Nước tiểu của bạn nói lên điều gì?
Màu sắc, mùi và độ đặc của nước tiểu cũng là đầu mối để tìm hiểu những diễn biến đang xảy ra ngay bên trong cơ thể bạn.
Có mùi ngọt
Bác sĩ Holly Phillips – công tác tại New York (Mỹ) – nói: “Mùi ngọt của nước tiểu chính là đầu mối quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường”. Ngoài ra, đối với những người đã biết mình mắc bệnh, mùi ngọt của nước tiểu cảnh báo cho họ biết lượng đường trong máu đã vượt quá giới hạn kiểm soát cho phép.
Vẩn đục
Phillips nói thêm: “Hiện tượng vẩn đục đến từ sự bài tiết vi khuẩn và bạch cầu, hệ quả của quá trình cơ thể chống lại nhiễm trùng”. Do đó, đây rất có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã nhiễm trùng đường tiết niệu. Thậm chí, nếu bạn cảm thấy hoàn toàn khoẻ mạnh và không có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu thì vẫn nên xem xét kỹ, bởi vì rất có thể vi khuẩn đã xâm nhập, nhưng chưa biểu hiện thành triệu chứng.
Nên thường xuyên theo dõi màu sắc, mùi và độ đặc của nước tiểu
Video đang HOT
Có màu hồng hoặc đỏ
Nếu loại trừ khả năng gần đây bạn ăn những thực phẩm tạo nước tiểu có màu như củ dền hoặc quả mâm xôi, thì nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ là dấu hiệu xấu. Đặc biệt, nước tiểu có lẫn máu màu đỏ có thể liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận hoặc thậm chí có thể là dấu hiệu của ung thư thận hoặc ung thư bàng quang. Bởi vậy, nếu nhận thấy nước tiểu của mình có màu hồng hoặc đỏ, bạn phải đến ngay bác sĩ chuyên môn để được kiểm tra kỹ hơn.
Bình thường, nước tiểu gần như không có mùi hoặc có mùi hơi khai. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp liên quan đến chế độ ăn uống như ăn tỏi, nước tiểu cũng có mùi lạ. Nếu nước tiểu bạn có bốc mùi khá nặng thì bạn phải nghĩ ngay đến khả năng nhiễm trùng bàng quang.
Nếu bạn tiểu buốt, rát và xót thì rất có thể bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, hoặc mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, chlamydia…
Dấu hiệu của tiểu dắt là bạn liên tục muốn đi tiểu, thậm chí cơ thể luôn trong tình trạng buồn tiểu. Nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại rất ít, cảm giác tiểu không hết, vừa đi tiểu xong có thể lại muốn đi tiểu ngay, gây cảm giác rất khó chịu. Ngoài việc gây khó chịu cho bệnh nhân, đây còn là dấu hiệu của nhiều bệnh như viêm bàng quang, sỏi bàng quang, viêm tuyến tiền liệt…
Đi tiểu nhiều hơn bình thường
Đây là dấu hiệu rất có thể bạn đã có thai. Đó là một dấu hiệu sớm bởi những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ, làm tăng tốc độ lưu thông máu từ thận. Nếu như bạn chắc chắn mình không mang thai, không uống các thức uống có chứa cồn hoặc caffeine, thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra lại. Có khả năng đây là dấu hiệu của khối u hoặc tiểu đường.
Theo Khoevadep
Tiểu nhiều lần có phải là bệnh?
Cháu 19 tuổi, bị đi tiểu nhiều lần trong một ngày, lượng nước tiểu nhiều, trong, không bị tiểu dắt, tiểu buốt. Nhiều khi đi tiểu xong cháu lại có cảm giác mót tiểu ngay.
Ảnh minh họa: Internet
Xin quý báo tư vấn vì sao cháu lại hay bị đi tiểu nhiều như vậy, cháu mắc bệnh gì?
Ngô Thị Lan (Lào Cai)
Ở người khỏe mạnh, chức năng của hai thận bình thường, khoảng 15 - 30 phút sau khi uống nước chúng ta sẽ đi tiểu để loại bỏ lượng nước dư thừa.
Tính chất nước tiểu thường trắng trong hay vàng lợt, tia nước tiểu mạnh, thông suốt, không phải rặn và không thấy buốt. Vì phản xạ đi tiểu chịu sự điều khiển của cả hệ thần kinh tự chủ và tự động nên người có thần kinh dễ bị kích động, hay lo lắng, sẽ có phản xạ đi tiểu thường xuyên, trước một vấn đề gây căng thẳng thần kinh, như trước khi thi, phỏng vấn, hội họp...
Vì vậy, bạn có thể hạn chế uống nước, tránh các căng thẳng thần kinh có thể cải thiện phần nào chứng đi tiểu nhiều.
Đi tiểu nhiều do bệnh lý có nhiều trường hợp: khi không uống nước mà vẫn đi tiểu, gặp trong các bệnh như: nhiễm khuẩn tiểu, khi đó đi tiểu kèm theo các triệu chứng tiểu buốt, nước tiểu đục, có máu...; hội chứng bàng quang kích thích; bệnh đái tháo đường; có khối u, bướu đường tiết niệu; có dị tật bẩm sinh hệ niệu, bệnh thần kinh bàng quang, suy thận... không nhịn tiểu được dù đang làm việc; đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm mà không liên quan có uống nước; thay đổi thể trạng như sụt cân, mệt mỏi...
Tóm lại, nguyên nhân của tiểu nhiều lần bệnh lý rất phức tạp, đòi hỏi những xét nghiệm chuyên sâu mới có thể chẩn đoán được. Vì vậy, để biết chính xác nguyên nhân và có mắc bệnh gì hay không, cháu cần đến khám tại chuyên khoa tiết niệu của các bệnh viện để được xét nghiệm, điều trị kịp thời.
BS. Nguyễn Hưng
Theo Sức khỏe & Đời sống
Hết bệnh nhờ ăn cá trôi Cá trôi là một loại cá nước ngọt, thịt ngon và béo; có thể chế biến nhiều món dễ ăn: canh chua, kho, hấp... rất phù hợp với những ngày hè nắng nực. Không chỉ ngon miệng, các món ăn này còn hỗ trợ chữa nhiều bệnh. Cá trôi chứa nhiều protein, lipid, các sinh tố A, B1, B2, các chất khoáng, Ca,...