Nước Mỹ giữa ‘cuộc chiến’ chống lạm phát
Việc chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng cao trong tháng 11 vừa qua trở thành thách thức lớn cho việc hoạch định chính sách cho cả thời gian tới khi ông Donald Trump tiếp quản Nhà Trắng.
Dự kiến tuần này, Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) sẽ có cuộc họp cuối cùng trong năm nay, nhưng chưa rõ Fed có tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành.
Người dân Mỹ đang đối mặt với việc lạm phát ở mức cao hơn kỳ vọng. ẢNH: PHÁT TIẾN
Fed trong thế lưỡng nan
Video đang HOT
Nguyên nhân của dự báo vừa nêu là vì số liệu vừa được công bố cho thấy lạm phát của Mỹ trong tháng 11 là 2,7% so với cùng kỳ năm 2023. Ngay sau khi số liệu lạm phát được công bố, các loại tiề.n tệ ở châu Á đã tăng giá so với USD. Theo tờ Financial Times, so với rổ tiề.n tệ gồm bảng Anh và yen Nhật thì USD đã suy yếu 0,15%.
Mới đây, tờ The New York Times có bài phân tích liên quan diễn biến trên. Theo đó, trong quá trình điều hành lãi suất cơ bản sau đại dịch, Fed đã đạt được một kỳ tích là tỷ lệ lạm phát giảm nhưng nền kinh tế không rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, dù lạm phát hiện nay đã giảm khá nhiều so với cao trào lên đến 9% hồi năm 2022. Nhờ đó, vào tháng 9 vừa qua, Fed đã cắt giảm lãi suất điều hành đến 0,5 điểm phần trăm, còn mức 4,75 – 5%. Giới phân tích đã kỳ vọng trong lần họp tới đây, Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành thêm 0,5 điểm phần trăm, xuống còn 4,25 – 4,5%.
Thế nhưng, xu thế có thể bị đảo ngược bởi Fed đang đứng trước thế lưỡng nan. Cụ thể, Fed có nhiệm vụ kép là giữ lạm phát thấp trong khi tối đa hóa số lượng việc làm, nhưng chỉ có một công cụ chính là lãi suất điều hành. Với diễn biến hiện nay, nếu Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành thì có thể khó đưa lạm phát về mức mục tiêu. Ngược lại, nếu không cắt giảm lãi suất điều hành thì khó có thể tạo thêm việc làm do thị trường không được kích thích tăng trưởng. Chính vì thế, Fed đang đứng trước kịch bản phải chọn lựa mục tiêu nào.
Trong khi đó, theo báo Market Watch thì Fed có thể vẫn đón nhận được tín hiệu khả quan. Cụ thể, dù giá cả tăng nhanh trong vài tháng qua nhưng 3 động lực chính của lạm phát lại có dấu hiệu giảm trong những tháng tới: Chi phí nhà ở, giá dịch vụ và chi phí lao động. Trong đó, vấn đề lớn nhất là nhà ở, bởi đây là chi phí lớn nhất đối với hầu hết các gia đình và là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng cao suốt 2 năm qua. Cho nên, một chọn lựa của Fed có thể là cắt giảm lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm phần trăm chứ không phải 0,5 điểm phần trăm như kỳ vọng.
Khó khăn cho ông Trump
Không chỉ khiến cho Fed rơi vào thế lưỡng nan, việc lạm phát tăng như vừa qua còn tạo ra thách thức cho ý định của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Vừa qua, ông Trump đã khẳng định sẽ tăng thuế đối với hàng hóa của Canada, Mexico và Trung Quốc. Ông Trump đ.e dọ.a áp mức thuế 25% đối với hàng hóa từ Mexico và Canada, cũng như tăng thêm 10% thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Cả ba quốc gia này đều là đối tác thương mại hàng đầu, cung cấp nhiều hàng hóa quan trọng cho Mỹ. Vì vậy, nếu ông Trump lập tức tăng thuế đối với hàng hóa từ 3 quốc gia này cùng nhiều nền kinh tế khác sẽ khiến vật giá ở Mỹ leo thang, do việc chuyển dịch chuỗi sản xuất về nước này khó có thể sớm trở thành hiện thực.
Trong cuộc khảo sát mới đây do Reuters/Ipsos thực hiện và được công bố ngày 13.12, phần lớn người dân tham gia khảo sát đều không cho rằng việc tăng thuế nhập khẩu là một ý tưởng hay và lo ngại khiến giá cả hàng hóa tăng cao. Chỉ 29% số người được hỏi trong cuộc thăm dò đồng ý với việc “Mỹ nên tính thuế cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu ngay cả khi giá tăng”. Ngược lại, có đến 42% không đồng ý, và 26% nói rằng không biết, số còn lại không trả lời câu hỏi. Bên cạnh đó, chỉ 17% số người được hỏi đồng ý với quan điểm là cá nhân họ sẽ tốt hơn khi Mỹ tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Nếu mục tiêu là đ.e dọ.a tăng thuế nhằm thúc ép Trung Quốc tăng cường mua hàng hóa của Mỹ để cân bằng thương mại, thì ông Trump cũng không dễ thành công. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, bằng cách tăng thuế, ông Trump đã khiến Trung Quốc phải cam kết tăng cường mua hàng của Mỹ, nhưng trong thực tế cuối cùng thì Bắc Kinh vẫn không mua đủ số lượng theo cam kết.
