Nuôi con của em chồng suốt 3 năm, ngày cháu đi thi đại học, tôi mở thùng gạo ra và bật khóc
Kinh tế gia đình không mấy khá giả nhưng lại nhận nuôi thêm một đứa cháu đang tuổi ăn học, thời gian đầu, có lúc tôi tự trách bản thân vì đã quá mềm lòng.
Tôi sống ở một thị trấn nhỏ vùng nông thôn Trung Quốc, có một đứa con trai, nhưng lại không phải là con ruột. Em chồng và tôi kết hôn cùng một thời điểm, nhưng không may, cô ấy bị người chồng lừa hết tiền bạc rồi bỏ trốn, để lại cô cùng đứa con nhỏ. Ngay khi cậu con trai tên Lưu Phi vừa lên cấp 3, em chồng tôi tái hôn, nhưng đàng trai lại không muốn cô đưa con theo cùng.
Thương em chồng nhiều năm vất vả làm lụng để trả nợ thay cho người chồng đầu tiên, tôi khuyên cô ấy hãy đi tìm hạnh phúc của riêng mình, còn tôi sẽ nhận chăm sóc Lưu Phi như con ruột. Từ đó, Lưu Phi ở lại nhà chúng tôi.
Đứa trẻ thiếu thốn tình yêu thương
(Ảnh minh họa)
Trên thực tế, thời gian đầu đôi lúc tôi cũng tự trách bản thân quá mềm lòng, việc phải nuôi thêm một đứa trẻ đang tuổi ăn học cũng trở thành một phần gánh nặng của vợ chồng tôi. Tuy nhiên, khi nhìn thấy sự nhạy cảm của Tiểu Phi, tôi lại thấy xót xa trong lòng.
Video đang HOT
Tuy rằng Lưu Phi còn nhỏ tuổi, nhưng tôi có thể cảm nhận được sự trưởng thành và biết thấu hiểu của đứa trẻ này. Trong thời gian sống ở nhà tôi, Tiểu Phi luôn chăm chỉ học tập và quan tâm đến mọi người trong nhà. Thành tích học tập của con gái tôi chỉ ở mức trung bình, nên Tiểu Phi thường chủ động hướng dẫn em bài tập về nhà mỗi tối. Khi nhìn cảnh hai đứa trẻ thân thiết với nhau, tôi cảm thấy trong lòng vô cùng ấm áp.
Mặc dù chúng tôi không yêu cầu, Tiểu Phi vẫn luôn cố gắng giúp đỡ làm hết mọi công việc trong nhà. Đứa trẻ này đã mất đi tình yêu thương của cha khi còn nhỏ và phải sống xa mẹ, tôi hiểu rằng Tiểu Phi luôn cố gắng để chứng tỏ giá trị của mình. Vì cậu bé sợ sẽ lại bị bỏ rơi hay khiến chúng tôi phiền lòng. Nhưng tôi hy vọng Tiểu Phi có thể cảm nhận được sự ấm áp của mái ấm gia đình, thay vì biến mình trở thành một người giúp việc.
Dưới sự động viên của tôi, Tiểu Phi đã dần trở nên dạn dĩ hơn, chịu ra khỏi nhà chơi cùng bạn bè vào cuối tuần thay vì cứ ở nhà làm việc vặt.
Cuộc sống cứ thế yên bình trôi đi. Thỉnh thoảng, em chồng sẽ gọi điện cho tôi để hỏi thăm tình hình hiện tại của Tiểu Phi. Cô ấy cũng rất vui khi biết rằng con trai hiện đang sống rất tốt.
Đến ngày gặt hái quả ngọt
Ảnh minh họa
Ba năm sau, Tiểu Phi bước vào giai đoạn học tập căng thẳng của năm cuối trung học. Điều khiến tôi yên tâm là điểm số của Tiểu Phi luôn đứng ở top đầu toàn trường. Ngày Tiểu Phi bước ra khỏi phòng thi đại học với nụ cười tự tin, bỗng nhiên tôi cảm thấy vui mừng đến mức suýt rơi nước mắt.
