Nước mắt võ sư sau 12 năm biệt giam và 27 án kỷ luật
Từng là một võ sư Karatedo Nhị đẳng huyền đai, chỉ sau một lần đưa bạn võ đi cấp cứu nhưng không thành, Nguyễn Anh Tân (Tèo cao) trở nên bất mãn, sống buông thả.
Sau hai lần bị truy bắt và phạt tù giam với nhiều tội danh, Tân lại sa vào ma túy và bị tuyên án thêm 13 năm tù. Sau khi vào trại cải tạo, Tân “Tèo cao” trở thành nỗi khiếp sợ của các phạm nhân khác. Gã vi phạm tất cả các nội quy trong trại giam từ đánh nhau đến soán ngôi đại ca buồng giam. Cũng ngần ấy năm ở tù, gã luôn phải sống trong cảnh “ biệt giam” và phải chuyển đến trại giam cách nhà cả nghìn cây số. Hơn một thập niên sống trong trại giam với tư tưởng chống đối, bất phục, lần đầu tiên Tân bật khóc khi được một đồng chí cán bộ trại giam gói bánh tét cho gã ăn tết đúng phong tục của người Tây Nguyên.
Các phạm nhân chuẩn bị đi lao động(Ảnh Lê Giáp).
Vết trượt dài của một võ sư
Trước khi được cán bộ trại giam đưa vào gặp Nguyễn Anh Tân, họ luôn nhắc chúng tôi phải giữ khoảng cách và tuân theo sự kiểm soát của quản giáo. Bởi lẽ từ trước đến nay, Tân thuộc thành phần lì lợm, máu lạnh ở tất cả các trại giam. Ngày trước khi còn ở trại giam Gia Chung, gã từng dùng dao đâm bạn tù và không ít lần sang gây chiến ở các buồng giam khác.
Sau màn chào hỏi, giới thiệu và qua sự động viên của vị quản giáo, Tân hít một hơi sâu, thả lỏng người và bắt đầu câu chuyện.
Sinh năm 1970 tại TP. Buôn Mê Thuật (Đắc Lắc), Nguyễn Anh Tân có dáng vóc cao lớn của con nhà học võ. Năm lên 10 tuổi, mẹ Tân bị bạo bệnh rồi qua đời, lớn lên gã càng ý thức được vai trò của mình và luôn giúp người cha già chăm các em gái ăn học. Trưởng thành, Tân may mắn được võ sư Nguyễn Quang Dũng, một bậc thầy tài ba của môn phái Karatedo thu nhận làm đồ đệ. Theo lời kể của Tân, vì được người thầy tận tình dạy bảo, chẳng lâu sau Tân hàm thụ lên võ sư và mang hàm Nhị đẳng huyền đai karatedo. Sau đó Tân còn được đứng lớp, rèn luyện võ thuật cho các học trò.
Đó là những chuỗi ngày vinh quang của Nguyễn Anh Tân. Sau tiếng thở dài, ánh mắt căng ra, Tân kể tiếp: Khoảng năm 1993, trong một lần cứu bạn võ thoát khỏi vòng đấu và đến bệnh viện cấp cứu thì bị các bác sỹ khước từ sự thỉnh cầu vì cho rằng họ ngông cuồng, gây đánh nhau. Trong cơn điên dại, thấy đồng môn nằm chờ chết, Nguyễn Anh Tân đã lao vào đánh bác sỹ đến gãy quai hàm và xương gò má. Sau lần đó, sự nghiệp của Tân cũng tiêu tan, cuộc đời buông theo vết trượt dài. Rồi Tân sa vào những cuộc chơi, những trận đánh nhau, cướp bóc và ma túy. Tháng 10/2001, sau khi đã lĩnh hai tiền án, Nguyễn Anh Tân thêm một lần nữa đứng trước vành móng ngựa và bị tuyên án thêm 13 năm tù giam với tội danh “mua bán trái phép chất ma túy”
Xưng hùng trong trại giam và nhận 27 án kỷ luật
Ngược dòng thời gian của 13 năm về trước, sau khi bị tuyên án, Nguyễn Anh Tân được chuyển đến cải tạo tại một trại giam đóng trên vùng đất Tây Nguyên. Đó là trại giam với phạm nhân tứ xứ, đa phần có mức án cao. Với bản chất ngang tàng, ngay từ những ngày đầu, Tân đã đưa những ánh mắt thách đấu với những đại ca trong trại giam luôn lớn tiếng bắt nạt “ma mới”.
