Nước Mỹ vẫn còn một chặng đường dài để phục hồi sau đại dịch COVID-19
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, số việc làm mới trong tuần trước thấp hơn dự kiến cho thấy nhiều người Mỹ vẫn gặp khó khăn để trở lại làm việc sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Người dân xếp hàng chờ phỏng vấn xin việc bên ngoài một công ty ở Arlington, bang Virginia (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một phát biểu, bà Raimondo cho rằng nước Mỹ vẫn còn một chặng đường dài để phục hồi sau đại dịch COVID-19, khi vẫn còn nhiều người Mỹ đang gặp khó khăn. Theo thống kê, có tới 8 triệu người mất việc làm so với thời điểm trước khi đại dịch bùng phát.
Trong tháng Tư, tốc độ tăng trưởng trên thị trường lao động Mỹ bất ngờ chậm lại, do tình trạng thiếu nhân công và nguyên liệu. Báo cáo ngày 7/5 của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, nền kinh tế nước này tạo ra thêm 266.000 việc làm trong tháng 4/2021, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.
Bà Raimondo nhận định phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề do đại dịch COVID-19, khi nhiều người làm việc trong các ngành chịu tác động nghiêm trọng nhất như lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh đó, tình trạng đóng cửa của các trường học và thiếu dịch vụ giữ trẻ với mức giá phải chăng cũng khiến phụ nữ gặp khó khăn để trở lại làm việc.
Ngoài ra, bà Raimondo lưu ý vấn đề thiếu hụt chất bán dẫn cũng là một yếu tố tác động đến thị trường việc làm của Mỹ trong tháng Tư.
Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết số việc làm trong lĩnh vực ô tô giảm 27.000 trong tháng Tư giữa bối cảnh các nhà sản xuất buộc phải hủy bỏ các ca sản xuất và cho công nhân nghỉ phép do thiếu chip.
Trong một phát biểu, bà Raimondo nhấn mạnh đang tập trung tìm giải pháp để thúc đẩy hoạt động sản xuất chất bán dẫn tại Mỹ và tránh nguy cơ gián đoạn nguồn cung tương tự trong tương lai.
Kế hoạch việc làm của Tổng thống Joe Biden cũng kêu gọi đầu tư 50 tỷ USD vào chuỗi cung ứng để giảm bớt tác động tiêu cực đối với nước Mỹ.
Phụ nữ và người da màu tại Mỹ chịu tác động mạnh về tài chính
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn kết quả một cuộc thăm dò mới đây cho thấy phụ nữ và người Mỹ thuộc các nhóm thiểu số nói rằng gia đình họ đang gặp khó khăn về tài chính hơn so với trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020.
Người dân xếp hàng chờ phỏng vấn xin việc bên ngoài một công ty ở Arlington, bang Virginia (Mỹ). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cuộc thăm dò của Washington Post/ ABC News mới được công bố cho thấy 25% số phụ nữ được hỏi cho biết họ đang ở trong tình trạng tài chính tồi tệ hơn so với thời điểm đầu năm 2020, trong khi chỉ có 18% nam giới rơi vào hoàn cảnh tương tự. Trong khi đó, người Mỹ da màu cũng phải đối mặt nhiều hơn với các nguy cơ về việc mất việc làm hoặc bị cắt giảm lương trong đại dịch, trong đó có tới 27% số người da màu được hỏi trong cuộc thăm dò cho biết hiện đang gặp khó khăn về tài chính, so với chỉ 18% người da trắng được hỏi.
Nhìn chung, có tới 22% người Mỹ được hỏi trong cuộc thăm dò rằng họ đang gặp khó khăn về tài chính hơn so với trước khi COVID-19 diễn ra, trong khi chỉ 14% cho biết tình hình tài chính tốt hơn và 64% nói rằng không có nhiều thay đổi về tình hình tài chính.
Đáng chú ý, những người tham gia cuộc khảo sát đang thể hiện sự tin tưởng về việc chính quyền mới nhậm chức của ông Biden sẽ giải quyết được các vấn đề kinh tế của đất nước, khi Tổng thống Biden được đánh giá tích cực trong cuộc thăm dò vì cách xử lý nền kinh tế. Theo đó, hơn một nửa số người được hỏi, chiếm 52% cho biết họ tán thành công việc mà ông Biden đang làm về vấn đề này, so với tỷ lệ 41% có quan điểm ngược lại.
Các bác sĩ ở Anh kêu gọi rút ngắn khoảng cách giữa hai mũi tiêm ngừa COVID-19 Tính đến ngày 23/1, tại Anh có 5,9 triệu người đã được tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên. Tuy nhiên, việc chính phủ hoãn tiêm mũi thứ hai vaccine của hãng Pfizer (Mỹ) tới 12 tuần đang vấp phải chỉ trích từ các bác sĩ. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Manchester, Anh, ngày 7/1/2021. Ảnh:...