Nuôi cọp, dạy học và những chuyến đi để thấu hiểu bản thân
Nhiều bạn trẻ chọn cách trở thành tình nguyện viên nuôi thú, dạy học, làm vườn để có cơ hội trải nghiệm cuộc sống chân thực ở những vùng đất mình yêu thích.
Một chút đam mê cộng thêm tinh thần chịu khó, bạn trẻ hoàn toàn có thể đặt chân đến những đất nước mình ao ước bằng cách trở thành tình nguyện viên của chương trình nào đó.
Theo một số bạn trẻ, nhiều tổ chức tạo ra mạng lưới tình nguyện viên cho người muốn du lịch đến nhiều nước trên thế giới. Bạn phải làm việc và đổi lại họ được cung cấp chỗ ăn, ở, được giao lưu với những người đến từ nhiều nước trên thế giới.
Những trải nghiệm trong thời gian làm việc đó chắc chắn sẽ thú vị hơn nhiều so với chuyến du lịch thông thường.
Trải nghiệm thú vị
Trần Bửu Quỳnh Anh đã từ bỏ công việc và học tập để sang Thái Lan nuôi cọp. Là người yêu thích động vật, đặc biệt là động vật hoang dã, khi biết chương trình cộng tác viên tại công viên Tiger Temple (huyện Sai Yok, tỉnh Kanchanaburi, Thái Lan) từ những người bạn, Quỳnh Anh không ngần ngại lên đường.
Quỳnh Anh thích thú với công việc của mình. Ảnh: NVCC.
“Lúc đó, mình đang là sinh viên năm cuối, sắp ra trường nên nghĩ đơn giản đi đâu đó và làm việc bấy lâu nay mình thích để có những trải nghiệm đáng nhớ”, Quỳnh Anh nói.
Sau khi được tập huấn và làm quen, suốt 3 tháng, cô gái 9X đã có những tháng ngày thú vị ở vùng đất xa lạ, với một công việc không giống ai: Chăm sóc, làm bạn với cọp.
Mỗi sáng, Quỳnh Anh phải dậy lúc 6h30 để dọn phân hoặc thức ăn thừa của cọp ngày hôm trước. Tùy công việc hôm đó được phân công, cô rửa chuồng, đem gà cho cọp ăn, dắt “thú cưng” đi dạo, tắm cho chúng. Công việc buổi chiều chủ yếu là hướng dẫn khách du lịch tham quan chuồng cọp.
Nghe đến công việc chăm sóc cọp, nhiều người đã hãi hùng lắc đầu nhưng cô gái này lại tỏ ra hết sức thích thú.
Video đang HOT
“Có nhiều chú cọp rất dễ thương và thân thiện. Chúng hay cào cào, cắn nhẹ, chạy tới vồ mình như chó, mèo ở nhà vậy. Có lần, chúng vồ chân cắn mình trong lúc đang chơi đùa, hơi hoảng một chút nhưng cũng không quá đau”, 9X nhớ lại.
Thời gian làm tình nguyện viên tại công viên Tiger Temple, Quỳnh Anh được chu cấp ăn, ở. Công việc nhiều lúc cũng khá vất vả. Có những chiều, Quỳnh Anh phải hỗ trợ nhiều khách du lịch dưới cái nắng 40 độ làm cô đuối sức.
Kết thúc công việc nuôi cọp, Quỳnh Anh tự thưởng cho mình chuyến đi đến nông trại Mindful Farm (Chiang Mai, Thái Lan). Nơi đây chào đón mọi người đến làm nông nghiệp hữu cơ và học thiền. Cô gái trẻ đã có những ngày tháng yên ả với vườn tược, thiền và yoga.
Không có chuyến đi màu hồng
Khác với Quỳnh Anh, cô bạn Tô Thị Linh Tâm chọn trở thành tình nguyện viên dạy học ở thành phố Indore (Ấn Độ) khi còn là sinh viên năm 3 ĐH Ngân hàng TP.HCM. Hơn một tháng ở Ấn Độ là những ngày tháng không hề suôn sẻ với cô gái này.
Linh Tâm và những đứa trẻ trong lớp học của mình. Ảnh: NVCC.
Vốn yêu thích công việc tình nguyện, Linh Tâm chọn đi Ấn Độ dạy học đề nới rộng vòng an toàn của mình. Hàng ngày, Tâm tham gia công việc hỗ trợ giảng dạy cho học sinh, các bé mầm non.
Có những chiều, cô cùng mọi người trong đoàn đến trại trẻ, trường khuyết tật, trung tâm bảo trợ để dạy tiếng Anh, hát, vẽ cho các em nhỏ mồ côi, khuyết tật. Họ cùng nghe nhạc truyền thống và múa những điệu múa truyền thống Ấn Độ với các em.
Trong chuyến đi, Linh Tâm còn quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến những bạn bè quốc tế trong đoàn tình nguyện, tham gia tọa đàm giả lập để nói về vấn đề môi trường của từng quốc gia.
Trong 6 tuần ở đây, Linh Tâm cùng ăn, ngủ, cùng làm với bạn bè đến từ nhiều nơi như Trung Quốc, Ghana, Ai Cập, Brazil, Nga, Tanzania…Cô gái này được những người bạn Ấn Độ dẫn đi thăm thú nhiều nơi, tham gia hoạt động văn hóa của người dân ở đây.
Tuy nhiên, không phải chuyến đi nào cũng trọn vẹn, đẹp đẽ. Để có những khoảnh khắc ý nghĩa, cô gái này đã phải trải qua nhiều tình huống khốn đốn.
