Nước mắt mầm non rơi trên sàn tập xiếc
Mới khoảng 10 tuổi nhưng cũng như các bạn bên trường Múa, các em cũng đã sớm phải xa nhà đi học Xiếc. Song do đặc thù nghề nghiệp nên khối lượng luyện tập ở trường dạy xiếc vất vả hơn nhiều. Và, đã có những giọt mồ hôi và cả nước mắt rơi xuống sàn tập.
Là một trường có số lượng sinh viên không nhiều, nhưng Trường Xiếc Việt Nam lại gánh trên mình vai trò đào tạo diễn viên xiếc của 3 nước là Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Cả châu Á hiện nay ngoài Trung Quốc, chỉ có Việt Nam có trường dạy xiếc.
Ở trường Xiếc, các em nhỏ từ Lào và Cam-pu-chia được cử sang đây cũng học chung giáo trình giống các bạn Việt Nam. Khoảng thời gian đào tạo của trường kéo dài từ 4 năm rưỡi đến 5 năm.
Buổi tập xiếc bắt đầu với những động tác cơ bản để làm nóng cơ thể.
Trong một năm rưỡi đầu tiên của khóa học các em sẽ được học 4 môn cơ bản của xiếc đó là: tung hứng, thăng bằng, thể thao và nhào lộn và văn hóa.
Video đang HOT
Với yêu cầu khắt khe nên các em học sinh luôn phải tập trung cao độ để có được những động tác nhanh, chính xác.
Các em giúp bạn tập luyện động tác.
Đon-srey-nich và Đon-so-thi, cặp sinh đôi 11 tuổi tới từ nước Lào đang giúp nhau luyện tập động tác.
Buổi luyện tập luôn có sự theo sát, kèm cặp của các giáo viên. Chỉ một động tác sai hay lệch ở lứa tuổi này có thể dẫn những kết quả không mong đợi thậm chí rất xấu cho tương lai các em sau này
Đã có những giọt nước mắt rơi xuống vì luyện tập vất vả
Đon-srey-nich và Đon-so-thi, cặp sinh đôi 11 tuổi tới từ nước Lào hồn nhiên trước ống kính máy ảnh.
Nụ cười hồn nhiên của các bé trong phút nghỉ ngơi. Một bé vì nô đùa đã bị gãy tay vì nghịch nhiều.
Tan trường, về kí túc xá các em người Lào vẫn theo học kiến thức văn hóa giống các bạn Việt Nam.
Theo BDVN
Lập ban soạn giáo trình chung cho trung cấp
Giáo trình sử dụng chung trình độ TCCN se do Bộ trưởng GD-ĐT tổ chức biên soạn, thẩm định, duyệt và được sử dụng trong các cơ sở đào tạo.
Ngay 23/9, Bô GD-ĐT đa co quyêt đinh vê viêc "Tô chưc biên soan va duyêt giao trinh sư dung chung trinh đô trung câp chuyên nghiêp".
Viêc biên soan se đươc thưc hiên đối với môn học hoặc học phần thuộc khối kiến thức văn hóa phổ thông (đối với hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở) và các môn học khối kiến thức, kỹ năng chung được quy định trong Quy định về chương trình khung giáo dục TCCN do Bộ trưởng ban hành.
Các môn học thuộc khối kiến thức văn hóa phổ thông, bao gồm: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh vật, Văn-Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý.
Các môn học thuộc khối kiến thức, kỹ năng chung, bao gồm: Giáo dục quốc phòng-An ninh, Chính trị, Giáo dục thể chất, Tin học, Ngoại ngữ, Pháp luật, Kỹ năng giao tiếp, Khởi tạo doanh nghiệp, Giao duc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Môt trong 6 yêu câu vê giao trinh sư dung chung đươc đê câp la "Nội dung thông tin phải chính xác, phù hợp với thực tiễn, cập nhật được các thành tựu mới của khoa học và công nghệ".
Trên cơ sơ đo, Bô se thanh lâp Ban biên soan va Hôi đông thâm đinh giao trinh sư dung chung cho hê TCCN.
Theo dân trí
Có 7 năm kinh nghiệm mới được biên soạn giáo trình TCCN Theo quy định mới nhất của Bộ GD-ĐT về giáo trình sử dụng chung, tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) thì chủ biên của Ban biên soạn giáo trình phải có bằng thạc sỹ hoặc tương đương trở lên. Người chủ biên soạn giáo trình phải có ít nhất 10 năm...