Nước mắt người mẹ nghèo không có tiền cho con theo đại học
Đạt 26,75 điểm, Nguyễn Thị Phương không trúng tuyển Học viện Cảnh sát, nhưng có thể đỗ nhiều trường đại học khác. Vì kinh tế gia đình khó khăn, nữ sinh phải đi làm thuê kiếm sống.
Tìm đến nhà Nguyễn Thị Phương tại xã Văn Hoàng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), những người hàng xóm cho biết, bố nữ sinh này bỏ nhà đi từ khi em học lớp 1. Người mẹ buồn tủi rồi sinh bệnh tâm thần, phải uống thuốc hàng ngày. Bị bệnh tật dày vò, nhưng bà vẫn gồng mình với 3 xào ruộng và làm thêm việc khâu màn tuyn để nuôi con ăn học.
“Phương thi đại học được gần 27,75 điểm, muốn vào trường công an vì nhà không có tiền cho cháu học trường ngoài”, bà Lê Thị Thật ngậm ngùi kể về con gái vừa học hết lớp 12. Nhắc đến câu chuyện buồn của con, người mẹ nghèo nói trong nước mắt: “Cháu đi làm thuê được hơn một tháng rồi; khóc lóc mấy ngày rồi quyết định đi…”.
Bà Lê Thị Thật chia sẻ những thành tích học tập của con gái. Ảnh: Ngọc Tân.
Video đang HOT
Chuyện bắt đầu từ tháng 4/2015, Nguyễn Thị Phương (học sinh THPT Đồng Quan, Phú Xuyên) làm hồ sơ vào Học viện Cảnh sát rồi gửi cho công an huyện. Việc đăng ký vào trường công an phải qua nhiều khâu, từ nộp hồ sơ đến kiểm tra lý lịch, sức khỏe…
Khi điền tổ hợp xét tuyển vào trường, nữ sinh điền sai tổ hợp xét tuyển là khối D, thay vì khối A như lựa chọn của mình. Phải đến 3 tháng sau, khi trường yêu cầu phiếu điểm, em mới phát hiện sai sót này.
Với mức điểm 26,75, Phương hoàn toàn có thể đỗ vào các trường top đầu như Ngoại Thương, Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân… Thầy cô và bạn bè cũng nhiều lần động viên em rút hồ sơ khỏi Học viện Cảnh sát để nộp vào các trường dân sự. Tuy nhiên, nữ sinh đành bỏ cuộc vì gia đình không có nổi vài triệu đồng để đóng học phí đầu năm.
“Từ giờ mẹ không phải nuôi con nữa”, đó là những lời Phương nói với mẹ trước khi rời nhà đi làm thuê. Cô học trò sau 12 năm say sưa đèn sách, giờ phải kiếm sống đỡ gánh nặng cho gia đình. Khi đi, em mang theo cả sách vở, hy vọng nuôi tiếp ước mơ đến giảng đường.
Liên hệ với Phương qua điện thoại, em cho biết, đang sống nhờ nhà người quen ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Hằng ngày Phương làm công việc bán hàng thuê tại một siêu thị với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng. “Em định vừa làm thuê vừa ôn tập để năm sau thi lại đại học, nhưng cũng không chắc khi đó còn đủ sức để vào trường công an hay không”.
Cô Nguyễn Thị Hường, giáo viên chủ nhiệm của Phương, là người đầu tiên chia sẻ với chúng tôi về hoàn cảnh của em. Cô cho biết, em là học sinh giỏi, có ý chí vượt khó. Phương từng giành hai danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố. Kỳ thi THPT vừa qua, điểm xét tuyển của em đạt 26,75 điểm. “Thế nhưng chỉ vì một sai sót khi điền thông tin vào hồ sơ, cánh cửa đại học đóng sập ngay trước mắt cô học trò nghèo”, cô Hường ngậm ngùi chia sẻ.
Năm nay trường THPT Đồng Quan tổ chức lễ tuyên dương cho 70 học sinh thi đại học đạt 24 điểm trở lên. Trong khi bạn bè nô nức nhận phần thưởng và chuẩn bị cho ngày nhập học, Nguyễn Thị Phương vẫn đang bươn chải với công việc làm thuê cách nhà gần 60 km.
Theo Zing
Chuyện đỗ, trượt đại học
(Kiến Thức) - Năm nay là năm đầu tiên đổi mới thi đại học nên rất nhiều cái mới. Có điểm rồi, như mọi năm thì đã biết đỗ, trượt đại học thế nào.
Ảnh minh họa.
Còn năm nay lại phải lo nộp vào đâu để đỗ được. Đó cũng là một vấn đề khá nan giải. Cô bạn tôi có con thi được 22,5 điểm cho 3 môn xét vào đại học. Vẫn lo, vì con thích vào trường luật, bố mẹ lại sợ trường đấy lấy cao, muốn nộp vào trường nào điểm thấp hơn. Như vậy là người ta lo trượt đại học là chính chứ không lo có được học đúng ngành mình chọn hay không.
Trong khi học đại học thì cũng có dăm bảy đường. Cùng một ngành học, có những trường lấy điểm rất cao 27 - 28 điểm, trong khi có những trường chỉ lấy ở mức điểm sàn. Nói thực là giờ đây nếu nói để mà học được đại học thì chẳng khó. Chưa biết điểm thi tốt nghiệp mà các trường, các học viện ngoài công lập đã gửi giấy báo, giấy mời nhập học đến tơi tới. Thế nên nếu trượt trường công lập thì đã có cả một loạt các hệ liên kết đào tạo, các hình thức chất lượng cao và vô số trường đại học ngoài công lập dang tay ra đón, ra hứng. Còn trượt vào đâu được nữa.
Nhưng vấn đề là học gì, học thế nào và ra trường có tìm được việc làm hay không, có làm được việc hay không... thì lại bị đặt xuống hàng thứ yếu. Điều đó cho thấy việc hướng nghiệp cho các em còn chưa tốt. Học đến lớp 12 mà nhiều em vẫn còn chưa biết mình sẽ học gì, làm gì.
Một người bạn tôi cho con sang Úc học từ lớp 11. Ở nhà cháu rất thích vẽ, bố mẹ cũng đều làm kiến trúc sư, cứ nghĩ cháu sẽ theo nghề ấy. Nhưng sang bên đó tham gia các câu lạc bộ, rồi được hướng nghiệp rất tốt (trường cho đi tham quan các trường đại học, các xưởng, các công ty... để biết được về công việc mà mình định chọn) thế là cháu lại phát hiện ra mình thích làm về môi trường và cũng đã thể hiện nhiều khả năng về ngành này. Vậy là lên đại học, cháu chọn học về môi trường.
Ở Việt Nam cũng có một số gia đình hướng nghiệp cho con rất tốt, hoặc là theo nghề truyền thống của gia đình hoặc theo sở thích của các cháu. Nhưng tiếc rằng, đa số vẫn là nước chảy bèo trôi, chọn học trường nào đỗ được. Để khỏi mang tiếng trượt đại học. Còn sau đó ra trường làm nghề gì lại tính sau.
Theo kienthuc.net
Trượt đại học vẫn thành ông chủ Không bằng cấp, từ một người làm thuê, Đào Công Trường (sinh năm 1981) vươn lên làm ông chủ sản xuất đặc sản bánh sữa Ba Vì, quảng bá sản phẩm rộng rãi trong cả nước. Anh được Thành Đoàn Hà Nội bình chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2014. Đào Công Trường (bên trái) kiểm...