Nuôi rồng Nam Mỹ 7 màu làm thú cưng, bán con bé tí đã có 5 triệu
Lê Duy Tân (22 tuổi) ở thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang nổi tiếng gần xa vì mạnh dạn phát triển nuôi và bán “rồng Nam Mỹ” làm giàu.
Rồng Nam Mỹ (tên khoa học là Iguana) thường sống ở các khu vực nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, nhiều nhất là vùng Caribe. Loại động vật này được gọi là “rồng Nam Mỹ” vì có nguồn gốc ở phía Nam châu Mỹ và chúng có chiếc đầu rất giống đầu rồng.
Năm 2012, Duy Tân chính thức gia nhập Câu lạc bộ (CLB) Iguana tỉnh An Giang với 1 con giống ban đầu được nuôi như thú cưng. Sau đó, Duy Tân nghiên cứu quy luật sinh trưởng, cách chăm sóc để phát triển đàn Iguana hướng đến mục đích kinh doanh. Đến nay, mỗi năm Duy Tân thu được 300 con giống do tự nghiên cứu cách phối giống và không phải nhập con giống từ Thái Lan. Từ đầu năm đến nay, Tân có được xấp xỉ 500 con giống, 30 con nái đẻ và mỗi năm số tiền thu về từ việc bán rồng Nam Mỹ lên đến hàng trăm triệu đồng.
Cơ sở chăn nuôi của Tân chỉ rộng khoảng 100m2 được thiết kế nhiều tầng với khoảng 50 chiếc lồng thép. Mỗi lồng có chiều ngang chừng 80cm, dài từ 1,6-2m ( tùy thuộc kích cỡ vật nuôi). Trong chuồng có bố trí máng đựng thức ăn, hồ nước tắm…
Duy Tân chia sẻ kinh nghiệm: “Chuồng nuôi phải đặt ngoài trời đủ ánh sáng thường xuyên, nắng giúp rồng Nam Mỹ tiêu hóa được thức ăn để phát triển. Nếu mùa mưa ánh sáng yếu thì phải thắp thêm đèn. 1 con rồng đẹp phải xem xét đầy đủ các yếu tố từ dàn gai, yếm đến các bộ phận trên cơ thể phải phát triển đều mới bán có giá”.
Video đang HOT
Lê Duy Tân với những con rồng Nam Mỹ.
Duy Tân cho biết, theo nhiều tài liệu nếu nuôi đúng cách, đúng các biện pháp khoa học kỹ thuật, thì mỗi con rồng Nam Mỹ có tuổi đời từ 4 đến 5 năm sẽ có trọng lượng lên trên 10kg. Thức ăn của chúng khá đơn giản thường là các loại rau, củ, nhưng phải rửa thật sạch qua nhiều lần.
Mỗi ngày phải cho chúng tắm nắng từ 7 đến 9 giờ sáng rồi mới cho ăn buổi sáng. Buổi chiều chúng ăn từ lúc 15 đến 16 giờ, sau đó sẽ tắm chúng bằng các vòi nước hay có máng nước để chúng tự tắm trong chuồng. Mỗi tháng chúng sẽ tự lột da một lần để cho một bộ da mới láng bóng, màu sắc đẹp.
Về màu sắc rồng Nam Mỹ hiện nay tại Việt Nam đang có khoảng 7 màu khác nhau, trong đó Lê Duy Tân đang sở hữu được 6 loại màu như: Vàng, bạch tạng, xanh, xanh xám, đỏ, bông đen. Đặc biệt loại động vật này có màu xanh xám được bán với giá cao ngất ngưởng. Năm 2018 vừa qua, Tân đã bán được 1 con xanh xám nặng chỉ 1,5kg với giá 50.000.000 đồng, mức giá cao nhất tại cơ sở của Tân.
Giá bán mỗi con giống rồng Nam Mỹ từ 800.000 đến 5.000.000 đồng/con tùy thuộc màu sắc, hình dáng
Hiện nay, Duy Tân đã cho rồng Nam Mỹ tự phối giống và ấp thành công con giống chất lượng cao, giá bán mỗi con giống từ 800.000 đến 5.000.000 đồng/con tùy thuộc màu sắc, hình dáng mỗi con rồng Nam Mỹ. Người mua rồng Nam Mỹ đa phần nuôi trong lồng kiếng để làm thú cưng.
