Nước sốt và món ăn
Những món ăn Âu giai đoạn tẩm ướp tương đối đơn giản, nhưng khi ăn phải dùng các loại sốt chế biến công phu, đúng gu.
Món ăn Âu và nước sốt thường cộng hưởng với nhau, món ăn ngon hay dở cũng nhờ vào nước sốt. Sốt được chia làm hai loại cơ bản, loại lạnh dùng cho các món nguội, và loại nóng dùng cho các món nóng. Các món salad thường dùng với sốt dầu giấm.
Có từng loại dầu giấm thích hợp cho từng khẩu vị. Sốt dầu giấm theo gu Pháp thì có dầu, giấm, muối, tiêu, mù tạt, hành tím. sốt dầu giấm theo gu Italy thì cũng tương tự nhưng phải có thêm chút vang đỏ. Ngoài ra, còn sốt dầu giấm chanh, sốt dầu giấm ô liu… Với đồ nguội, hải sản hoặc rau củ thì sốt lạnh thường được dùng trên nền mayonnaise có pha thêm rau thơm như thì là, ớt, hành tây, cà chua hoặc có thêm các loại rượu như brandy, rhum hoặc vang trắng tuỳ theo gu của món ăn.
Sốt nóng có nhiều chủng loại hơn sốt lạnh, chế biến công phu hơn và được chia làm bốn loại chính sốt trắng, nâu, cà chua và nhũ hóa. Sốt trắng thường dùng cho các loại thịt trắng như gà, bê, các loại cá với hai loại chế biến từ bơ với rượu vang trắng hoặc làm từ nước dùng, rượu trắng và kem. Sốt nâu dùng cho các loại thịt đỏ như bò, cừu, heo, vịt, cá có thịt đỏ. Loại này được nấu từ xương nướng, thịt vụn chiên vàng, vang đỏ và các loại rau củ như poarô, cần tây, củ hành tây, cà rốt, bột mì, bơ. Sốt cà dùng khá phổ biến cho các món hải sản, mì hoặc các loại đồ nướng. Sốt nhũ hoá nóng chuyên dùng cho hải sản và các loại đồ nướng. Thành phần chính là trứng, bơ và rượu vang. Để chế biến được loại sốt đạt chất lượng, ngoài các nguyên liệu căn bản thì các loại lá thơm đặc trưng của món Âu là thành phần không thể thiếu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các loại sốt kể trên là căn bản ban đầu. Mỗi đầu bếp tùy vào sự sáng tạo riêng của mình và khẩu vị của thực khách theo vùng miền, quốc gia mà có hương vị thay đổi ít nhiều. Chẳng hạn với nền sốt nâu, người ta có thể thêm tiêu xanh để thành món sốt tiêu cho các loại thịt bò, thịt cừu trở nên nồng nàn hơn. Hay sốt trắng có thể thêm rượu, mù tạt, washabi dùng cho hải sản hấp, nướng; thêm các loại lá thơm, chanh, vỏ chanh cho các loại thịt gà, cá chiên, nướng.
Không dừng lại ở các cách chế biến sốt như trên, các ông vua bếp còn mạnh tay dùng cả sốt cho món gà, sốt chanh dây cho mực, sốt thơm cho tôm.
Theo tạp chí món ngon
Những món mì ống đặc trưng của người Ý
Nói đến ẩm thực của Ý, người ta nghĩ ngay tới món mì ống. Mì ống được xem là món ăn đặc trưng của đất nước có hình chiếc giày này.
Người Ý có nhiều cách chế biến mì ống thành những món ngon, tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi người. Mì ống được làm với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Có thể mua mì khô làm sẵn ở các cửa hàng thực phẩm hoặc tự làm mì tươi tại nhà. Sự khác nhau cơ bản nhất giữa các món mì chỉ xoay quanh phần nước sốt. Nước sốt cà chua, sốt kem hay sốt rượu vang là một số loại nước sốt điển hình trong nhiều loại nước sốt mà người Ý sáng tạo cho món mì ống.
1. Nước sốt cà chua
Ngoài nước sốt thịt truyền thống dùng cho món spaghetti và thịt viên, những loại nước sốt cà chua nổi tiếng khác dành riêng cho món mì bao gồm: puttanesca, bolognese, ragu, fra diavolo và arrabbiata. Bolognese và ragu là những loại nước sốt có thịt. Một số thành phần phổ biến khác của sốt cà chua là tỏi, húng quế, hành, dầu ô-liu, phô mai Pác-ma và mùi tây.
2. Nước sốt kem
Nước sốt kem dùng kèm với mì ống thường là sự kết hợp giữa phô mai và sữa hoặc kem. Alfredo là loại nước sốt kem phổ biến nhất, bao gồm phô mai Pác-ma, bơ và kem. Những kiểu nước sốt kem khác được chế biến rất khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn dùng phô mai làm thành phần chính như phô mai cacio e pepe, phô mai pecorino...
3. Carbonara
Carbonara là một trong những món mì ống nổi tiếng của người Ý với các nguyên liệu khá đơn giản được chế biến chung với mì. Món ăn này gồm có: trứng, phô mai Pác-ma, pecorino và tỏi dùng để làm nước sốt, một ít xúc xích pancetta trang trí trên bề mặt (đôi khi người ta cũng thái nhỏ xúc xích và xào với dầu ăn rồi cho vào nước sốt). Các đầu bếp dùng nước sốt carbonara cho món mì spaghetti hoặc fettuccine.
4. Mì ống hải sản
Món mì ống hải sản luôn được dọn kèm với nước sốt rượu vang nhẹ. Các đầu bếp thường nấu món linguine con vongole (loại mì hải sản với thành phần chính là những loại sò có ở nước Ý) kèm theo nước sốt rượu vang trắng, được chế biến từ một ít nước chanh, bơ, tiêu, tỏi, rượu vang trắng và để lửa ở mức trung bình.
5. Pesto
Pesto bao gồm húng quế, tỏi, muối, hạt thông, phô mai Pác-ma và dầu ô-liu. Nhờ có húng quế, món pesto trở nên nổi tiếng với màu xanh trông rất tươi ngon. Đôi khi, các đầu bếp Ý cũng thay húng quế bằng rau mùi tây, nhằm tạo ra hương vị mới lạ cho món ăn này. Người ta thường dọn kèm pesto với gnocchi, một loại bánh hấp làm từ khoai tây.
Theo Tạp Chí Ẩm Thực
Tác dụng gây ngạc nhiên của gia vị Gia vị các loại không chỉ có tác dụng làm ngon miệng mà còn có tác dụng chữa bệnh hữu hiệu. Hóa ra một chút nước sốt nóng, một thìa dầu ôliu hay thìa quế không chỉ giúp ngon miệng hơn mà những gia vị này còn có thể giúp kiềm chế sự thèm ăn, dễ tiêu hóa, tăng cường trí nhớ và...