Linh Tâm tới thành phố Indore lúc 0h, sân bay không còn chỗ trống, người đón cô không liên lạc được. Một mình Tâm kéo hành lý hơn 20 kg đi lòng vòng dưới ánh mắt không mấy thiện cảm của nhiều người. Vì đây là thành phố chưa phát triển mạnh nên chuyện trọng nam khinh nữ còn khá nặng nề. Cô gái đã lấy dây cột tay vào túi hành lý và ngủ.
Tâm cho biết chỉ một chút xíu nữa thôi có lẽ cô đã không kìm lòng mà dùng hết số tiền có trong túi mua vé bay ngược về Việt Nam trong đêm đó. Sau đó, những chuyến xe buýt với ánh nhìn của nhiều người đàn ông Ấn Độ cũng khiến cô run đến phát khóc. Lúc nào ra đường, cô cũng thủ sẵn con dao nhỏ trong người.
Bất an, lo lắng là vậy nhưng đến bây giờ cô gái này vẫn không cảm thấy hối hận khi đã đặt chân tới đó.
Biết mình là ai
Linh Tâm chia sẻ chính những chuyến đi dài ở những đất nước xa lạ đã giúp cô nhận ra nhiều điều về bản thân mình, biết mình muốn trở thành người như thế nào.
Linh Tâm đã có những kỷ niệm “nhớ đời” ở Ấn Độ. Ảnh: NVCC.
Ở nơi xa lạ, không ai biết về mình giúp cô tự tin thể hiện bản thân theo cách mình muốn và “sống như con người khác”. Cũng chính những chuyến đi đầy thử thách giúp cô gái này nhận ra khả năng tự đứng trên đôi chân của mình.
“Những chuyến đi tình nguyện như thế này đủ dài để mình có thể hiểu được một phần cuộc sống thường nhật của nước bạn chứ không chỉ là du lịch vài ngày, thăm thú thoáng qua. Nó đủ dài để mình tập vượt qua cú sốc văn hóa cho các dự định học tập và làm việc tại nước ngoài sau này”, Tâm cho hay.
Linh Tâm khuyên các bạn trẻ nên đi để trải nghiệm tuy nhiên không nên ôm ảo tưởng về những chuyến đi màu hồng.
“Các bạn trẻ đừng vì nghe thấy những điều thú vị về chuyến đi của ai đó mà kỳ vọng cho hành trình của mình. Hơn hết, bạn hãy tập mở lòng mình, không ngại với những cái mới và xác định tư tưởng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra”, cô gái khuyên.
Theo Zing
Lớp mầm non học ké hội trường thôn ở Đắk Lắk
Hiện nay, tại nhiều thôn, buôn trên địa bàn huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk), trẻ em trong độ tuổi mầm non chịu cảnh học nhờ, có khi phải ở nhà vì không đủ phòng.
Huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) hiện có 40 thôn, buôn có nhu cầu mở lớp mầm non nhưng không có phòng học. Vì vậy, nhà trường đã phải mượn 17 hội trường để đảm bảo cho trẻ được đến lớp.
Tại điểm trường mầm non Hoa Cúc Trắng (xã Ea Dăh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk), cô trò phải dắt díu nhau đi học ké ở hội trường thôn. Do cơ sở vật chất thiếu thốn nên nhiều năm qua, các em học tập trong điều kiện rất khó khăn.
Xã Ea Dăh có 7 điểm trường với 11 lớp học, chỉ đáp ứng được nhu cầu đến lớp của 336-445 trẻ trong độ tuổi mầm non trên địa bàn xã. Do hạn chế về cơ sở vật chất và giáo viên nên nhà trường phải ưu tiên nhận trẻ 5 tuổi vào học để phổ cập cho các bé chuẩn bị vào lớp 1.
Theo bà Đinh Thị Tuấn - hiệu trưởng trường mầm mon Hoa Cúc Trắng, hội trường thôn là nơi để nhiều vật dụng của người dân nên không bảo đảm tiêu chuẩn dạy và học.
Ngoài mấy chiếc ghế để ngồi, các em không có đồ dùng học tập, đồ chơi hay không gian tổ chức các tiết học ngoài trời. Đây là sự thiệt thòi rất lớn đối với các em.
Quang cảnh lớp học nhờ tại hội trường thôn của trẻ mầm non trường Hoa Cúc Trắng. Ảnh cắt từ clip.
Ngoài khó khăn về phòng học, sân chơi cho các em tại các điểm trường cũng không có. Do vậy, trẻ em phải vừa học, vừa chơi ngay ở hội trường thôn.
Chia sẻ những khó khăn này, cô giáo H'Lê Na Nô (trường mầm non Hoa Cúc Trắng) cho biết: "Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, khu vực sân chơi cho trẻ cũng bị hạn chế. Thậm chí, cả nước sạch và nhà vệ sinh cũng không có. Vào những ngày trời nắng, cô giáo phải trực tiếp đi xách nước cho trẻ".
Việc dạy và học như này khiến phụ huynh lo lắng vì không đảm bảo vệ sinh, lại vừa dễ xảy ra tai nạn, không đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ.
Trước thực tế trên, người dân mong muốn chính quyền và các ngành chức năng quan tâm đầu tư xây dựng trường lớp để trẻ em vùng sâu vùng xa được học tập trong điều kiện thuận lợi nhất, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đối với bậc học mầm non ở những vùng đặc biệt khó khăn này.
Theo Zing
Bị thử việc không lương, thầy giáo 'tố' với ông Đinh La Thăng Suốt 15 tháng giảng dạy (lương khoảng 2,1 triệu đồng mỗi tháng) anh Châu không được nhận đồng nào vì chưa được bổ nhiệm chức danh giáo viên chính thức. Anh Trần Thái Châu trình bày và gửi đơn cứu xét đến Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng. Ảnh: Thiên Ngôn Có mặt trong buổi tiếp xúc cử tri của Bí thư...