Nước Mỹ hướng về cuộc đua ở Georgia
Sau màn đổi màu bất ngờ từ Đỏ (Đảng Cộng hòa) sang Xanh (Đảng Dân chủ) trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi, sự chú ý của nước Mỹ lại đổ dồn về Georgia một lần nữa trong cuộc đua giành hai ghế thượng nghị sĩ hôm nay 5-1.
Các tình nguyện viên hỗ trợ cử tri gốc Á không rành tiếng Anh đi bầu cử thượng viện tại bang Georgia – Ảnh: AAAJ
Georgia không còn là một bang Đỏ hay đã đổi sang Xanh. Đây là một bang Tím.
Ông JIM HOBART (nhà thăm dò ý kiến thuộc Đảng Cộng hòa nói về sự pha trộn giữa cử tri ủng hộ Cộng hòa và Dân chủ ở Georgia)
Các chính trị gia Cộng hòa xem Georgia là “phòng tuyến cuối cùng” ngăn chặn làn sóng Xanh năm nay. Cả hai phe đều hiểu rõ tầm quan trọng của hai ghế thượng nghị sĩ ở Georgia. Tổng thống Donald Trump, tổng thống đắc cử Joe Biden và phó tổng thống đắc cử Kamala Harris đều thân chinh tới Georgia vận động ủng hộ cho ứng viên của đảng mình.
Bám đuổi quyết liệt
Đây là cuộc đua giữa các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa gồm David Perdue và Kelly Loeffler với các đối thủ của Đảng Dân chủ là Jon Ossoff và Raphael Warnock.
Cuộc bầu cử Thượng viện ở Georgia đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quyết định cục diện chính trường Mỹ sắp tới. Nếu giành thêm được một hoặc cả hai ghế thông qua cuộc bầu cử ở Georgia, Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục giữ thế đa số tại Thượng viện Mỹ khóa tới, cho phép họ ngăn chặn, gây sức ép với phần lớn chương trình nghị sự của tổng thống đắc cử Joe Biden.
Ngược lại, nếu chiến thắng nghiêng về Đảng Dân chủ, số ghế tại thượng viện sẽ được chia đều 50-50 cho cả hai đảng, khi đó lá phiếu của phó tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ có tiếng nói quyết định vì theo Hiến pháp, phó tổng thống Mỹ sẽ đồng thời là chủ tịch Thượng viện.
Các cuộc khảo sát mới nhất được tiến hành cuối tháng 12-2020 cho thấy phe Dân chủ đang dẫn trước với cách biệt mong manh 1-2%.
Nếu hai thượng nghị sĩ Cộng hòa đương nhiệm là ông David Perdue và bà Kelly Loeffler thất bại, chuỗi thời gian 6 năm liên tục kiểm soát Thượng viện của Đảng Cộng hòa sẽ chấm dứt.
Video đang HOT
Điều này cũng dẫn tới một viễn cảnh éo le đầy thú vị: hai thượng nghị sĩ Dân chủ sẽ đại diện cho một bang mà ở đó tất cả các vị trí như thống đốc, Hạ viện và Thượng viện bang đều nằm trong tay Đảng Cộng hòa.
Cử tri gốc Á sẽ quyết định?
Hơn 500 triệu USD đã được chi cho các chiến dịch tranh cử, biến nó trở thành cuộc chạy đua thượng nghị sĩ đốt tiền nhất trong lịch sử bang. Sự đầu tư lớn của cả hai phía, theo báo New York Times , có khả năng sẽ được quyết định bởi một nhóm nhỏ nhưng đang lớn mạnh nhanh chóng tại Georgia: cử tri gốc Á.
Theo đánh giá của Đài Fox News, cuộc đua thượng nghị sĩ ở Georgia sẽ kết thúc với cách biệt rất sít sao giống như cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Ứng viên Biden đã giành chiến thắng, chấm dứt sự thống trị của các ứng viên Cộng hòa tại Georgia kể từ năm 1996 nhờ vào cách biệt chỉ 11.779 lá phiếu so với Trump.
