Nước mắt đứa trẻ
Đang giờ làm việc, mẹ chồng gọi điện cho chị giọng buồn bực: “Con bé hỗn quá, hôm nay nó chửi cả bà. Chiều sang, con phải phạt cho nó một trận nhé!”.
Chị hỏi han sự tình, nôm na biết rằng trong lúc đùa nghịch, bé Bi chạy nhảy làm vỡ ly nên bị bà đét vào mông, phạt đứng ở tường. Bi vùng vằng phản ứng và gọi bà nội là… mụ phù thủy đáng ghét.
Con gái chị đang học lớp 1. Lâu nay, vợ chồng chị nhờ bà nội hàng ngày đến trường đón rồi trông cháu giúp trong khi chờ anh chị hết giờ làm. Bà cưng bé Bi lắm, mọi ngày bênh cháu chằm chặp. Bà đã bực lên như vậy nghĩa là bà đang rất tổn thương.
Hãy giúp trẻ nhận lỗi một cách tự nguyện, chân thành. (Ảnh minh họa)
Khi sang đón con, thấy con ngồi thẫn thờ, không tung tăng đón mẹ như mọi ngày, chị đoán tâm trạng cháu đang lo sợ phải đối diện với bố mẹ khi biết chắc bà nội đã mách lại. Chị giang hai tay ra đón con, ngọt ngào gọi tên cháu như thể chẳng chị chẳng biết chuyện gì xảy ra.
Cháu ngạc nhiên nhìn mẹ rồi lại nhìn sang bà nội. Bà cũng ngạc nhiên nhìn con dâu, vẻ không vui chút nào khi thấy “hai mẹ con họ quấn quýt lấy nhau”. Bà đã nghĩ rằng, chị sẽ phải phạt, phải chất vấn đứa bé ngay tại sao dám hỗn với bà như vậy chứ không phải là âu yếm thế kia. Trước khi ra về, chị còn bế con lên bảo cháu hôn tạm biệt bà.
Chị hiểu mẹ chồng đang nghĩ về mình rằng chiều con, bênh con thế kia trách gì nó chẳng hư.
Tối về, cháu Bi vui chơi và ngồi vào bàn học rất thoải mái vì nghĩ đã “thoát nạn”. Khi con học xong, chị dẫn con vào phòng khoe có nhiều thức dành cho con. Bi hào hứng lắm…
Chị lật cho con xem album ảnh gia đình, trong đó chủ yếu ảnh của bà nội. Ảnh ngày bà còn là cô thanh niên xung phong, ảnh bà với bố bé và rất nhiều ảnh bà chụp chung với bé Bi khi bé vừa sinh, khi thôi nôi, sinh nhật hay cả khi bé nằm viện… Một số clip bà chơi với bé Bi được vợ chồng quay lại trước đây, chị cũng mở lại cho con xem.
Rồi chị ôm con vào lòng, kể cho con nghe nhiều chuyện về bà nội. Không ai khác, bà là người túc trực, thức đêm chăm bé Bi hàng tháng trời khi bé vừa sinh; khi đó Bi rất khó, chỉ bà nội bế mới chịu nín; bà còn từ bỏ niềm vui đi tập thể dục với những người bạn già mỗi ngày để đi đón và chơi với cháu; lúc nào bà cũng bảo vệ bé Bi…
Video đang HOT
Chị ôm chặt con khi thấy mắt con bắt đầu rưng rưng, rồi nước mắt cháu trào ra. Khi đưa con vào giường, chị thủ thỉ động viên: “Bà thương con nhất nên mình đừng làm bà buồn con nhé! Con hỗn là bà tổn thương, bà không sống được lâu thì ai chơi với con? Mẹ tin bà sẽ tha thứ cho con vì bà yêu con vô cùng”.
Hôm sau, khi chị sang đón con, mẹ chồng kéo con dâu ra một góc hỏi nhỏ, chị đã phạt con kiểu gì mà hôm nay cháu ôm xin lỗi và hứa từ ngay không hỗn nữa làm bà rộn ràng từ chiều tới giờ. Cô con dâu chỉ cười…
Nếu như chị phạt con ngay trước mặt bà sẽ làm con hoảng sợ và ức chế khi mình rơi thế yếu. Khi đó, cháu sẽ xin lỗi bà nội chỉ để đối phó bởi vì sợ, vì bị bố mẹ bắt ép chứ không phải do cháu nhận ra mình đã làm tổn thương người khác.
Người mẹ này hiểu rằng khi trẻ sai đừng chờ để bắt lỗi hay chỉ để áp dụng các hình phạt mà người lớn cần phải giúp trẻ hiểu rõ mình sai ở đâu để không lặp lại. Chỉ khi trẻ dũng cảm nhận lỗi một cách tự nguyện, chân thành thì lời xin lỗi mới thật sự có giá trị và trẻ sẽ có thêm trách nhiệm để sửa sai.
Lấy nước mắt trẻ bằng việc đánh động vào tâm hồn thơ trẻ có ý nghĩ hơn nhiều việc dùng đòn roi hay những lời quát mắng. Qua đó, chúng ta cũng có thể bồi đắp cho trẻ về giá trị của tình thương, của lòng bao dung.