Nguyễn Anh Tân được chuyển đến một buồng giam cùng với 57 phạm nhân khác. Theo lời kể của Tân, thời đó trong phòng, người được tôn làm “đại ca” chính là Đàn “sát thủ”. Ngày đầu tiên đến buồng giam mới, Tân đã bị các đàn em của Đàn “làm luật”. Không chịu khuất phục bởi những quy luật đó, Tân chống lại. Khi đó Đàn nổi giận và lớn tiếng: “Nghịch anh thì chẳng có gì tốt đẹp”, Tân phản pháo: “Một con diều muốn lên cao thì phải đi nghịch gió”. Ngay sau đó là trận đòn của các đàn em “đại ca” Đàn dành cho Tân. Vốn là người học võ, Tân chẳng ngại ngần gì đánh lại khiến nhiều người trong số đó bị trọng thương. Nhưng cuối cùng, trước vòng vây của quá đông đàn em của Đàn, Tân bị ngã gục, bất tỉnh bên vũng máu.
Sau khi chữa trị vết thương, Tân bị “biệt giam”, rồi được chuyển đến buồng giam khác. Với tài nghệ võ thuật và tiếng tăm vốn có, Tân quy tụ được rất nhiều “anh em” trong trại giam. Khi ấy, các cán bộ trại giam luôn ngán ngẩm với phạm nhân này bởi ngày nào Tân cũng đánh lộn rồi vi phạm các nội quy trong trại. Không ít lần Tân kêu gọi phạm nhân trốn trại, gây bạo loạn khiến gã tiếp tục bị nhốt “biệt giam” cải tạo riêng. Sau khi được trả về phân đội cải tạo, Tân lại tiếp tục xung đột, cầm đầu những cuộc hỗn chiến.
Các cán bộ quản giáo trại giam số 3 – bộ Công an (đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An) kể với chúng tôi: Phạm nhân Nguyễn Anh Tân chuyển từ trại giam Gia Trung sang trại số 3 từ năm 2013. Đây là đối tượng mà trại giam Gia Trung đánh giá là đặc biệt nguy hiểm. Nguyễn Anh Tân đã có đến 27 án kỷ luật vi phạm nội quy trại giam. Chính vì thế, Tân bị chuyển đến trại giam cách nhà hơn 1.000km để tiếp tục cải tạo.
Bị khuất phục bởi tình người chốn ngục tù
Video đang HOT
Nguyễn Anh Tân tâm sự: “Ngày trước ở trại Gia Trung chỉ có bố hay đến thăm tui nhất. Lâu lâu bạn bè và các sư huynh đệ cũng có ghé thăm. Ba tui năm nay 93 tuổi, lần nghe tin con chuyển sang trại giam số 3, ông lặn lội một mình từ Đắc Lắc ra Nghệ An thăm tui. Rồi đi được nửa đường, ba tui không thể đi tiếp mà phải xuống xe chờ người nhà đến đón về. Năm nay tui đã ngoài 40 nhưng trong mắt cha, tui vẫn là một đứa trẻ ham chơi, chưa biết nhận thức đúng sai…”.
Tháng 3/2013, Tân được chuyển về phân trại 1 của trại giam số 3. Sau khi đọc tiểu sử cải tạo cùng với hàng loạt lý lịch “đen” đã gây ra trước đó, Tân tiếp tục “được” cho vào phòng “biệt giam” 10 ngày.
Sau đó, Nguyễn Anh Tân được chuyển đến phân trại 2 (trại giam số 3). Điều khiến Tân cảm động đầu tiên là khi một cán bộ trại giam đã nói chuyện với gã rất nhiều. Biết Tân vốn mê đàn hát và đặc biệt thích chơi đàn ghi ta, ngày hôm sau, cán bộ này tự bỏ tiền ra mua tặng Tân một cây đàn khiến hắn bật khóc. “Sau 11 năm trời sống cảnh “biệt giam”, lần đầu tiên tôi được ôm cây đàn, được chơi đàn. Cái cảm giác đó vừa lâng lâng hạnh phúc, vừa nghẹn ngào khó tả”, Tân tỏ ra xúc động, khóe mắt rưng rưng.
