Nuôi con chữ cho trò nghèo ở Pờ Tó
Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đinh Núp xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai là nơi có nhiều tấm gương nhà giáo sống đẹp, tâm huyết, yêu nghề, đúng nghĩa hết lòng ‘Vì học sinh thân yêu’.
Phát xôi sáng cho trò nghèo ở Pờ Tó
Cách phố núi Pleiku khoảng 110 km, trong 8.570 người dân toàn xã Pờ Tó bây giờ, hơn 2/3 là đồng bào các dân tộc thiểu số. Hầu hết là người Ba Na, số ít còn lại là người J’rai, và người Tày di cư vào từ các tỉnh miền núi phía Bắc.
Sắc màu làng tái định cư
Ba năm trước đây, Pờ Tó còn chuyển cả 2 làng Bi Da, Bi Dông sang nơi ở mới theo kiểu “Thần Đèn”: hàng trăm người ghé vai khuân cả ngôi nhà sàn dịch chuyển hơn nửa cây số. Trẻ em nơi này thích theo cha mẹ lên nương rẫy hơn đi học. Nên thầy cô thường phải tìm đủ mọi cách “dỗ” để trò chịu đến lớp.
Bộ đội cùng khiêng nhà với dân
Dời làng kiểu “Thần Đèn” ở Pờ Tó
Ngày 1/10/2018, bếp ” Cơm Có Thịt” đầu tiên trên Tây Nguyên được mở tại trường Tiểu học Kim Đồng ở xã Ia Tul, trung tâm huyện Ia Pa. Trước đó, Hiệu trưởng trường là thầy Trần Đăng Khoa đã hiến khoản tiền tiết kiệm 100 triệu đồng của gia đình, với mong muốn giúp học trò khối lớp Một toàn người J’rai mỗi ngày được ăn một bữa cơm nóng tại trường, nhưng không đủ. Có Quỹ Trò nghèo vùng cao tiếp sức, thầy Khoa cùng cán bộ nhân viên toàn trường đã lo cho hàng trăm trò nhỏ được ăn một bữa đủ dinh dưỡng rồi nghỉ trưa tại lớp, để chiều học tiếp, nắm vững dần cách viết và đọc tiếng phổ thông, mới lên được lớp 2.
Ngày mở bếp “Cơm có thịt” đầu tiên trên Tây Nguyên tại trường TH Kim Đồng
Hơn 2 tháng sau, ngày 7/1/2019, lễ trao học bổng Đọt Chuối Non lần thứ 12 cùng bếp “Cơm Có Thịt” thứ hai trên Tây Nguyên được tổ chức tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đinh Núp xã Pờ Tó, là xã vừa nghèo vừa xa nhất của huyện Ia Pa. Thầy Lê Công Tấn-Hiệu trưởng trường TH-THCS Đinh Núp nhà ở thị xã Ayun Pa, ngày nào cũng cần mẫn đi-về, cắt cử chu đáo mọi việc.
“Cơm có thịt” bữa đầu tiên tại trường TH&THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó
Bếp “Cơm có thịt” tại trường Tiểu học Kim Đồng hoạt động hết một năm học thì ngưng, còn bếp tại trường TH-THCS Đinh Núp vẫn duy trì tốt tới nay. Quỹ Trò Nghèo Vùng Cao tiếp tục tài trợ “cơm thịt” với định mức 9.000đ /suất cho 47 trò nhỏ lớp Một. Để bữa ăn các con đầy đủ hơn, trường huy động cha mẹ học sinh thường xuyên vào trường trồng rau sạch góp cho bếp.
Video đang HOT
Nhà báo Nguyễn Anh Tú-Giám đốc Quỹ Trò nghèo vùng cao tại Pờ Tó
Cha mẹ học sinh lớp 1 cũng tự giác đều đặn góp gạo, trung bình một trò 3 bát gạo mỗi tuần. Thỉnh thoảng lãnh đạo huyện, xã ghé thăm trường cũng ủng hộ khi tiền, khi gạo. Phần lương khoán trả hằng tháng cho cô đầu bếp thì thầy Hiệu trưởng vận động doanh nghiệp, bạn bè tài trợ.
