Nước Úc và chuyện những đứa trẻ chỉ đọc sách trên xe buýt, nhà siêu giàu nhưng vẫn đi làm thêm, không thích tiêu tiền bố mẹ
Đi du học tưởng đâu ôm được một bụng kiến thức uyên thâm về nhưng ai ngờ đã quên gần hết, cái quý giá duy nhất học được chính là cách họ làm giáo dục, cách họ dạy những đứa trẻ tự lập, ham học hỏi, có trách nhiệm… là quan điểm của bạn Trần Hoàng Trí – du học sinh Việt tại đại học Flinders – Australia.
Tinh cơ lươt Facebook thây ban be share nhau bai viêt cua môt du học sinh vê viêc cân hoc gi khi đi du hoc. Đi đê mơ mang đâu oc, đi đê hoc kiên thưc, đi đê hương nên giao duc tiên tiên, đi đê kiêm môt tâm băng đep mang vê… la nhưng muc tiêu cua hang chuc ngan du hoc sinh trươc khi đăt chân sang xư ngươi. Nhưng sang rôi mơi vơ ra, co hang trăm, hang nghin thư phai hoc chư không riêng gi môi kiên thưc. Tưng con ngươi, tưng hanh đông, tưng lơi noi, tưng con phô, tưng nêp văn hoa… ơ đâu cung co nhưng thư đang đê hoc hoi, hoc tưng ngay hay suôt quang thơi gian du hoc 5 năm, 10 năm cung không bao giơ hêt đươc.
Bai chia se cua Trần Hoàng Trí – du học sinh Viêt tại đại học Flinders – Australia trên Fanpage Ngươi tre xa nha mơ đâu như thê nay: “ Trước khi qua đây, tôi mặc nhiên nghĩ học xong tôi sẽ có một bụng kiến thức đem về, uyên thâm, cao siêu lắm, thạc sỹ mà, lại còn học hai chuyên ngành nữa chứ. Giờ học gần xong, vỡ mộng, cái môn đang học có khi còn chẳng nhớ là nó có cái gì. Nhưng tôi nghĩ cái đáng giá nhất tôi có, là học được cách người ta làm giáo dục.”
Bắt chước bon con nit, ngôi xe buyt câm sach đoc thay vi cui măt vao điên thoai thấy khôn ra nhiều lắm
Ở đây, thi thoảng lên các phương tiện đi lại công cộng, là thấy số lượng tây cầm sách đọc nhiều hơn hẳn lượng dân châu Á đang nhìn chăm chú vào điện thoại. Nhìn cool phết, cái vẻ bất cần biết thế gian này là chi ngoài cuốn sách đang đọc. Tôi nghĩ quái, bọn này chăm thế. Hơn một năm sống, thắc mắc của tôi mới được giải thích khi xuống Melbourne thăm thầy dạy đại học đang định cư ở đây. Thầy có hai đứa con gái đang học tiểu học. Tôi tiện miệng hỏi xem mấy em học có nặng không. Thầy bảo nhẹ lắm, cứ mỗi tuần hai đứa cùng mấy đứa bạn trong lớp được giao cho một cuốn sách để đọc. Cha mẹ chỉ có trách nhiệm ký xác nhận xem bọn trẻ đọc hết chưa. Rồi khi lên trường bọn chúng sẽ kể về những gì đã đọc trong cuốn sách đó, trao đổi và tranh luận với bạn bè.
Đó là bài tập về nhà, không phải những bài tập làm văn mà phải đọc sách giải hay văn mẫu để biết được con gà thế nào, con trâu ra sao, hay cô giáo là phải có mặt trái xoan, mũi dọc dừa, không phải tự nhiên xã hội hay lịch sử mà phải chọn bên nào tốt, bên nào ác theo những ý kiến rất chủ quan như ngày xưa tôi đã từng học. Dần dần, đọc sách thành thói quen theo đến lớn.
Tôi bắt chước sắp nhỏ, mua cuốn sách, ngồi xe rảnh rỗi lôi ra đọc. Thấy khôn ra nhiều lắm.
Phai biêt nhưng thư nho nhât như bơi đê có chuyện gì xảy ra con tự đối phó được
Tôi bị đau lưng, chấn thương dây thần kinh cột sống. Một tuần hai lần phải đi vật lý trị liệu. Bạn bác sĩ trị liệu cho tôi, 23 tuổi, người Úc gốc Việt, nói được tiếng Việt lơ lớ, chúng tôi hay dùng tiếng Việt để trao đổi, khó quá thì chuyển sang tiếng Anh.
Một hôm, bạn đó đang nắn đốt xương L4 cho tôi, thấy tôi căng thẳng, mới hỏi thăm bằng một giọng như không có dấu: “Mấy ngày qua anh làm gì?”
“Anh học bài, đi làm, đi bơi nữa.”