Tân kể tiếp: “Rồi những khi rảnh rỗi, cán bộ Hoàng Công Thành, người mua đàn tặng tôi vẫn đến thăm hỏi xem tôi ăn ở thế nào, cải tạo ra sao. Tết Nguyên đán 2014 vừa rồi, chính tay anh gói hai chiếc bánh tét dành riêng cho tôi đón Tết. Bởi anh hiểu người Tây Nguyên chúng tôi không ăn bánh chưng ngày Tết mà chỉ chuộng bánh tét. Cái đêm hôm ấy, thực sự tôi mới thấu hiểu cái tình người với nhau. Khi ấy, tôi biết sống chậm lại, biết lắng nghe, biết quan tâm người khác và mất dần đi bản chất giang hồ, mất đi ý muốn xưng hùng làm đại ca trong suốt mấy chục năm qua”.
Muốn làm lại cuộc đời từ những mảnh ghép loang vỡ
Nguyễn Anh Tân tâm sự: “Hạnh phúc nhất của tui là mỗi tháng khi điện về nhà được nghe giọng nói của cha. Khi thì cha khóc, khi thì cha dặn đủ thứ. Qua gần hết cuộc đời một thằng con bất hiếu như tui mới cảm nhận hết tình cảm sâu sắc của một người cha. Giờ tui chỉ muốn nhắn với cha rằng mong cha khỏe mạnh, hai năm nữa tui sẽ được chăm cha và để cha được mỉm cười khi thấy người con của mình đã biết hối lỗi và biết làm lại cuộc đời từ những mảnh ghép loang vỡ…”.
Các cán bộ trại giam cho biết, thời gian gần đây Nguyễn Anh Tân đã có thái độ tích cực trong việc lao động và cải tạo.
Theo Đời sống Pháp luật
Chấn động 2 tử tù cưa song vượt ngục trong đêm mưa
Sự "nổi tiếng" ấy có từ một cuộc đào thoát vượt khỏi phòng biệt giam cách đó 2 năm về trước và cuộc truy lùng lớn chưa từng có của hơn 500 CBCS truy bắt 2 kẻ tử tù trốn trại suốt 17 ngày đêm...
Tảng sáng một ngày giữa tháng 10 cách đây vừa đúng tròn 10 năm, tại trường bắn Cầu Ngà thuộc Trại Tạm giam số 1 - Công an Thành phố Hà Nội đã thi hành bản án tử hình đối với 2 tử tù là Nguyễn Văn Thân và Nguyễn Hải Nam. Thân và Nam chính là 2 tử tù "nổi tiếng" nhất trong lịch sử của trại tạm giam này.
2 tử tù cưa đứt 3 lần cửa sắt biến mất khỏi phòng biệt giam trong đêm mưa
Sáng ngày 28 tháng 10 năm 2001, trời chuyển mùa, thời tiết u ám, gió lạnh kèm theo những cơn mưa rả rích từ đêm trước. Dù là buổi sáng sớm của ngày chủ nhật, nhưng máy điện thoại của Thiếu tướng Phạm Chuyên (lúc đó đang là Giám đốc Công an TP Hà Nội) đổ dồn dập.
Ngay lập tức ông lên xe thẳng về hướng phía Tây của thành phố. Chiếc xe chở Thiếu tướng Phạm Chuyên dừng lại trước cửa Trại Tạm tạm giam số 1 - Công an TP Hà Nội, ông bước nhanh vào phía trong.
Hai kẻ tử tù biến mất
Phía sau cánh cửa sắt nặng nề của Trại tạm giam, vừa có một vụ việc động trời xảy ra đối với Công an thành phố Hà Nội lúc bấy giờ. Không phải một mà có tới 2 tử tù bị biệt giam chờ ngày thi hành án đã trốn thoát khỏi Trại tạm giam Công an TP Hà Nội.
Thiếu tướng Phạm Chuyên được trực tiếp dẫn xuống khu vực buồng giam số 3 khu vực K3, nơi 2 tử tù vừa trốn thoát trong đêm. Ngay sau đó, một cuộc họp khẩn cấp của Ban giam đốc Công an thành phố Hà Nội với một số đơn vị nghiệp vụ được tiến hành.
Một thông điệp được đưa ra: Vì danh dự của Công an Thủ đô, vì sự nghiêm minh củapháp luật. Bằng mọi giá phải truy bắt bằng được 2 đối tượng tử tù mới trốn trại.