Cha mẹ học sinh đến trường vỡ đất trồng rau …
…. và góp gạo hàng tuần cho cô giáo chủ nhiệm lớp Một
Cô Trần Thị Mai đầu bếp luôn chú ý thay đổi thực đơn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường trả công cô mỗi ngày 130 nghìn đồng. Cô Mai chia sẻ: “Nhiều khi đi chợ em chi thêm tiền túi, nhưng cứ nhìn các cháu ăn bữa nào cũng ngon lành, vét sạch khay không thừa tí gì là em thấy hạnh phúc, vì được góp phần mình vào chương trình “Cơm có thịt” rất ý nghĩa cho học sinh nghèo”.
Cô Mai vừa làm bếp vừa chia sẻ với đoàn tham quan của Hội Từ Tâm Đắk Lắk
Ngoài bếp “Cơm có thịt”, trường có sáng kiến “Tủ bánh mì 0 đồng” do thầy giáo Vũ Văn Tùng tạo dựng, duy trì suốt 1 năm qua. Phát hiện nhiều trò cứ học nửa buổi là biến mất, thầy theo dõi mới biết các cháu bị đói, lẻn về nhà tìm thứ dằn bụng, thường chỉ là vài muỗng cơm thiu hay mảnh khoai nguội lạnh, do ngày mùa cha mẹ các cháu phải canh rẫy để con nhỏ ở nhà tự xoay xở. “Thương rớt nước mắt”- Thầy bùi ngùi kể.
Thầy Tùng phát xôi cho trò nghèo lót dạ
Từ buổi đầu vận động bạn bè được 60 ổ bánh mì mỗi tuần, tiếng lành đồn xa, nhiều người góp tiền ủng hộ để thầy Tùng đặt mua thêm. Mỗi tuần 3-4 buổi, thầy phải dậy từ 4h30, chạy xe máy chở chiếc sọt to phủ lớp bao dày chống bụi đi nhận 200 suất ăn. Hôm thì bánh mì sữa, hôm bánh bao hoặc xôi chở vào trường, phát nhanh để học trò kịp ăn rồi vào lớp. Khi thầy Tùng xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia với mô hình xe bánh mì 0 đồng, nhận bằng khen Thủ tướng Chính phủ, không chỉ thầy trò nhà trường mà cả xã, cả huyện, cả tỉnh đều tự hào.
Nhờ có hộp xôi của thầy mà các con đủ no để học
Trường TH&THCS Đinh Núp còn có chương trình “Vật nuôi sinh sản cho học sinh mồ côi” từ sáng kiến của thầy Nguyễn Duy Ry- Tổng phụ trách Đội. Ba năm trước, thấy nhiều trò nhỏ mồ côi nghèo khổ quá, thầy Ry nghĩ ra cách vận động các nhà hảo tâm mua bò, mua dê tặng các cháu. Tới nay, 3 con bò và 4 con dê trao tặng đã sinh sản ra nhiều lứa, trở thành tài sản giúp những học sinh này ổn định dần cuộc sống, an tâm đến trường, giảm bớt khó khăn cho người nuôi dưỡng các cháu. Phòng thầy Ry thường “toàn mùi cá khô”. Vì thầy hay vận động nhu yếu phẩm chất vào đấy để phát cho trò nghèo hằng tháng.
