Nước sông Mekong là tài nguyên chung
Chủ đề về sử dụng nguồn nước bền vững, hiệu quả được đề cập trong phiên thảo luận “Tầm nhìn mới của khu vực Mekong” diễn ra chiều 12-9. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Lãnh đạo 5 quốc gia khu vực Mekong tìm giải pháp kết nối khu vực
Ông Prajin Juntong, Phó Thủ tướng Thái Lan cho hay, nước là huyết mạch của năm quốc gia. Dòng sông Mekong sẽ đem lại nguồn tài nguyên phong phú, tạo sinh kế cho mọi người, đóng góp vào cuộc sống bền vững hơn.
Đồng quan điểm, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith nói: “Chúng ta không nên nghĩ rằng nước sông Mekong để dùng riêng cho lợi ích quốc gia đó mà đây là nguồn tài nguyên của tất cả quốc gia khác”.
Lào được ví như là “nguồn pin” và nguồn xung lực cho các quốc gia Châu Á, tuy nhiên, sau sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy, tỉnh Attapeu hồi tháng 7, nhiều người hoài nghi về “nguồn pin” này cho khu vực.
Video đang HOT
“Lào khó có thể trở thành nguồn pin của khu vực Châu Á” Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith nói.
Lý giải bình luận này, Thủ tướng Thongloun Sisoulith cho biết, năng lực của Lào trong phát triển nguồn điện, nguồn năng lượng so với nhu cầu của các quốc gia lân cận ở Châu Á rất hạn chế. Tuy nhiên, Lào có đủ tiềm năng để đẩy mạnh hơn những nguồn tài nguyên này bởi có nguồn tài nguyên nước rộng lớn.
Theo lãnh đạo của Lào, hiện nay, quốc gia này đã thực hiện được kế hoạch trong việc cung ứng điện tại Lào và xuất khẩu sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.
Lào hiện nay có khoảng 50 đập thuỷ điện. Đập thủy điện vừa bị vỡ đang được xây dựng lại. Trong thời gian tới, theo lời ông Thongloun Sisoulith, việc xây dựng dự án thuỷ điện nên được thực hiện dựa trên kế hoạch và cách tiếp cận “ nghiêm túc, chỉnh chu, phải đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế”.
Sau tai nạn vỡ đập thuỷ điện, Lào đang tạm hoãn việc xây dựng nhiều dự án thuỷ điện đồng thời đang kiểm tra lại những dự án đang được xây dựng.
Tuy nhiên, ông Thongloun Sisoulith vẫn khảng định, việc xây dựng các dự án thuỷ điện là cách hiệu quả để tạo ra thu nhập, nguồn năng lượng xanh và bền vững.
Theo thesaigontimes
Công bố danh sách 80 start-up dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Việt Nam
Một số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đáng chú ý nhất trong khu vực ASEAN sẽ lần đầu góp mặt tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN) tại Hà Nội từ ngày 11-13.9.
Danh sách 80 start-up dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 được công bố. Ảnh: Reuters.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, gần 300 start-up khắp Đông Nam Á đã đăng ký tham gia sự kiện này. Trong đó, hội đồng tuyển chọn chọn được 80 start-up tham gia sự kiện này (danh sách toàn bộ các start-up dự Hội nghị WEF ASEAN 2018 tại đây). Trong đó có các start-up accelerator (tăng tốc khởi nghiệp), các quỹ đầu tư mạo hiểm, các chuyên gia công nghệ và các nhà lãnh đạo truyền thông.
Các start-up được lựa chọn đến từ khắp khu vực và là đại diện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các dịch vụ tài chính, logistics và thương mại điện tử đến nông nghiệp, truyền thông và chăm sóc sức khỏe.
Các sản phẩm và dịch vụ các start-up đang phát triển có phạm vi từ các loại phân bón thông minh có thể giảm phát thải nitơ oxit (N2O - một loại khí nhà kính có tác động mạnh) cho tới các hình thức mới trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
"Chúng tôi kỳ vọng các start-up có đóng góp quan trọng để tạo ra các cuộc tranh luận tại hội nghị về tác động và quá trình các công nghệ mới và các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ thay thế. Chúng tôi tin rằng họ sẽ làm phong phú thêm các cuộc thảo luận quan trọng về cách thức nâng cấp hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp" - ông Justin Wood - Giám đốc Châu Á - Thái Bình Dương và thành viên của Ủy ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết.
Theo ông, đây cũng là dịp để các start-up kết nối với 1.000 đại biểu tham dự Hội nghị WEF ASEAN 2018 trong đó có 90 Bộ trưởng chính phủ và 600 lãnh đạo doanh nghiệp.
Trong cuộc họp, các start-up sẽ tham gia toàn bộ các chương trình chính thức cũng như có các chương trình dành riêng để thảo luận về các vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp phải đối mặt, từ tìm kiếm nguồn đầu tư cho tới việc vươn tới quy mô khu vực với nguồn lực nhất định.
Đặc biệt sẽ có một "Inovation Hub" (không gian sáng tạo) dành riêng cho các start-up chia sẻ những câu chuyện của họ. Khi cuộc họp kết thúc, diễn đàn hy vọng sẽ thiết lập một cộng đồng bền vững để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của các start-up.
"Chủ đề của Hội nghị là: "ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" phản ánh sự đổi mới và chuyển đổi đáng kể đang diễn ra khắp Đông Nam Á. Một trong những phản ứng quan trọng để đáp lại những thách thức của đổi mới công nghệ là tinh thần doanh nghiệp. Chính nhờ đổi mới mà trong khu vực sẽ phát triển các công ty, định hình các chính sách và xây dựng các hệ thống kinh tế của tương lai" - ông Justin Wood nhấn mạnh.
HẢI ANH
Theo Laodong
Trung Quốc cam kết sẽ phối hợp với WEF bảo vệ toàn cầu hóa Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa ngày 12/9 khẳng định Trung Quốc phản đối chủ nghĩa bảo hộ và cam kết phối hợp với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) để bảo vệ toàn cầu hóa và hệ thống thương mại đa phương. Hàng hóa được bày bán tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN) Tại...