Thời điểm sinh sản của rồng Nam Mỹ từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau. Ấp trứng bằng máy với thời gian 75 ngày. Tỷ lệ nở con cao nhất chỉ khoảng 50%. Sau 7 ngày ra khỏi máy ấp, chúng tự phá vỡ vỏ trứng. Mỗi con rồng Nam Mỹ đẻ trong 3 đến 4 tháng với số lượng từ 40 đến 70 trứng tùy thuộc sức sinh sản. Bình quân Tân thu lãi cả năm từ 500-700 triệu đồng tùy thuộc giá cả thương trường. Nguồn tiêu thụ rồng Nam Mỹ chủ yếu tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc. Khi bán anh sẽ tư vấn cụ thể cách nuôi. Với những người ở gần, Duy Tân đến tận nơi để hướng dẫn kỹ thuật.
Lê Duy Tân cho biết: “Tôi dự kiến mở rộng quy mô chuồng trại để nuôi nhiều hơn. Đồng thời đang nghiên cứu để sản xuất con giống chất lượng cao, màu sắc đẹp để bán có giá nhất và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với những ai có nhu cầu”.
Theo Trần Tuấn Giang (Báo Cần Thơ)
An Giang: Nuôi rắn hổ bạch tạng mắt đỏ, lưỡi đỏ, ai cũng muốn xem
Trong lúc đi săn, một người dân ở vùng Thất Sơn (An Giang) đã bắt được con rắn cực kỳ hiếm thấy, được xác định là loài rắn hổ nhưng có điều thú vị, con rắn này rất hiền, ít ăn và thân thiện với con người, toàn thân có màu sắc khác thường nên người dân Bảy Núi ai cũng ví von gọi vui là "Bạch Xà".
Ông Nguyễn Văn Đền hay Tư Đền, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, biệt danh là vua bắt rắn ở vùng Thất Sơn hùng vĩ tỉnh An Giang cho biết, cả một đời làm thợ săn bắt nhiều loại thú rừng và rắn độc nhưng lần đầu tiên bất ngờ ông chứng kiến con "Bạch Xà" đẹp lạ thường nên mua từ tay thợ săn về nuôi khi nó bị đem ra chợ giết thịt.
Ông Đền nói tiếp: "Nuôi thì cũng để trong lồng bình thường cho ăn rắn mối với chuột. Bác giữ nó lưu niệm để sau này hậu sanh con cháu nhìn biết con rắn này có hình dạng đặc biệt, trắng như vầy mà mình mới gặp lần đầu tiên trong đời. Nó rất hiền nhưng nó không sợ các loài nào hung với nó...".
Với đặc điểm mắt đỏ, lưỡi và miệng cũng màu đỏ, con "Bạch Xà "có chiều dài khoảng 100 cm, vòng mình 15 cm cân năng 700 gam được ông Tư Đền chăm sóc cẩn thận, tắm rửa và cho ăn hàng ngày. Nhưng có điều lạ thường "Bạch xà" ít ăn, chỉ thích tắm nước, ban ngày len lõi sống trong các tàu lá chuối khô.
Đặc tính là loài rắn lành, thân thiện với con người nên "Bạch Xà" được ông Tư Đền xem như thú cưng trong gia đình. Anh Nguyễn Văn Cành ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang chia sẻ: "Hồi đó tới giờ đi bắt rắn cũng nhiều loại mà chưa thấy loại rắn bạch này, tôi thấy nó cũng lạ, rất vui vui. Con rắn này rất hiền chỉ ăn mồi là các con vật như rắn mối, chuột thôi nhưng không cắn người gì đâu".
Từng sống ở vùng đất có rừng núi âm u, ông Tư Đền đã từng thám hiểm nhiều nơi trú ẩn của nhiều thú dữ, trong đó có nhiều loài rắn độc ở vùng Thất Sơn luôn là nỗi khiếp sợ của người dân. Nhiều người bị rắn độc cắn cũng được chữa khỏi nhờ bàn tay "thần dược" nên ông được người dân vùng Bảy Núi tôn vinh là thần y trị rắn cắn.
Từ khi sở hữu còn "Bạch Xà" có màu sắc kỳ lạ, nơi chữa bệnh rắn cắn cứu người của ông Tư Đền nằm bên bìa rừng Thất Sơn cũng nhộn nhịp người hiếu kỳ tìm xem. Vì là rắn cái, không có nộc độc nên ông Tư Đền dự kiến sẽ lai tạo và hằng ngày nâng niu "bảo vật" để mọi người biết đến tận mắt chiêm ngưỡng.
Theo Danviet
BĐBP An Giang chúc mừng các chùa trên địa bàn huyện Tịnh Biên nhân dịp Lễ Sen Dolta Sáng 24-9, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy BĐBP An Giang do Đại tá Phạm Văn Phong, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer tại 5 điểm chùa trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy BĐBP...