Video đang HOT
“Anh chưa khỏi mà sao đi bơi?”, bạn nói bằng giọng hơi trách, “lỡ đang bơi bị đau thì chìm sao.”
Tôi mắc cười với cách diễn đạt chuột rút của bạn, mới trả lời bâng quơ rồi đánh trống lảng:
“Em biết bơi không?”
“Em biết, ai cũng biết mà.”
Tôi ngạc nhiên hỏi sao ai cũng biết, thế học từ khi nào?
“Từ primary school đó, bọn em được học từ nhỏ.”
“Bắt buộc à?”
“Đúng rồi”, bạn đáp “Băt buôc, tụi em được nhiều thứ lắm, để bảo vệ mình. Có chuyện gì xảy ra, anh phải tự đối phó được chứ.”
Tự nhiên tôi nhớ, đến năm lớp 7 tôi mới được học bơi. Lý do là mẹ tôi quá hoảng hốt khi năm ấy có một vụ chìm thuyền du lịch xảy ra, khiến quá nhiều người mất mạng vì không biết bơi. Rồi những năm sau đó, còn biết bao nhiêu vụ ở Việt Nam nữa, nhưng chẳng mây ai khuyến khích học bơi.
Tôi nghĩ bâng quơ, lỡ té xuống nước, chắc nhảy dây giúp mình nổi lên được.
“Nha siêu giau nhưng vao trung hoc la không muôn xin tiên bô me nưa”
Tôi đi làm, nhiều lúc vỡ lẽ ra đồng nghiệp của mình có khi mới 14, 15 tuổi thì ngạc nhiên lắm. Tôi đứng bếp, thấy mấy em người Úc đứng thu ngân, làm đồ ăn, tôi vẫn đinh ninh là 20 tuôi. Đến khi biết được chúng kém mình cả 10 tuổi, còn đang học trung hoc thì mới ngớ người ra.
Nhưng chúng không thiếu tiền để phải đi làm như tôi, một đứa còn khoe năm sau đủ tuổi thì bố sẽ tặng cho chiếc ô tô xịn. Sau này nói chuyện với một em 18 tuổi, Úc gốc Việt, đi làm một lúc 3 jobs từ năm 16. Tôi hỏi có cần thiết phải làm thế không, thế bố mẹ không cho tiền à? Em bảo ở đây vào trung hoc rồi cũng ít đứa muốn xin tiền bố mẹ lắm, đứa nào cũng thế mà, tự đi làm có tiền tiêu vặt. Chúng tôi ngồi cùng một chuyến tàu về, em kể sự khác nhau khi làm bán hàng và làm bếp và “ đứng xếp quần áo trong cửa hàng tưởng dễ mà không dễ đâu á.” Những trải nghiệm mà tôi khi hơn 20 tuổi vẫn chưa biết tí ti gì.
Muôn thuyêt phuc ngươi khac thi phai noi đươc vai trương hơp đa xay ra đê kiêm chưng
Tôi không nhớ hết kiến thức, nhưng tôi học được cách tư duy để làm nhiều thứ ra lẽ. Hồi học Chiên dich Marketing, ông thầy bắt trả lời câu hỏi phải đưa ra được 3 ví dụ thực tế, dùng thuyết nào thì phải ghi tên ông tác giả ra. Cả lớp tôi kêu trời.
Ông thầy hỏi lại, “Thế sau này khi muốn đề xuất gì cho sếp, các cậu làm gì cho họ tin?” Các cậu bảo lam ABC hay XYZ sẽ thành công, họ tin hả. Hay là các cậu phải dẫn vài trường hợp đã xảy ra, hay thuyết này đã được kiểm chứng? Đừng lười biếng nữa. Từ đó tôi làm gì cũng hỏi lấy gì để người ta tin.
Tôi học được cách người ta làm giáo dục, từ đó muốn con mình sau này cũng được hưởng nền giáo dục như vậy. Để tôi có thể đọc sách và tranh luận cùng nó, để nó biết tự đối phó với những kỹ năng cần thiết nếu có chuyện gì xảy ra, để nó tự lập và trải nghiệm cuộc sống của riêng nó khi còn trẻ, để nó tự biết mình cần gì thích gì, thứ mà ba nó đến tận 25 tuổi đôi lúc vẫn hoang mang.
Va quan trọng hơn, để nó có chính kiến của mình, biết đâu là phải trái chứ không phải tiếp thu kiên thưc môt cach thu đông va may moc.
Theo Helino
U23 Việt Nam đánh thức khao khát trở về của du học sinh Việt
Nhiều du học sinh chia sẻ thành tích của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam khơi dậy niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước và khao khát được trở về quê hương.
