Nuôi dưỡng tình yêu, trách nhiệm cộng đồng cho học sinh từ những điều giản dị
Hành trang để trở thành những công dân toàn cầu của học sinh VAS không chỉ là kiến thức nền tảng và kỹ năng sống vững vàng, mà còn là tình yêu và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Học sinh trường Quốc tế Việt Úc (VAS) tham gia chương trình “VASers vì cộng đồng” nhằm lan tỏa tinh thần yêu thương, chia sẻ với cộng đồng và hướng tới sự phát triển bền vững.
Cách VAS dạy trẻ yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng
Nhắc tới trường Quốc tế Việt Úc (VAS), người ta không chỉ nhớ đến một ngôi trường có bề dày 18 năm lịch sử, quy mô hàng đầu TP.HCM với 7 cơ sở và 7.500 học sinh, hay những con số học bổng, thành tích ấn tượng trong các kỳ thi Việt Nam và quốc tế… Trong lòng nhiều phụ huynh, học sinh, những người từng gắn bó với VAS, đây còn là một ngôi trường đặc biệt, nơi “ươm mầm” những giá trị cốt lõi cho thế hệ tương lai.
Ý thức sâu sắc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, cũng như trách nhiệm của một đơn vị giáo dục trong sự nghiệp “trồng người”, VAS không ngừng nỗ lực xây dựng môi trường nhân văn, nơi học sinh được truyên cảm hứng, giá trị sống và tình yêu thương với công đông qua những hành động thiêt thực.
Trong nhiều năm, VAS kiên trì tổ chức các hoạt động hướng tới cộng đồng và theo đuổi triết lý phát triển bền vững. Nhiều chương trình do nhà trường phát động, nhưng chính học sinh là người lên ý tưởng và thực hiện. Bởi thế, đây còn là môi trường học tập sáng tạo, giúp học sinh phát huy kiến thức vào thực tiễn để đóng góp giá trị cho cộng đồng.
Tiêu biểu là cuộc thi “VASers vì cộng đồng”. Tham gia chương trình, học sinh phải tự lên ý tưởng, lập kế hoạch và trình bày trước hội đồng để gây quỹ cho dự án của mình. Qua 6 năm tổ chức, chương trình thu hút hơn 200 dự án tham gia, 30 dự án được chọn để cấp quỹ với tổng giá trị lên đến 645 triệu đồng.
Trong đó, dự án “Thắp sáng tri thức” được duy trì suốt 5 năm và được trao tặng nhiều giải thưởng. Dự án đã trao tặng hơn 600 chiếc đèn bàn năng lượng mặt trời do học sinh VAS lắp ráp cho các em học sinh vùng cao, trồng hơn 1000 cây xanh tại các địa phương để phủ xanh đồi trọc và tạo kế sinh nhai cho bà con; khuyến khích tái sử dụng sách, truyện nhằm hạn chế việc chặt cây xanh…
Video đang HOT
Năm 2021, dự án được trao giải Nhất hạng mục “Cộng đồng” trong cuộc thi “Sáng tạo Xanh” do Liên minh Năng lượng bền vững (VSEA) tổ chức; là một trong 50 dự án xuất sắc được nhận bằng khen của Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Vừa qua, dự án được chứng nhận nằm trong 30 dự án tốt nhất toàn quốc năm 2022 và vào vòng chung kết cuộc thi “Sáng kiến Thanh niên” thực hiện bởi Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) Việt Nam, nằm trong chương trình Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI).
Học sinh VAS gây quỹ và lắp ráp đèn năng lượng mặt trời gửi tặng các em học sinh vùng cao.
Ươm mầm những thế hệ xanh
Ngoài các dự án cộng đồng, VAS còn triển khai nhiều hoạt động vì môi trường nhằm xây dựng “trường học xanh” và ươm mầm những “thế hệ xanh” – thế hệ những công dân toàn cầu có lối sống xanh và tinh thần trách nhiệm với môi trường, cộng đồng.
Mới đây, cuộc thi “VAS Green Day Run” được tổ chức thành công lần 2 với mục tiêu gây quỹ trồng cây, chung tay bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ – “lá phổi xanh” TP. HCM và các vùng phụ cận, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn của thế giới.
“VAS Green Day Run” góp hơn 5.500 cây xanh góp phần bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ.
Không hẳn phải thực hiện những điều lớn lao, hành động vì môi trường có thể bắt đầu từ những điều rất nhỏ từ chính mỗi cá nhân. Đó cũng chính là tinh thần mà VAS muốn truyền đến tất cả học sinh, nhân viên của mình. Dự án 3Rs – cuộc thi khuyến khích học sinh thay đổi những thói quen nhỏ hàng ngày giúp giảm thiểu (Reduce), tăng cường tái chế (Recycle) và tái sử dụng (Reuse) rác thải đã lan tỏa mạnh mẽ ý nghĩa này.
Một sản phẩm tái chế của học sinh VAS tham gia dự án 3Rs nhằm giảm thiểu (Reduce), tăng cường tái chế (Recylce) và tái sử dụng (Reuse) rác thải.
