS lớp 1 là cực nhất, đã qua ba tháng mọi thứ đang dần ổn định thì chúng tôi phải làm lại từ đầu nếu tách lớp. Trường tôi năm nay sẽ bị thanh tra, sang học kỳ 2 nề nếp còn chưa ổn định thì làm sao dạy tốt?" - một giáo viên Trường tiểu học Bàu Sen, Q.5 lo lắng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Bảo - hiệu trưởng Trường tiểu học Bàu Sen - cho biết: "Chúng tôi chưa biết phải giải quyết như thế nào đối với số HS đăng ký học TATC. Theo đúng quy định, số HS này phải chia thành bốn lớp để học TATC nhưng khả năng của trường chỉ có thể đáp ứng cho hai lớp. Trường tôi có phòng bộ môn tiếng Anh nên không gặp khó khăn về chỗ học nhưng cái khó nhất là giáo viên. Không dễ gì tuyển thêm giáo viên tiếng Anh với đồng lương quá thấp như hiện nay".
Lần khảo sát tiếng Anh trước khi vào lớp 1 TATC cuối cùng năm 2009. Năm nay không khảo sát đầu vào nhưng sàng lọc như thế nào, phòng ốc, giáo viên... ra sao đang là dấu hỏi
Giáo viên ở đâu?
Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, từ năm học này giáo viên dạy TATC phải có chứng chỉ TKT do Cambridge Esol cấp. Muốn đạt chứng chỉ này, giáo viên phải tham gia một khóa tập huấn kỹ năng giảng dạy tiếng Anh cho thiếu nhi với giáo viên nước ngoài.
Theo nhận định của một số giáo viên và chuyên viên tiếng Anh phòng GD-ĐT, cùng với việc được cấp chứng chỉ, giáo viên còn được trang bị những kỹ năng đứng lớp từ khóa tập huấn. Khổ nỗi, chính bản thân giáo viên phải tự trang trải khoản học phí khoảng 6 triệu đồng/người (tùy từng trung tâm).
"Về chuyên môn, chứng chỉ TKT thật sự cần thiết nhưng đồng lương giáo viên đã thấp, bây giờ còn bắt tự bỏ tiền ra đi học. Trường cũng muốn hỗ trợ kinh phí cho giáo viên đi học. Tuy nhiên học phí TATC bao nhiêu năm nay vẫn chỉ có 50.000 đồng/tháng/HS, trả lương giáo viên còn không đủ, tiền đâu mà hỗ trợ?" - một hiệu trưởng ở Q.3 bức xúc.
Chưa kể phòng ốc cũng đang là bài toán khó đối với nhiều trường vì số HS đăng ký học TATC quá đông, phòng đâu để chia HS với sĩ số 35 HS/lớp? Theo quy định của sở, những trường có sĩ số cao hơn phải có phòng học chức năng dành riêng cho môn tiếng Anh.
"Chúng tôi phải dành hết tất cả phòng học có thể để đảm bảo tất cả trẻ em trên địa bàn đều được đến trường. Phòng học riêng cho môn tiếng Anh dù rất muốn nhưng không dễ có được. Nếu thực hiện đúng theo quy định, chắc Tân Phú khó mở lớp TATC!" - hiệu trưởng một trường tiểu học quận Tân Phú khẳng định.
Mỗi nơi mỗi kiểu
Trên thực tế, các trường tiểu học đã thực hiện chủ trương của Sở GD-ĐT TP (ngưng khảo sát đầu vào lớp 1 TATC, chỉ thực hiện giảng dạy từ đầu học kỳ 2 chứ không phải đầu năm lớp 1) mỗi nơi mỗi kiểu. Một số nơi triển khai cho phụ huynh đăng ký học lớp TATC theo nguyện vọng.
Nhiều trường tiểu học tại các quận trung tâm có số HS đăng ký học lớp TATC chiếm 2/3, thậm chí gần 100% số HS lớp 1. Có nơi xếp HS học tiếng Anh vào cùng một lớp, có nơi xếp học chung với HS bình thường. Thậm chí, có nơi đến nay vẫn chưa triển khai cho phụ huynh đăng ký.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Q.3 bộc bạch: "Trường chúng tôi vẫn đang chờ Phòng GD-ĐT hướng dẫn chi tiết. Nhưng các giáo viên âu lo lắm, họ đã quen với HS lớp mình ba tháng nay rồi, sang học kỳ 2 lại chia tách tùm lum, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Sợ nhất là HS lớp 1 còn quá nhỏ, mỗi lần làm quen với lớp mới, cô giáo mới là rất khó khăn, có em bị sốc, khóc lóc suốt buổi".
Cùng nỗi lo trên, cô T. - giáo viên ở Q.3 - tâm sự: "Năm nay chắc giáo viên lớp 1 bị cắt thi đua hết, dạy học mà cứ thay đổi liên tục, không ổn định, rất khó nâng cao chất lượng".
Nên bắt đầu dạy tiếng Anh tăng cường từ lớp 2? Dù đã có hướng dẫn của sở nhưng đến nay nhiều địa phương vẫn băn khoăn, không thuận với việc tổ chức dạy lớp 1 TATC từ giữa năm học. Trong quá trình đi thực tế, chúng tôi đã nghe nhiều hiệu trưởng, lãnh đạo phòng GD-ĐT đề nghị: cho các trường tổ chức dạy tiếng Anh tự chọn đến hết lớp 1. Hè năm lớp 1, có thể tổ chức kỳ thi tuyển bằng tiếng Anh và bắt đầu dạy chương trình TATC từ lớp 2.
24H.COM.VN (Theo Tuổi trẻ)
Chuyện bất thường: Phải luyện thi mới đậu cao học (?!) "Không thể tưởng tượng nổi, trong một kỳ thi cao học mà 44,5% số câu hỏi trong đề thi môn tiếng Anh được copy từ tài liệu ôn tập. Còn gì là công bằng nữa?"... Làm đề thi bằng copy paste: bình thường (!?) Kỳ thi cao học nêu trên diễn ra vào các ngày 24, 25 và 27/9 vừa qua. Có 747...