Ở thời điểm mà hai kẻ tử tù này trốn thoát không phải là không có những ý kiến, những suy nghĩ nghi ngờ về sự tiếp tay, giúp sức của các cán bộ trại giam bởi tử tù có thể đào thoát khỏi phòng biệt giam là điều vượt ra ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.
Tất cả những đối tượng chờ thi hành án tử hình đều bị giam giữ trong điều kiện đặc biệt. Tử tù bị cùm chân bởi một chiếc cùm lắp ở phía cuối của bệ xi măng. Mọi sinh hoạt hàng ngày đều diễn ra ở trong buồng biệt giam rộng chừng 7-8m2, chính vì vậy chuyện hai tử tù này thoát được ra ngoài là một việc không tưởng.
Thế nhưng, sau khi bắt được Thân và Nam rồi cho chúng thực nghiệm lại quá trình trốn thoát, các điều tra viên mới tin rằng hành trình vượt ngục của 2 kẻ tử tù là hoàn toàn có thật.
Âm mưu vượt ngục
Kẻ chủ mưu trong vụ vượt ngục này được xác định là Nguyễn Văn Thân. Thân chính là kẻ vạch ra kế hoạch trốn chạy cũng như việc chuẩn bị các dụng cụ để phục vụ cho ý đồ đào thoát khỏi nhà tù.
Người bị giam cùng buồng với Thân là Nguyễn Văn Nam chỉ đóng vai trò là kẻ giúp sức. Cả 2 tuy đều là giang hồ cộm cán, nhưng so với Thân, Nam là kẻ kém hơn cả về tuổi đời lẫn kinh nghiệm giang hồ.
Nếu như từ năm 1992 Nguyễn Văn Thân đã tham gia vào một vụ án giết người bị truy nã và trong quá trình 6 năm trốn chạy, y còn tiếp tục tham gia vào 2 vụ án giết người khác thì Nguyễn Hải Nam vốn chỉ là một tên lưu manh, trộm cắp vặt.
Nam bị tuyên án tử hình vì đã tham gia đánh chết một phạm nhân cùng buồng năm 2001. Chính vì vậy Thân đã nung nấu ý định bỏ trốn ngay sau khi bị bắt, còn Nam được Thân rủ tham gia cùng.
Bằng chứng là khi Thân "bày tỏ ý định" vượt ngục với Nam thì lúc này hắn đã chuẩn bị được khá nhiều dụng cụ để phục vụ cho việc phá cùm.
Sau này, khi thực hiện thành công việc trốn thoát khỏi Trại tạm giam số 1 và bị bắt trở lại, Thân đã khai với các cán bộ điều tra rằng, trong thời gian hắn phạm tội giết người và chạy trốn tại các tỉnh miền Nam hắn đã được nghe mấy tay anh chị trong giang hồ kể về câu chuyện trốn trại của tử tù Phước "tám ngón".
Và chính câu chuyện này sau đó đã trở thành "cảm hứng" cho Thân nung nấu ý định thực hiện cuộc vượt ngục có một không hai.
Cưa cùm bằng bánh răng bật lửa
Tuy nhiên, nếu như Phước "tám ngón" tìm cách cưa cùm bằng chiếc dao lam xin được thì Thân lại dùng cách khác, sử dụng bánh răng của bật lửa để mài giũa cùm chân. Với khoảng 10 chiếc bánh xe bật lửa, Thân dùng dây buộc ghép lại với nhau và chúng trở thành một chiếc giũa tự tạo hoàn hảo.
Hàng ngày Thân dùng chiếc giũa này cộng với mẩu gạch men vỡ để mài cùm chân. Nhẫn nại ngày qua ngày, trong hơn một tháng Thân đã mài mòn vẹt chiếc cùm đến mức có thể rút được chân của mình ra ngoài.
Lúc này để tránh sự phát hiện của cán bộ quản giáo, một mặt Thân đốt nóng nhựa để lấp đi vết mài lõm trên cùm, mặt khác hắn nghĩ cách để không phải tháo cùm ra khỏi chân bằng việc từ chối gặp người nhà vào thăm với lý do... giận gia đình.
Nếu cán bộ quản giáo có vào để đổi móng cùm, hắn đều tìm cách xin khất với lý do nếu đổi móng cùm sẽ bị trái chân, khó chịu.