Sự thay đổi nhân khẩu học nhanh chóng của Georgia, với nhóm người gốc Á – Thái Bình Dương (AAPI) và người Mỹ gốc Phi, là nguyên nhân góp phần vào thất bại cay đắng của ông Trump.
Trong lịch sử, các chính trị gia thường ít chú ý tới nhóm AAPI, bao gồm nhóm AAPI ở Georgia (chiếm 3% tổng số cử tri ở bang này) vì tỉ lệ đi bầu của nhóm này rất thấp và số phiếu của họ thường không quyết định được điều gì. Tuy nhiên, cách biệt ngắn giữa ông Trump và ông Biden trong cuộc bầu cử vừa qua đang thắp hi vọng cho cả hai phe Dân chủ lẫn Cộng hòa.
Một thống kê khác cũng thay đổi suy nghĩ của Đảng Dân chủ về AAPI. Số liệu của Công ty thống kê Catalist cho thấy tính trên toàn quốc, cứ ba cử tri AAPI thì có hai người ủng hộ ông Biden và một người ủng hộ ông Trump.
Hai ứng viên thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ, ông Jon Ossoff và mục sư Raphael Warnock đã thuê các giám đốc tranh cử thuộc nhóm AAPI và tìm cách tiếp cận nhóm cử tri này. Ngoài việc thúc đẩy quảng cáo bằng tiếng bản địa, cả hai còn tổ chức các sự kiện vận động ủng hộ đi kèm những lời hứa dành cho các doanh nghiệp thuộc cộng đồng AAPI.
Ủy ban Đảng Dân chủ ở Georgia thành lập một nhóm chuyên trách tiếp cận cử tri gốc Á với hi vọng tận dụng tối đa lá phiếu của họ.
Trước sự xông xáo của phe Dân chủ, các chính trị gia Cộng hòa đã kêu gọi những cử tri trung thành với đảng đi bầu vào ngày 5-1. “Những người Cộng hòa không đi bầu là đang hại chính đảng của mình và làm lợi cho Đảng Dân chủ, cho hai ứng viên không đại diện cho những giá trị của bang” – dân biểu Doug Collins thuộc Georgia vừa cảnh báo vừa kêu gọi trên Đài Fox ngày 3-1.
Đảng Cộng hòa dường như đang một lần nữa đặt hi vọng màn vận động ủng hộ vào giờ G của Tổng thống Trump.
Phe Dân chủ tiếp tục nắm Hạ viện
Với 216 phiếu ủng hộ, bà Nancy Pelosi tiếp tục giữ chức chủ tịch Hạ viện của Quốc hội Mỹ khóa 117 sau cuộc bỏ phiếu ngày 3-1. Đối thủ của bà Pelosi bên Đảng Cộng hòa, ông Kevin McCarthy, nhận được 209 phiếu.
Theo Hãng thông tấn AFP, chỉ có 430/435 nghị sĩ bỏ phiếu do một số người đang trong thời gian tự cách ly vì tiếp xúc gần người nhiễm COVID-19 và 2 cuộc đua dân biểu liên bang chưa kết thúc ở New York, Iowa. Có 5 dân biểu Dân chủ đã không bỏ phiếu cho bà Pelosi và yêu cầu một gương mặt mới vì bà đã 3 lần giữ chức chủ tịch Hạ viện trước đó.
Theo Hãng tin Reuters, tính đến thời điểm hiện tại phe Dân chủ đang có 222 ghế, nhỉnh hơn 4 ghế so với yêu cầu tối thiểu để tiếp tục kiểm soát Hạ viện.
Hai ngày quyết định tương lai chính trường Mỹ
Trong ngày 5 và 6/1, Mỹ sẽ chứng kiến hai sự kiện quan trọng có thể quyết định tương lai chính trường nước này sau cuộc bầu cử gây chia rẽ tháng 11/2020.
Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump vẫn chưa từ bỏ nỗ lực thách thức kết quả cuộc bầu cử Mỹ 2020. Ảnh: Getty Images
Mọi ánh mắt lúc này đang đổ dồn về bang Georgia, nơi cuộc đấu loại quyết định đảng nào kiểm soát Thượng viện Mỹ sẽ diễn ra vào ngày hôm nay, 5/1 (theo giờ địa phương).
Sau đó một ngày, vào 6/1, Quốc hội khóa mới của Mỹ sẽ nhóm họp để kiểm đếm phiếu bầu đại cử tri, qua đó xác nhận lần cuối người sẽ lãnh đạo nước Mỹ trong 4 năm tới. Trước đó, ngày 14/12/2020, Đại cử tri đoàn đã bỏ phiếu xác nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden trong cuộc tổng tuyển cử ngày 3/11.
Bang Georgia lại thành "chiến địa"
Theo CNN, ngày 4/1 (theo giờ địa phương), cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống đắc cử Joe Biden đều đã có mặt ở bang Georgia để vận động cử tri đi bầu bổ sung 2 ghế tại Thượng viện.
Cuộc bầu cử Thượng viện Mỹ đã diễn ra cùng với bầu cử Tổng thống vào 3/11, tuy nhiên tại bang Georgia, do không ứng viên nào đạt số phiếu quá bán cần thiết để giành ghế, các đối thủ của hai đảng đã phải bước tiếp vào vòng hai ngày 5/1.
Người dân bang Georgia xếp hàng đi bỏ phiếu sớm cuộc bầu cử đại diện tại Thượng viện từ ngày 14/12/2020. Ảnh: AFP/Getty Images
Nếu tại Georgia, đảng Cộng hòa giành được một hoặc cả hai ghế, đảng này sẽ tiếp tục giữ thế đa số tại Thượng viện Mỹ, cho phép họ cản trở phần lớn chương trình nghị sự của Tổng thống đắc cử thuộc đảng Dân chủ Joe Biden.
Trong trường hợp ngược lại, nếu đảng Dân chủ giành được cả hai ghế đại diện Georgia, số ghế Thượng viện sẽ được chia đều 50-50 cho hai đảng (tính cả 2 Thượng nghị sĩ độc lập nhưng ủng hộ Dân chủ). Khi đó lá phiếu "phá hòa" của Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris, với tư cách là Chủ tịch Thượng viện, sẽ quyết định quyền kiểm soát thuộc về đảng Dân chủ. Một thắng lợi như vậy sẽ mang thêm lợi thế cho bộ đôi Biden - Harris trước lễ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1.
Tới Georgia ngày 4/1, ông Biden đã tổ chức mít tinh vận động tại thành phố Atlanta, trong khi bà Harris đã tới Savannah hôm 3/1, để vận động cho hai ứng viên Dân chủ là Jon Ossoff và Raphael Warnock.
Tổng thống đắc cử Joe Biden. Ảnh: AP
Trong khi đó, Tổng thống Trump tới thành phố Dalton, Georgia, để vận động cho Thượng nghị sĩ Cộng hoà Kelly Loeffler và David Perdue.
Theo kết quả các cuộc khảo sát gần đây, sự ủng hộ của cử tri với các ứng cử viên của hai đảng là khá đồng đều, dự báo một cuộc bỏ phiếu gay cấn sẽ diễn ra tại Georgia vào ngày 5/1.
Kịch tính hậu bầu cử chưa kết thúc
Tiếp đó, ngày 6/1, lưỡng viện Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp để kiểm đếm và xác nhận số phiếu đại cử tri, qua đó công nhận người sẽ là Tổng thống Mỹ trong 4 năm tới. Thông thường cuộc họp này chỉ mang tính thủ tục. Tuy nhiên, lần này phe Đảng Cộng hòa vẫn đang muốn bác bỏ chiến thắng của ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden, nên kịch tính được cho là chưa kết thúc.