ảnh minh họa
Giải vô địch bóng đá U23 châu Á 2018 đã khép lại với đầy cảm xúc. Dù về nhì, đội tuyển U23 Việt Nam đã thực sự vô địch trong lòng người hâm mộ.
Nhưng vĩ đại hơn là tinh thần và trái tim của những chàng trai ấy đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước trong mỗi con người mang dòng máu Việt. Niềm tự hào đó không chỉ có trong những người sống trên mảnh đất hình chữ S, mà cả người Việt Nam đang sinh sống ở khắp năm châu.
Đối với nhiều du học sinh Việt Nam, những người theo dõi giải đấu này, khi được hỏi thì hầu hết có chung một rằng sự kiện này đã giúp lòng yêu nước trong họ như được hâm nóng. Họ khao khát được trở về.
Hà Trang - đang học tại Đại học Hull, Anh - háo hức kể đội tuyển Việt Nam luôn là niềm yêu thích từ nhỏ của nữ sinh. Năm Sea Games 22 là lần đầu tiên cô được hoà cùng dòng người cổ vũ cho đội tuyển thi đấu.
"Ngay cả khi thua Thái Lan ở trận chung kết thì ngày đó cả nhà mình vẫn ra đường, thể hiện tình yêu cùng những người hâm mộ khác. Với U23 năm nay, mình có nhiều tình cảm hơn".
Cô gái mê bóng đá sinh năm 1996 cho biết vì ở Anh, múi giờ chênh lệch nên thời gian các trận đấu của đội Việt Nam ở Vòng chung kết U23 châu Á 2018 đều trùng thời gian cô đi làm thêm và đi học.
"Thật sự mình rất tiếc nuối vì không thể xem đội nhà thi đấu trực tiếp", cô nói.
Khi Việt Nam đá trận vòng bảng với Hàn Quốc, Trang đang ở Việt Nam thực tập. Nữ sinh kể cô mải xem tới mức suýt muộn giờ nộp báo cáo cho các thầy ở Anh. Ở những trận còn lại, chủ yếu cô cập nhật tin tức và sau đó về nhà xem lại trận đấu.
"Ngày đội U23 Việt Nam chiến thắng U23 Qatar, lên Facebook thấy mọi người ở Việt Nam đổ ra đường, khao khát đầu tiên của mình là được hòa vào dòng người ấy. Nhưng không thể nên những ngày sau mình mặc áo cờ đỏ sao vàng đi làm", Trang tâm sự.
Đỗ Thị Hương (phải), sinh viên người Việt Nam đang học tại Singapore rủ bạn (bên trái) là người Philippines đi cổ vũ bóng đá. Ảnh: Hoàng Hà.
Dù ở lại nước ngoài có thể kiếm được công việc đáng mơ ước, thỏa thích vùng vẫy với các dự định, cô gái 22 tuổi này luôn muốn trở về quê hương.
"Thầy giáo người Anh của mình từng có thời gian làm việc ở Việt Nam. Mình cũng có cơ hội tiếp xúc nhiều người nước ngoài tại Việt Nam và họ luôn nói với mình rằng &'Đất nước, con người Việt Nam tốt hơn những gì các bạn nghĩ rất nhiều'.
Thành tích của U23 Việt Nam lần này đã cho thấy điều đó đúng. Chúng ta nên tự tin ở bản thân, đặt niềm tin vào đất nước. Mình nghĩ đất nước cần những người có nhiều cái nhìn mới, kinh nghiệm đa dạng ở môi trường nước ngoài như chúng mình và các bạn du học sinh trở về", cô nàng .
Là một người không quan tâm quá nhiều tới bóng đá nhưng Linh, đang học tại thành phố Nagoya, Nhật Bản, cho biết khi thấy đội U23 Việt Nam vào tới chung kết, cô đã xin đi làm muộn để có thể ở nhà xem hết trận.
"Đây là lần đầu tiên mình thấy hình ảnh từ già trẻ, gái trai, nhiều người ở Việt Nam đổ ra đường để cổ vũ cho đội tuyển bóng đá. Cả nước từ các thành phố đến tỉnh lẻ đều là những hình ảnh dòng người đeo băng rôn cờ đỏ sao vàng, cầm cờ... Đó là những hình ảnh khiến mình cảm thấy ngoài tình yêu bóng đá còn là sự đoàn kết, tinh thần yêu nước của mọi người. Thật sự chỉ mong được về nước ngay để được hòa vào cái không khí đó", Linh hào hứng nói.
Theo Zing
Nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam Sợ mất học bổng, một nam sinh Việt tại Singapore đã đột nhập tài khoản của giáo sư để sửa điểm và bị lĩnh án bốn tháng tù. Tran Gia Hung, 22 tuổi, nhận được học bổng Asean của Đại học Quản lý Singapore (SMU). Khi vừa bước vào học kỳ hai năm nhất, nam sinh đã đột nhập tài khoản của GS...