Thầy Ry phát thêm thức ăn cho bữa “Cơm có thịt”
Trường TH-THCS Đinh Núp có nhiều thầy cô giáo mỗi ngày phải đi-về cả trăm cây số. Thầy Lê Công Tấn, thầy Vũ Văn Tùng nhà cách trường gần 40km. Người đi dạy xa nhất là cô Ksor H’Yin, nhà ở làng Pa Ama H’Lăk xã Chư Mố cách trường tới 50km.
cô Ksor H’Yin (đứng) và cô Nguyễn Thị Phú cho học trò ngủ trưa sau khi ăn
Cô Ksor H’Yin kể: Mỗi sáng cô đều phải dậy từ 4h, chăm lo việc nhà xong là chạy xe máy, mùa khô có thể băng tắt qua rừng để rút ngắn được vài cây số. Còn mùa mưa cứ đường chính mà phóng thì cả đi lẫn về tròn 100 km. Nhiều lần té xe. Tuấn trước đường mới ủi trơn trượt, chưa tới trường thì cô bị ngã xuống bùn lấm lem, phải chạy thẳng vào nhà anh Ba bảo vệ tắm gội, mượn quần áo con gái anh mặc để kịp giờ lên lớp.
Đường hai chiều vào trường xây trên đất nhà anh Ba hiến tặng
Đã hơn 10 năm cô Ksor H’Yin đi dạy học xa như thế. Giữa trưa, các cháu ăn xong, cô còn lo cho các cháu ngủ. Cuối buổi học chiều, cô Ksor H’Yin chủ nhiệm lớp 1.2 và cô Nguyễn Thị Phú chủ nhiệm lớp 1.1 đều cẩn thận dắt 2 đoàn trò nhỏ về 2 thôn Bi Da, Bi Dông, rồi mới yên tâm quay xe chạy về nhà. Cực nhọc quen rồi, cô cũng như các đồng nghiệp khác trong trường hầu như quanh năm không vắng buổi nào, sợ nghỉ thì trường chẳng có giáo viên dạy thay.
Quang cảnh, khuôn viên trường đẹp đẽ, khang trang
Ai lần đầu đến trường TH-THCS Đinh Núp cũng trầm trồ vì quang cảnh khang trang, sạch đẹp. Đặc biệt, lối vào trường là một đoạn đường hai chiều rộng rãi, xây trên dải đất rộng hơn 1.100m2 do anh Ba bảo vệ trường hiến tặng. Phần đất hiến này theo giá thị trường bây giờ cũng khoảng 300 triệu đồng, nhưng gia đình anh không tiếc. Anh Ba chia sẻ: Nhờ có nguồn thu nhập từ quán ăn đối diện trường, nên khoản lương bảo vệ được ba triệu đồng mỗi tháng anh cũng hay trích ủng hộ vào bếp cơm thịt cho các cháu.
Phòng học của các cháu vẫn giữ nguyên tấm backdrop gần 4 năm trước
Cùng Hội Từ Tâm Đắk Lắk trở lại thăm trường sau gần 4 năm mở bếp “Cơm có thịt” thứ hai trên Tây Nguyên, tôi lặng người xúc động khi nhìn thấy tấm backdrop giới thiệu chương trình ngày ấy vẫn còn gắn nguyên vẹn trên tường. Đây chính là cách giáo dục con trẻ về lòng biết ơn, rèn luyện tâm đức, nhắc các cháu không quên từng được bao nhà tài trợ nhân ái cùng thương yêu, nâng đỡ.
Thầy Lê Công Tấn chở tôi đi xem đủ cách “dỗ trò đến lớp” của nhà trường
Một ngôi trường vùng sâu, mà từ Hiệu trưởng tới các thầy cô giáo, tới chú bảo vệ, cô đầu bếp, tất thảy đều yêu nghề, vượt mọi khó khăn gian khổ, vừa dạy vừa dỗ, chăm lo chu toàn tới từng giấc ngủ bữa ăn cho trò nghèo như thế. Tấm lòng nhà giáo nơi này thật sáng trong, nồng ấm tình người, quý hóa biết bao.
Những 'người lái đò' tận tụy
Gắn bó với sự nghiệp giáo dục hàng chục năm qua, bằng tình yêu nghề, yêu học trò và tinh thần trách nhiệm của mình, Nhà giáo Ưu tú Phan Công Hùng, nhà giáo Nguyễn Thị Bích Nga như những "người lái đò" tận tụy, "chở" biết bao thế hệ học sinh tới "bến bờ tri thức".
