Nuông chiều gót hồng một chút!
Dành một chút thời gian cho việc nuông chiều và chăm sóc bàn chân với những gợi ý của chuyên gia sau đây cùng những liệu pháp làm đẹp tự chế cực tốt cho bàn chân.
Nếu bàn chân của bạn khô và hay bị nứt nẻ bởi thời tiết, hay chỉ vì bạn mệt mỏi với một ngày dài ở công sở, hãy dành thời gian cho bàn chân của bạn như một khoảng thời gian massage như spa tại nhà bằng cách sử dụng những gợi ý tuyệt vời sau đây. Christopher Watt, một chuyên gian thẩm mỹ của nhiều ngôi sao Hollywood đã rất hào phóng cung cấp cho chúng ta một vài những gợi ý tuyệt vời để chăm sóc và nuông chiều gót hồng!
Những gợi ý từ chuyên gia cho bàn chân của bạn
Mọi người thường thích massage bàn chân, và một liệu pháp tuyệt vời cho bàn chân là ngâm chân trong nước ấm và thêm vào 1/2 tách muối epsom cho đến khi chúng hòa tan với nhau. Bạn cũng có thể thả vào những cánh hoa hồng và thêm vào một chút hoa oải hương đã ép vào nước. Một vài giọt dầu bạc hà cay cũng sẽ làm tăng thêm sự điều hòa cho bàn chân.
Ngâm chân trong hỗn hợp nước và bạn sẽ cảm thấy những mệt mỏi tan biến ngay lập tức. Đây sẽ là một khoảng thời gian tốt để thử nghiệm với mặt nạ dâu tây được trộn với mật ong cho da mặt. Thêm một quyển sách hay tạp chí trong thời điểm này bạn sẽ bắt đầu một khoảng thời gian tuyệt vời với riêng mình.
Để chân ngâm trong nước tầm 10-20 phút rồi lấy khăn lau khô. Sử dụng một chút loại kem giữ ẩm có hương thơm dễ chịu (hương bạc hà cay rất tuyệt) và massage chân (sẽ tốt hơn nếu bạn có người massage hộ) để tăng sự điều hòa – hay thêm một chút mật ong, cây hương thảo, hương bạc hà cay cho chân.
Video đang HOT
Chỉ cần pha trộn khoảng 1/4 đến 1/2 tách mật ong, một cành hoa hương thảo tươi và một vài giọt dầu bạc hà cay để làm ẩm bàn chân. Hãy để việc ngâm diễn ra trước khi đi tất hay đi vào dép ( hay tốt hơn là cuộn tròn trên giường và để chân bạn được thư giãn trong khi bạn hoàn thành một cuốn sách bay một bài báo nào đó)
Nếu bàn chân bạn cứng và bị khô, việc tẩy da chết cũng là một cách để làm mềm những mô bàn chân. Những hòn đá bọt cũng rất tốt trong việc làm mềm đi những phần cứng của bàn chân. Một hỗn hợp cũng rất được ưa thích là mật ong, đường thô và dầu hạt nho.
Trộn xấp xỉ 1/4 tách mật ong với 1/4 tách đường tự nhiên hay đường thô cùng 2 thìa trà dầu hạt nho. Đắp hỗn hợp lên bàn chân đã được rửa sạch và massage toàn diện, chú ý đặc biệt tới gót chân và những vùng có chai chân. Có thể lấy một chiếc khăn được giữ ẩm và cuộn vào chân tầm 10-15 phút. Loại bỏ da chết và sử dụng những loại kem giữ ẩm, sử dụng tất với chất liệu cotton. Sáng hôm sau, bàn chân bạn sẽ thật sự muốn nói lời cảm ơn với bạn. Thật sự rất thoải mái và thư giãn!
Theo Xinhxinh
Trải nghiệm nhớ đời - "Tớ đi làm osin"
Bạn có thể tượng tưởng, một con bé rất được nuông chiều như tớ, ở nhà chẳng phải làm gì, vậy mà lại ra đứng ở "chợ người" và được người ta thuê về làm... osin. Đó là trải nghiệm lạ lùng nhất trong đời tớ nhưng rất thú vị.