Không phụ sự kỳ vọng của mọi người và nỗ lực của bản thân, Tiểu Phi đạt 597 điểm trong kì thi đại học năm ấy. Cả gia đình tôi và em chồng đều cảm thấy vô cùng tự hào vì đứa con trai này.
Khi dọn hành lý cho Tiểu Phi đi học đại học, tôi cảm thấy bồi hồi không nỡ. Tiểu Phi hiểu được điều đó, liền không ngừng an ủi tôi: “Mợ ơi, có thời gian cháu sẽ về thăm nhà mà”.
Sau khi tiễn Tiểu Phi ra bến tàu đi nhập học, về nhà tôi nhận được một tin nhắn của Tiểu Phi: “Mợ ơi, mợ hãy mở thùng gạo ra xem nhé”. Khoảnh khắc nhìn thấy phong bì trong thùng gạo, bên trong để 10.000 nhân dân tệ (hơn 30 triệu đồng) kèm theo một lá thư, tôi đã không kìm được nước mắt.
Trong thư Tiểu Phi viết: “Mợ ơi, mặc dù mợ không phải mẹ ruột của con, nhưng 3 năm nay mợ đã đối xử với con tốt hơn cả mẹ ruột. Đây là số tiền con tiết kiệm được, bao gồm cả tiền tiêu vặt mẹ con cho và tiền lương từ công việc bán thời gian, con mong mợ hãy nhận nó. Con sẽ cố gắng chăm chỉ học hành để không làm mợ thất vọng. Con cảm ơn mợ rất nhiều”.
Tôi đọc xong lá thư, nước mắt lại không ngừng rơi. Khi em chồng biết được việc này, cô ấy bày tỏ muốn gửi thêm tiền để cảm ơn vợ chồng tôi những năm qua đã chăm sóc Tiểu phi. Nhưng tôi không đòi hỏi điều đó, tôi nói với cô ấy: “Chị phải cảm ơn em vì đã cho chị có một đứa con trai lớn ngoan ngoãn như Tiểu Phi”.
Đôi khi việc làm tốt của bạn không chỉ giúp đỡ người khác, còn có thể giúp ích cho chính mình. Tôi tưởng mình đã giúp được cho em chồng, nhưng không ngờ Tiểu Phi lại trở thành một thành viên thực sự trong gia đình chúng tôi. Không chỉ là cháu trai, Tiểu Phi giờ đã thực sự là con trai của tôi rồi.
Ngày thôi nôi con tôi, em chồng tặng 3 bộ đồ 100 nghìn ngoài chợ, tôi biếu lại em 300 triệu ngay tức khắc
Khi mở món quà của em chồng, tôi đã rất bất ngờ.
Em chồng tôi tên Mẫn, là một người phụ nữ không may mắn. Em ấy bị khiếm khuyết đôi chân nên bước đi khập khiễng. Mỗi lần nhắc về Mẫn, mẹ chồng tôi lại rơm rớm nước mắt vì tự trách bản thân mình. Hồi sinh em ra, em cũng bình thường như bao nhiêu đứa trẻ khác. Nhưng trong một đợt sốt cao mà nhà không có tiền, mẹ chồng tôi vay đủ tiền đưa em đi viện thì em đã bị biến chứng co giật. Từ đó, một bên chân cứ bị co rút, teo tóp dần.
Tuy tàn tật nhưng Mẫn không tàn phế. Em đi học làm bánh kem, được vợ chồng tôi bỏ tiền ra để mở một cửa hàng bán bánh nho nhỏ. Em chăm chỉ, chịu khó, sẵn sàng thức khuya dậy sớm để làm bánh cho khách và luôn tìm tòi, học hỏi những mẫu bánh mới. Có lẽ cuộc đời Mẫn sẽ rất bình yên trong sự che chở của gia đình nếu em không yêu người đàn ông kia.