Các thầy, cô vinh dự được lựa chọn là những nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu giai đoạn 1982-2022 của tỉnh Hà Tĩnh.
Nhà giáo Phan Công Hùng được lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh vinh danh nhà giáo ưu tú.
Tấm gương "tự học và sáng tạo"
Thầy Phan Công Hùng (sinh năm 1980, tổ trưởng chuyên môn, Trường Trung học Cơ sở Phan Huy Chú, huyện Thạch Hà) luôn được đồng nghiệp và học trò yêu quý, coi là tấm gương đạo đức "tự học và sáng tạo" để noi theo.
14 năm gắn bó với nghề giáo, thầy Hùng đã có 8 năm công tác tại các địa bàn đặc biệt khó khăn như Trường Trung học Cơ sở Phương Mỹ ở xã miền núi thường xuyên ngập lụt của huyện Hương Khê; hay trường Trung học Cơ sở Thạch Hội - ngôi trường thuộc xã biển ngang khó khăn của huyện Thạch Hà. Ở môi trường nào, thầy Phan Công Hùng cũng nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thầy Hùng chia sẻ: "Càng ở những ngôi trường vùng khó, mình càng thấu hiểu và thương học trò hơn. Mong muốn truyền tải cho các em những kiến thức bổ ích nhất của mình để sau này các em trưởng thành, thành công hơn".
Từ tháng 9/2010 đến nay, thầy Hùng chuyển công tác về tại Trường Trung học Cơ sở Phan Huy Chú, huyện Thạch Hà. Về đây, thuận lợi hơn là được công tác gần nhà, thầy Hùng chuyên tâm và dành hết thời gian cho công tác chuyên môn. Thầy Hùng luôn tích cực, đi đầu trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy; được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh ghi nhận.
Là thành viên trong tổ nghiệp vụ của Phòng và Sở Giáo dục và Đào tạo, thầy Hùng luôn tích cực tham gia, tư vấn góp ý và bồi dưỡng nhiều giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều giáo viên được thầy bồi dưỡng trở thành giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Với 20 năm trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia, các đôi tuyên do thầy Phan Công Hùng làm chủ nhiệm luôn đứng thứ nhất ở huyện Thạch Hà và tốp đầu ở tỉnh, có nhiều học sinh đoạt giải quốc gia, nhiều em đạt thủ khoa học sinh giỏi cấp tỉnh, nhiều em thủ khoa thi vào Trường Trung học Phổ thông Chuyên Hà Tĩnh.
Bên cạnh công tác giảng dạy, Nhà giáo ưu tú Phan Công Hùng còn đảm nhận vai trò cấp ủy trong chi bộ nhà trường, là Tổ trưởng tổ Toán - Lý - Tin. Thầy luôn tham gia tích cực các phong trào, các hoạt động đoàn thể, hưởng ứng nhiệt tình, tích cực các cuộc vận động do các cấp, ngành kêu gọi. Dù ở cương vị nào, thầy Hùng cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là tấm gương "đạo đức tự học và sáng tạo" theo gương Bác cho đồng nghiệp và học sinh noi theo.
Với những thành tích đã đạt được, nhà giáo Phan Công Hùng nhiều năm được công nhận là Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, được tặng thưởng nhiều bằng khen, danh hiệu cao quý như Bằng khen của UBND tỉnh, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đặc biệt là Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Thầy Hùng là một trong 5 cá nhân tiêu biểu của ngành giáo dục Hà Tĩnh được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010-2015. Ghi nhận công lao đối với sự nghiệp trồng người, năm 2020, Thầy Phan Công Hùng được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Cô Tổng phụ trách Đội tâm huyết, sáng tạo
Đó là nhà giáo Nguyễn Thị Bích Nga, tổ Phó chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đảm nhiệm công việc dẫn dắt các phong trào đoàn, đội của trường, cô Nga là tấm gương vượt khó, luôn giữ nhiệt huyết, sáng tạo trong công việc, mang tới cho học sinh nhiều hoạt động bổ ích.