Với tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, học sinh VAS đã mang đến những thay đổi tích cực cho môi trường và cộng đồng, hỗ trợ cho hàng ngàn hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ và chắp cánh ước mơ cho nhiều em nhỏ trên cả nước, góp phần truyền cảm hứng và lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. VAS vinh dự trở thành tổ chức giáo dục tại Việt Nam được Thời báo Saigon Times trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp Vì Cộng đồng” trong 2 năm liền.
Hệ thống trường Quốc tế Việt Úc (VAS) được thành lập từ năm 2004, là hệ thống trường song ngữ quốc tế uy tín tại TP.HCM với bề dày 18 năm kinh nghiệm giảng dạy Chương trình Giáo dục Phổ thông Quốc tế Cambridge và Chương trình Giáo dục Quốc gia của Việt Nam.
VAS cung cấp 3 lộ trình học tập với sự kết hợp hài hòa cả hai chương trình giáo dục cho các bậc học từ mầm non đến lớp 12. Tất cả 7 cơ sở trường học của VAS đều được chứng nhận là thành viên thuộc hệ thống các trường học quốc tế Cambridge do Hội đồng Khảo thí Quốc tế Cambridge (Cambridge Assessment International Education – CAIE) thẩm định và đánh giá chất lượng hàng năm.
Tăng cường giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên
Việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức và xây dựng kỹ năng tham gia giao thông an toàn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) làm 'hành trang' bảo vệ sự an toàn cho học sinh, sinh viên trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là hết sức cần thiết.
Chỉ cần sơ sẩy nhỏ trong tham gia giao thông có thể dẫn đến hậu quả khó lường.
Trong những năm qua, tình hình TTATGT đã có những chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông hàng năm giảm cả 3 mặt về số vụ, số người chết và số người bị thương. Đạt được kết quả trên là do sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của lực lượng Cảnh sát giao thông trong công tác đảm bảo TTATGT.
Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình an toàn giao thông và tai nạn giao thông, nhất là thời gian gần đây, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên có chiều hướng gia tăng, tình trạng vi phạm TTATGT của học sinh, sinh viên vẫn diễn ra nhiều.
Giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục.
Do đó, việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng tham gia giao thông an toàn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT, xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên là cấp thiết để phòng ngừa, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên... Theo thống kê từ năm 2020 đến tháng 9/2022, cả nước xảy ra 1.570 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên, làm chết 864 người, bị thương 1.794 người. Nguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông là do thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của học sinh, sinh viên còn chưa cao.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên, Bộ Công an và Bộ GD&ĐT tổ chức ký kết "Chương trình phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022-2025", nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ GD&ĐT theo các cấp của hệ công tác (bộ, tỉnh, huyện, xã) trong trao đổi thông tin, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
Thông qua chương trình cũng đẩy mạnh và đổi mới phương thức phổ biến kiến thức pháp luật về TTATGT và kỹ năng tham gia giao thông an toàn, xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên phù hợp với các cấp học nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT; góp phần ngăn chặn, hạn chế và làm giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên.
Sau khi ký kết chương trình, hai Bộ sẽ tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa cho học sinh, sinh viên; xây dựng văn hóa giao thông và hình thành thói quen tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên các cấp; phát huy hơn nữa vai trò của các nhà trường, cơ sở giáo dục, trách nhiệm của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong việc giữ gìn TTATGT; đẩy mạnh Cuộc vận động "Học sinh, sinh viên với văn hóa giao thông" và tiếp tục triển khai, nhân rộng Mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" trên toàn quốc.
Các đơn vị liên quan của hai Bộ sẽ tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chương trình, tài liệu giảng dạy và đưa nội dung giáo dục pháp luật về TTATGT và văn hóa khi tham gia giao thông vào chương trình chính khóa dưới hình thức tích hợp, lồng ghép vào nội dung một số môn học và hoạt động giáo dục từ cấp mầm non đến trung học phổ thông và đại học.
Cùng đó tăng thời lượng thực hành, trải nghiệm thực tế; tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn, huấn luyện học sinh, sinh viên các kỹ năng tham gia giao thông an toàn như: Phòng chống đuối nước; đi bộ, sang đường; đi phà, đi thuyền; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe đạp; ngồi trên ô tô đi học, thăm quan, dã ngoại an toàn và thoát hiểm khi gặp các tình huống giao thông nguy hiểm mà không có người trợ giúp... Kết hợp với lồng ghép xây dựng ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông một cách thiết thực, hiệu quả...
Nội dung ký kết cũng phân rõ trách nhiệm của từng Bộ và được thống nhất trong 4 cấp Công an và toàn ngành Giáo dục do Cục Cảnh sát Giao thông và Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT làm đầu mối thực hiện.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa vào cuộc vụ thu hơn 10 triệu mỗi học sinh đầu năm học Liên quan đến vụ việc thu hơn 10 triệu đồng mỗi học sinh đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa vào cuộc yêu cầu làm rõ trách nhiệm người có liên quan. Nhiều ngày qua, một số phụ huynh có con học ở lớp 11A2, trường THPT Đông Sơn 1 phản ánh, trong đợt họp phụ huynh đầu năm...