Theo thống kê, khi ông Trump nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2017, nguồn thu ngân sách từ hải quan của chính quyền liên bang là 34,6 tỉ USD. Đến năm 2019, con số này tăng lên thành 70,8 tỉ USD. Mức tăng tuy rất cao nhưng con số này chỉ tương đương khoảng 0,3% so với GDP của nước Mỹ hiện nay. Thực tế này xét trong bối cảnh lạm phát tăng hiện nay, giới phân tích tỏ ra lo ngại về kế hoạch tăng thuế hàng hóa nhập khẩu mà ông Trump đề ra.
Người Mỹ đổ xô tích trữ hàng hóa giữa lo ngại thuế quan
Người tiêu dùng Mỹ đang tích trữ hàng hóa và đổ xô đi nâng cấp ô tô, thiết bị cũ để tránh nguy cơ giá cả tăng cao.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở California, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Theo khảo sát hàng tháng của Đại học Michigan, 1/4 số người Mỹ được hỏi cho biết đây là thời điểm tốt để mua sắm lớn vì họ dự đoán giá sẽ tăng vào năm tới. Khảo sát gần đây của CreditCards.com đối với 2.000 người cho thấy 1/3 trong số họ đang mua sắm nhiều hơn vì lo ngại thuế quan.
Một số nhà kinh tế học cảnh báo rằng việc người dân chi tiêu như thể lạm phát sắp xảy ra có thể sẽ đẩy giá lên cao hơn. Bộ Lao động cho biết trong tháng 11/2024 chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn một chút so với tháng trước. Sự gia tăng này một phần là do người tiêu dùng đổ xô mua sắm hàng hóa lâu bền sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump cam kết áp thuế đối với hàng hóa từ các nước, trong đó có Canada, Mexico và Trung Quốc.
Ông Robert Barbera, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Tài chính tại Đại học Johns Hopkins, nhận định người tiêu dùng có thể đang đẩy nhanh kế hoạch mua sắm của mình. Họ nghĩ rằng nếu định mua một chiếc TV trong 12 tháng tới, họ có lẽ nên mua trong 12 tuần tới.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã đề xuất mức thuế 10% đến 20% đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu và 60% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và giảm thâm hụt thương mại. Sau cuộc bầu cử, ông tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico và đ.e dọ.a áp dụng mức thuế 100% đối với các nước BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng thuế quan, ngay cả khi giúp thúc đẩy sản xuất, cũng có thể dẫn đến giá cả tăng cao.
Để đón đầu việc giá cả tăng, một số người tiêu dùng đang đẩy mạnh chi tiêu. Tuy nhiên, việc người tiêu dùng mua sắm ồ ạt do lo ngại lạm phát có thể đẩy giá lên cao.
Ông Harrison Hong, Giáo sư kinh tế tại Đại học Columbia, cho rằng nếu lượng mua đủ lớn và tình trạng thiếu hụt đủ lớn, nhà bán lẻ sẽ phải tăng giá.
Ông Hong dẫn chứng lệnh cấm xuất khẩu gạo không phải loại basmati của Ấn Độ năm 2007 khiến người Mỹ khi đó đã tích trữ gạo, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt. Các sản phẩm và cửa hàng có mức độ tích trữ cao nhất đã chứng kiến mức tăng giá lớn hơn một vài tháng sau đó.
Paul Ashworth, nhà kinh tế trưởng khu vực Bắc Mỹ tại Capital Economics, cho biết thêm kỳ vọng lạm phát rất quan trọng đối với lạm phát trong tương lai. Vì vậy, có thể các nhà bán lẻ và nhà sản xuất đang chuẩn bị cho mức thuế quan cao hơn bằng cách tăng giá ngay bây giờ, vì dự đoán giá nhập khẩu sẽ cao hơn.
Các doanh nghiệp Mỹ, vốn đã nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá khoảng 3.200 tỷ USD năm 2022, đang lên kế hoạch cho trường hợp xấu nhất. Một số doanh nghiệp đang tích trữ hàng nhập khẩu để đón đầu, trong khi các doanh nghiệp khác đang khuyến khích người tiêu dùng mua ngay trước khi giá tăng.
Tiến trình hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ có nguy cơ chệch hướng Ngày 11/12, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo đề xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc áp thuế trên diện rộng đối với hàng nhập khẩu có thể cản trở những nỗ lực nhằm hạ nhiệt lạm phát và khiến giá tiêu dùng tăng. Khách hàng chọn mua đồ trong siêu thị tại Foster City, bang...