CNN cho biết các nhà lập pháp sẽ tuân theo một thủ tục lâu đời quy định trong hiến pháp, để chính thức xác nhận tân tổng thống. Giống như 4 năm trước, Phó Tổng thống khi đó là Joe Biden đã giám sát việc kiểm phiếu đại cử tri - đưa ông Trump vào Nhà Trắng năm 2017, bây giờ sẽ là Phó Tổng thống Mike Pence công bố kết quả kiểm phiếu chính thức tại Thượng viện, xác nhận chiến thắng của ông Biden.
Tuy vậy, các nhà lập pháp Mỹ vẫn sẽ có khả năng trình văn bản phản đối kết quả bỏ phiếu - giống như một số đảng viên Đảng Dân chủ đã làm vào năm 2017. Nhưng nếu như những phản đối khi đó đã dễ dàng bị bác bỏ, thì năm nay, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa có thể tìm cách kéo dài thủ tục và buộc Hạ viện và Thượng viện phải vào cuộc.
Theo thủ tục hiến định, các thành viên của Hạ viện và Thượng viện sẽ gặp nhau tại Hạ viện. Chủ tịch Thượng viện - Mike Pence - sẽ chủ trì phiên họp và các phiếu đại cử tri sẽ được đọc và đếm theo thứ tự bảng chữ cái bởi hai người được bổ nhiệm từ Hạ viện và Thượng viện. Sau đó, họ sẽ trình kết quả kiểm đếm cho ông Pence, người sẽ công bố kết quả và lắng nghe ý kiến phản đối.
Nếu có ý kiến phản đối, Hạ viện và Thượng viện sẽ tách ra họp riêng, mỗi ý kiến phản đối không thảo luận quá 2 giờ, để quyết định kết quả của lá phiếu đại cử tri đó.
Có tổng cộng 538 phiếu đại cử tri, nếu không có ứng cử viên nào đạt được đa số - tức là tối thiểu 270 phiếu - thì Hạ viện sẽ bầu Tổng thống và Thượng viện bầu Phó Tổng thống. Điểm đáng lưu ý là lưỡng viện sẽ bỏ phiếu theo thể thức nghị sĩ đoàn tiểu bang, tức là mỗi bang chỉ có duy nhất một phiếu đại diện. Vì vậy, dù đảng Dân chủ đang có nhiều ghế nghị sĩ hơn tại Hạ viện, song đảng Cộng hòa lại đang nhiều hơn về số nghị sĩ đoàn tiểu bang (Cộng hòa 26-Dân chủ 23, tiểu bang Pennsylvania trung lập). Do đó, nếu Hạ viện bầu tổng thống, ông Trump nhiều khả năng sẽ chiến thắng.
Hạ viện có thời gian đến trưa ngày 20/1 phải chốt được tên Tổng thống. Nếu đến khi đó họ vẫn không thể, thì người lên làm tổng thống nhiệm kỳ mới sẽ là Phó tổng thống mãn nhiệm hoặc người tiếp theo trong hàng kế vị tổng thống. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, đến thời điểm này nỗ lực thách thức kết quả bầu cử của Tổng thống Trump và các nghị sĩ Đảng Cộng hòa sẽ rất khó thành công.
Quan chức Georgia tố bị ép nghe điện của Trump Tổng thư ký bang Georgia Raffensperger cho biết Nhà Trắng thúc ép ông nói chuyện với Tổng thống Trump, dù ông cho rằng điều này không phù hợp. "Tôi chưa bao giờ tin rằng nói chuyện với Tổng thống là điều thích hợp, nhưng ông ấy hối thúc và tôi tin rằng ông ấy đã yêu cầu cấp dưới thúc ép chúng tôi....