Năm 1990 tốt nghiệp ra trường, cô Nga có 5 năm công tác tại ngôi trường miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Anh là trường Trung học Cơ sở Kỳ Lâm. Năm 1995, cô Nga chuyển công tác về trường Trung học Cơ sở Kỳ Tân cho đến nay.
Cô được giao trọng trách làm Tổng phụ trách Đội. Với năng khiếu sẵn có, cô Nguyễn Thị Bích Nga đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới có hiệu quả công tác giảng dạy và các hoạt động đội của trường, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tham khảo các loại tài liệu, sách báo, internet... để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội.
Chia sẻ về công tác Đội, cô Nga cho biết: Để thực hiện tốt vai trò của một Tổng phụ trách Đội, điều cần thiết là phải có sự nhiệt tình, đam mê với công việc và đặc biệt phải dành tình yêu lớn đối với học sinh. Đồng thời, cần nắm bắt tâm lý đội viên và tìm ra cái mới, điểm nổi bật để thay đổi phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động thường niên gắn với kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm, nhằm tăng sự hào hứng cho các em khi tham gia.
Nhiều học sinh có năng khiếu đã được cô Nguyễn Thị Bích Nga phát hiện, bồi dưỡng đi thi và đạt thành tích cao tại các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh. Nhiều năm liên tục đảm nhiệm công tác kiêm nhiệm, cô Nga luôn hoàn thành tốt và được đồng nghiệp đánh giá cao, phụ huynh, học sinh hết lòng yêu quý.
Đặc biệt, với tấm lòng yêu thương, trắc ẩn với những trẻ kém may mắn như trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ, cô Nguyễn Thị Bích Nga đã tìm hiểu về tâm sinh lý của nhóm trẻ này, gần gũi yêu thương, dẫn dắt các em vượt qua khó khăn để hòa nhập cùng bạn bè. Nhiều năm được phân công giảng dạy các lớp có trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật cô Nga đã giúp đỡ các em hoàn thành chương trình vượt mong đợi của phụ huynh.
Với những đóng góp của mình trong quá trình công tác, nhà giáo Bích Nga đã đạt được những thành tích của bản thân như: danh hiệu "Viên phấn hồng" cấp tỉnh, danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; danh hiệu Tổng phụ trách Đội giỏi, có 21 sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện, một sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh.
Cô Nguyễn Thị Bích Nga là một trong 5 cá nhân tiêu biểu của ngành Giáo dục Hà Tĩnh đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh Nhà giáo Tiêu biểu giai đoạn 1982-2022, được Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng Bằng khen, hai lần được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen cùng với nhiều bằng khen của các cấp, ngành khác. Đặc biệt, năm học 2020 -2021, cô Nga được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng Giấy khen đã triển khai thực hiện tốt Chương trình Giáo dục Phổ thông đối với lớp 1 và đoạt giải Nhất cấp tỉnh cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh.
Nhà giáo Đặng Thị Quỳnh Diệp, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh chia sẻ: Thầy Phan Công Hùng, cô Nguyễn Thị Bích Nga là một trong những tấm gương nhà giáo có nhiều thành tích xuất sắc, tiêu biểu, có tài năng sư phạm, có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Hà Tĩnh, được học trò, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng.
Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt nam Ngày 16/11 tại TP Hồ Chí Minh, thầy trò trường Đại học Cảnh sát Nhân dân (CSND) đã long trọng kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt nam (20/11/1982-20/11/2022). Trong diễn văn khai mạc, Thiếu tướng, GS.TS Trần Thành Hưng- Hiệu trưởng nhà trường thay mặt Đảng ủy, Ban giáo hiệu nhà trường đã gửi những lời chúc mừng và cảm ơn...