Nguyễn Phương Thảo
Sinh năm 1989, đang là sinh viên năm 3 trường ĐH Thăng Long, Hà Nội.
Thử cảm giác ở "Chợ người"
Gia đình tớ khá giả, mặc dù không thuê người giúp việc nhưng ở nhà tớ ít khi phải làm việc nhà vì còn bận học. Chỉ đến cuối tuần, tớ mới có thời gian phụ mẹ làm mấy việc linh tinh. Cuộc sống của tớ được nuông chiều và khá tẻ nhạt. Thế rồi không hiểu sao trong đầu tớ lóe lên ý định thử làm gì đó để tìm một trải nghiệm thật đặc biệt. Mùa hè năm ngoái, tớ cảm thấy rất nhàm chán và ý nghĩ ấy cứ thôi thúc tớ.
Đã từng thử qua nhiều việc part-time, nhưng đây là lần đầu tiên tớ đi làm ôsin "khoán" theo giờ. Khi xem một bộ phim truyền hình có cảnh nhà báo vào vai công nhân nhà máy đế viết bài thực tế, tự dưng tớ "nung nấu" luôn ý định đóng vai "nhà quê" lên Hà Nội tìm việc làm. Và "ôsin" có vẻ là việc thích hợp nhất!
Phương Thảo, cô bạn và trải nghiệm làm "ôsin" thú vị.
Đó là một ngày đầu tháng 8 năm 2009, cuối đợt nghỉ hè của tớ. Không hề nói với ai (tớ nghĩ mọi người sẽ cho là bị... hâm), tớ ngồi cắt mác áo đồng phục cũ đã ngả sang màu cháo lòng, tìm quần vải hoa cũ kỹ và đôi dép đi ngoài sân, rồi khoác túi vải hay đi chợ của mẹ và đi xe buýt lên chợ người lao động ở Cầu Diễn. Tại sao không đến trung tâm tìm việc làm ư, vì ngoài ý định muốn thử xem mình làm được việc gì và làm ra sao, tớ còn muốn xem người lao động ở đây có những cảnh sống như thế nào. Vì hoàn cảnh khó khăn nên họ phải bám vào những khu "chợ" kiểu này, bình thường tớ chỉ biết qua báo chí mà thôi.
9h sáng, tớ có mặt tại khu chợ người Cầu Diễn. Ấn tượng đầu tiên về "lãnh địa" của dân lao động là những gương mặt mệt mỏi, khắc khổ và đen đúa, họ từ các tỉnh miền Bắc đổ về Thủ đô để kiếm công việc thu nhập thấp nhưng lại đủ ăn, mặc dù chỉ đếm theo bữa. Quang gánh, thúng nia và cuốc xẻng, xe thồ là vật dụng chính, bày la liệt xung quanh sẵn sàng để được thuê việc. Ôm chiếc túi vải vào "nhập nhóm", tớ được một cô xưng là "quản lý" yêu cầu đóng tiền phí. Bà chủ to béo, đẫy đà khác hẳn những gương mặt khắc khổ đang ngồi la liệt ở ngoài. Sau phút hỏi thăm quê quán, tớ phải nộp 15k.
Mỗi người một cảnh, phải trôi dạt về Hà Nội kiếm sống và đằng sau họ còn là gánh nặng gia đình, con cái, tất cả đều trông chờ vào thu nhập từ 100- 200k/ngày tùy theo công việc được bà chủ to béo kia chỉ định, và không phải lúc nào cũng có việc để làm. Ai cũng sợ nhất những lúc bị "đói" việc. Câu chuyện của những người lao động khiến trong lòng tớ ngổn ngang nhiều suy nghĩ.