Về phía Nam, để góp sức trong việc vượt ngục Nam đã được Thân phân công cho những nhiệm vụ rất cụ thể. Trong lúc Thân mài cùm chân hoặc cưa song sắt, Nam sẽ cảnh giới.
Ngoài ra để chuẩn bị cho cuộc vượt ngục, Nam còn được Thân giao thêm nhiệm vụ tỉ mẩn ngồi tước từng sợi từ túi bao tải dứa (là vật dùng để đựng đồ tiếp tế dùng cho các phạm nhân) thành một sợi dây thừng dài khoảng 20m.
Với sự ma mãnh đó, Thân và Nam đã qua mặt được các cán bộ quản giáo, đêm đêm Thân rút chân ra khỏi cùm để trèo lên cưa các song sắt trại giam. Dụng cụ để cưa song sắt của Thân được ghi nhận trong quá trình điều tra đó là một chiếc cưa tự tạo có gắn một dao lam ở giữa buộc giằng hai đầu có mẩu nhựa màu vàng dài 5cm, toàn bộ cưa tự tạo được buộc vào thanh nứa dài 15cm.
Sau khi tháo được chân ra khỏi cùm, Thân đã dùng chiếc cưa này để cưa cả 4 đoạn thanh chấn song sắt trên ô cửa thông gió trong buồng giam tạo thành một lỗ hổng đủ cho một người chui qua.
Đêm đêm, Thân chui qua lỗ hổng ấy ra phía ngoài xà lim bí mật cưa đứt 2 song sắt lớn là chấn song của cửa sổ buồng giam 3K3 để tạo lỗ hổng chui qua. Trong giai đoạn Thân đi cưa các cửa sắt, hắn "bàn giao công cụ" lại cho Nam và để cho Nam tự mài mòn cùm sắt cho mình.
Trốn trại
Sau 4 tháng miệt mài, cuối cùng "công trình" của Thân và Nam đã hoàn thành. Việc còn lại là chỉ chờ đến thời điểm là sẽ trốn thoát ra ngoài. Theo tính toán của Thân, trời mưa sẽ là cơ hội tốt để hành động bởi tiếng mưa sẽ giúp hắn che giấu được những tiếng động trong lúc tẩu thoát.
Và cơ hội đã đến với Thân và Nam, một ngày cuối tháng 10-2001, thời tiết Hà Nội bước vào giai đoạn chuyển tiếp với những cơn mưa giao mùa. Đêm hôm ấy cả Thân và Nam cùng thống nhất với nhau về kế hoạch hành động.
Áng chừng thời điểm đã là nửa đêm, hai tên tử tù nhẹ nhàng rút chân ra khỏi chiếc cùm rồi lần lượt chui qua chấn song cửa thông gió. Sau đó chúng dùng thanh sắt hình chữ thập (được cưa ra từ cửa thông gió) để phá khóa cửa sắt ở hành lang phía sau khu K3.
Thoát được ra khỏi khu buồng biệt giam nhưng lúc này chúng phải đối mặt với bức tường bảo vệ ngăn cách khu vực trại tam giam với bên ngoài. Quan sát một lúc, Thân phát hiện khu vực phía Đông Nam của trại đang xây dựng có khá nhiều gỗ dàn giáo, và cách đó không xa có một cây keo nằm cách bức tường khoảng chừng 5m.
Sau khi bàn bạc và tính toán rất nhanh, Thân và Nam dùng chiếc dây đã được bện sẵn buộc 4 cây gỗ tròn nối vào nhau, một đầu được buộc chắc chắn vào thân cây keo, đầu kia vắt sang hàng rào dây thép gai trên bức tường của trại.
Hai chiếc chăn, một chăn dạ, một vỏ chăn hoa mà Thân và Nam mang theo từ trong buồng giam được phủ lên hàng rào dây thép gai và hàng dây điện trần đã giúp chúng thoát được ra ngoài một cách an toàn...
Theo An ninh thủ đô
Nước mắt của võ sư sau 12 năm bị biệt giam Từng là một võ sư Karatedo Nhị đẳng huyền đai, chỉ sau một lần đưa bạn võ đi cấp cứu nhưng bị các bác sỹ từ chối, Nguyễn Anh Tân (Tèo cao) trở nên bất mãn, sống buông thả và dần rơi vào con đường tội lỗi. Sau hai lần bị truy bắt và phạt tù giam với nhiều tội danh, Tân lại...