Anh ta lợi dụng tình cảm và sự nhẹ dạ của Mẫn, để em có bầu rồi lại bỏ đi. Vì suy nghĩ nhiều, lo lắng nên Mẫn sinh thiếu tháng, đứa bé ốm yếu còi cọc, thường bệnh vặt. Tiệm bánh buộc phải sang nhượng lại cho người khác vì Mẫn không thể làm được nữa. Bố mẹ chồng tôi thương con gái, giúp đỡ và động viên Mẫn rất nhiều. Vợ chồng tôi cũng chu cấp tiền bạc, sữa cho cháu để em giảm bớt gánh nặng. Năm ngoái, Mẫn ngỏ ý muốn có một căn nhà riêng, tôi sẵn sàng bỏ ra hơn 400 triệu xây cho em căn nhà mới, sát cạnh nhà mình. Vợ chồng tôi làm có tiền, chỉ cần em chồng sống vui vẻ, thoải mái thì chúng tôi sẵn lòng làm mọi điều cho em, trong khả năng của mình.
Từ lúc ra ở riêng, Mẫn bắt đầu nhận làm bánh lại nhưng không có nhiều khách như trước nữa. Phần vì cửa hàng bánh mở ra khá nhiều. Phần vì tay nghề em cũng không còn tốt như trước. Con lại còn nhỏ nên không có thời gian rảnh nhiều. Mẫn lại từ chối sự giúp đỡ của gia đình. Em bảo mình đã gây khổ sở cho gia đình nhiều quá rồi, em không muốn tiếp tục áy náy lương tâm nữa.
Có khi qua chơi, thấy Mẫn ăn bát mì tôm hay bát cơm chỉ có canh rau mà tôi thương. Tôi về nhà đem thịt cá sang cho thì em lại không nhận. Hôm nào nấu đồ ăn ngon, tôi lại đem sang cho em một bát, khi đó Mẫn mới chịu lấy.
Hôm qua là tiệc thôi nôi con trai thứ 2 của tôi. Vợ chồng tôi tổ chức bữa tiệc nhỏ trong gia đình. Bố mẹ chồng cho con tôi một chỉ vàng. Em chồng ngập ngừng đưa tôi món quà nhỏ, tôi tươi cười mở ra xem thì bất ngờ khi thấy bên trong là 3 bộ đồ trẻ em vẫn hay bán ở chợ với giá 100 nghìn. Thấy em chồng ngượng ngùng, tôi bật cười, bảo chồng mặc thử đồ cho con và liên tục khen đồ đẹp.
9h tối đó, vợ chồng tôi sang nhà em chồng, đưa cho em 300 triệu đồng. Mẫn ngơ ngác nhìn tôi như đang hỏi tại sao tôi lại đưa em số tiền lớn đến thế? Tôi bảo Mẫn cầm lấy tiền và mở lại tiệm bánh chứ không thể nhận bánh về làm tại nhà kiểu này, vừa cực vừa không có khách. Còn bé thì đem gửi nhà trẻ vì bé đã hơn 2 tuổi rồi. Em chồng từ chối số tiền trên, còn bảo vợ chồng tôi giàu có nhưng đừng làm em tổn thương bằng cách này nữa? Em mang nợ chúng tôi quá nhiều rồi. Thấy em chồng ôm con khóc, mắt tôi cũng cay xè. Phải làm sao để Mẫn chịu nhận sự giúp đỡ của vợ chồng tôi bây giờ?
Mềm lòng qua đêm cùng người yêu cũ, ngày cô ấy sinh con, tôi cuống cuồng đưa đi viện, nào ngờ vừa về nhà đã sốc nặng vì thứ vợ để lại trên bàn Khi Linh ly hôn chồng rồi quay về tìm tôi, tôi đã mềm lòng trước dáng vẻ yếu đuối của cô ấy một thân một mình nuôi con. Nhưng tôi cũng không muốn ly hôn vợ, cô ấy luôn là người vợ tốt. Tôi dùng dằng giữa hai mối quan hệ. Tôi biết mình là tên đàn ông tham lam, ích kỷ. Dù...