Buổi trưa, tớ cùng một chị mua bánh mỳ không ăn qua bữa, chị ấy kể bị chồng đánh suốt ngày vì không sinh được con trai, giờ đang mang bầu nhưng vẫn phải ra đây kiếm tiền gửi về cho gia đình. Ngoài làm người giúp việc, chị cũng không biết làm việc gì ở đất Hà Nội này. Đang dở câu chuyện thì một cô đi xe máy đến, mọi người nhao ra hỏi. Bà chủ chỉ định tớ và chị kia đi xe ôm theo người thuê đến Mỹ Đình làm ôsin khoán việc.
Và bắt đầu công việc "Ôsin"
Gia đình chủ khá dễ tính, cô ấy trả 2 chị em mỗi người 120k cho đến khi làm hết việc. Đó là một căn nhà khá đẹp nhưng bừa bộn. Ở nhà chỉ cuối tuần tớ mới lau dọn nhà cửa phụ mẹ vì bận học, và mẹ sai gì mới làm. Còn ở đây, tớ phải lau sạch từng bậc cầu thang và phòng ở từ tầng 1 lên tầng 4. Quần áo chất đống, và không được giặt bằng máy, tớ lại ngồi hì hục giặt thật sạch, mỏi rã cả tay. Khi đã xong việc trong nhà, hai chị em ra vườn tưới cây, cọ rêu bám vào thành đất.
Trong lúc lau dọn, tớ bỗng nghĩ đến những việc nhà mà hàng ngày mẹ phải làm thật vất vả thế nào. Tớ cứ mải bận rộn với học hành, hoạt động đoàn trường, chỉ tối về mới rửa vài cái bát, quét qua cái nhà giúp mẹ. Quần áo thì vứt vào máy giặt, chẳng phải lo nghĩ gì khi đã ỷ lại vào mẹ. Nhưng đã làm Ôsin như thế này thì không thể làm qua loa bất cứ công đoạn nào, mọi thứ đều phải sạch tinh tươm và kỹ càng cho đến khi chủ hài lòng. Bước chân ra đời kiếm tiền thật không đơn giản như khi còn ở nhà với mẹ, và dù làm công việc gì thì cũng phải có trách nhiệm, làm hết sức mình.
"Tớ đã biết thêm về cuộc sống vất vả của những người lao động ở chợ"
Đến 5h hơn, khi công việc đã xong xuôi thì tớ và chị "đồng nghiệp" được nhận tiền công. Cầm 120k trong tay, thực sự tớ rất vui. Đó là số tiền xứng đáng cho sức lao động của tớ, cũng là công việc đầu tiên khiến tớ phải thay đổi suy nghĩ của mình. Khi ấy, tớ là một lao động từ nông thôn lên Hà Nội kiếm sống, không còn là cô xì tin được bố mẹ nuông chiều chăm sóc, và tớ phải làm việc hết mình mới kiếm được tiền công.
Đến bây giờ, tớ vẫn nghĩ rằng công việc "part-time" ngày đó của mình thật hấp dẫn. Một buổi làm ôsin đã đem lại nhiều trải nghiệm thú vị. Tớ biết về khu chợ lao động và nỗi sợ bị "đói" việc của những người lao động nghèo, biết kiếm ra đồng tiền từ việc chân tay vất vả thế nào, và cũng biết thương mẹ nhiều hơn nữa, về nhà sẽ chăm chỉ làm việc nhà hơn giúp mẹ.
Xem ra, cơ hội để biến suy nghĩ về cuộc sống của mình khác biệt hơn, thú vị hơn đâu có khó lắm. Miễn là bạn muốn hay không thôi!
Theo PLXH
Chăm sóc phần "tội nghiệp" nhất cơ thể Hai bàn chân là phần "tội nghiệp" nhất của cơ thể. Những bệnh lý ở hai bàn chân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Bởi vậy, cần chăm sao cho hai bàn chân luôn hồng hào, tươi nhuận,... Hai bàn chân là phần "tội nghiệp" nhất của cơ thể, do nằm ở vị trí thấp nhất, chịu đựng sức nặng của...