Theo dân trí
Học sinh "tố" trường "xấu xí"
Thời gian gần đây, trào lưu thú tội "confessions" đang gây sốt trong cộng đồng giới trẻ Việt. Bên cạnh những lời bày tỏ tình cảm, nhận lỗi - đây còn là không gian giúp teen chia sẻ những vấn đề gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.
Dạo một vòng qua các trang confessions của các trường THPT, những "góc tối" phía sau cánh cổng trường học đã được các em phơi bày khá rõ.
Hãy cùng điểm qua những vấn đề nổi cộm được các em học sinh đề cập đến.
Ám ảnh "nhà vệ sinh"
Câu chuyện "nhà vệ sinh mất vệ sinh" là vấn đề được đề cập nhiều nhất trên các trang confessions của rất nhiều trường. Thực trạng này đã tồn tại từ lâu nhưng sau nhiều năm, dường như vẫn không có tiến triển nào.
Việc học sinh phải học tập sát cạnh những nhà vệ sinh bốc mùi hôi khó chịu đã và đang ảnh hưởng đến nhiều thế hệ học sinh. Ấy vậy nên mới có chuyện, học sinh phải đi vệ sinh trộm ở các nhà vệ sinh dành cho giáo viên.
Kinh doanh nhà thể chất
Xậy dựng và nâng cấp cơ sở vật chất là việc được nhiều trường quan tâm và chú trọng. Những khuôn viên, khu nhà mới khang trang, hiện đại hơn đã góp phần làm tươi mới bộ mặt các trường học của thủ đô.
Nhưng thực tế việc sử dụng các công trình đó có phải hoàn toàn phục vụ cho học sinh? Hay giống như chia sẻ của học sinh trường QT (Hà Nội): "Nhà thể chất trở thành sân cầu lông cho thuê, trong giờ thì luôn đóng kín, chỉ mở khi tổ chức sự kiện, hiếm hoi lắm là cho các em vào dọn dẹp..."
"Khó" như bác lao công
Theo lẽ thường, trường học phải là nơi trong sạch nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh được tiếp xúc với một xã hội thu nhỏ giàu tình thương và nhân ái.
Thế nhưng, thực tế ở nhiều trường lại không phải như vậy. Nhiều học sinh đã phản ánh những tình huống trớ trêu khi các em lỡ để quên đồ nhưng không dễ gì để xin lại từ những cô, bác lao công "khó tính". Thậm chí, nhiều em còn phải dùng tiền để chuộc đồ.
Xem ra, bài học "nhặt được của rơi trả người đánh mất" vẫn còn xa vời lắm, ngay cả ở trong trường học.
Cờ bạc công khai
Một trong những vấn nạn phía sau cổng trường chính là nạn đánh bạc của học sinh. Đặc biệt là vào thời điểm cuối của các năm học, khi mà tinh thần dã đám xuất hiện ở nhiều học sinh.
Ngăn chặn tệ nạn trong trường học là điều cần làm, nhưng hiệu quả đạt được thì không phải lớp nào, trường nào cũng tốt. Chính sự thiếu quyết liệt, thậm chí là thờ ơ của những giáo viên chính là nguyên nhân khiến cho nạn cờ bạc tại các trường phổ thông vẫn diễn ra khó kiểm soát như hiện nay.
Giáo viên "đáng sợ"
Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh đã và đang là đề tài được bàn tán nhiều nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đó cũng là vấn đề gây nhức nhối trong dư luận trong nước.
Nạn bạo hành học đường với những hành động bạo lực, những lời lẽ thiếu suy nghĩ của một bộ phận giáo viên đang gây nên nỗi ám ảnh đối với nhiều thế hệ học sinh Việt Nam.
Có thể nói, trường học giống như mái nhà thứ hai của mỗi học sinh. Thế nhưng, trong ngôi nhà đó, bên cạnh những điều tốt đẹp, vẫn còn đó nhiều "góc khuất" mà chỉ chính các em, những người trực tiếp học tập và sinh hoạt ở đây mới có thể biết được.
Bộ mặt "xấu xí" của trường học mà các em nói ra ở đây chính là hồi chuông cảnh báo cho nền giáo dục nước nhà. Công cuộc "trong sạch hóa" nền giáo dục trong nước vẫn đang là bài toán hóc búa dành cho những người có trách nhiệm.
Nhưng khó không có nghĩa là không làm được, các thế hệ học sinh Việt Nam vẫn đã, đang và sẽ chờ đợi những thay đổi tích cực hơn trong tương lai. Và hi vọng về một ngày nào đó, sẽ không còn các điểm đen về trường lớp trong những "lời thú tội" của các em.
Theo Lê Anh Việt (Vietnamnet)
Kế hoạch tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 tại TPHCM năm học 2013 - 2014 UBND TPHCM vừa công bố kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2013 - 2014. Theo đó, trên 108.758 trẻ 6 tuổi sẽ bước vào lớp 1 và chỉ tiêu cho lớp 6 là trên 88.314 học sinh. Đối với tuyển sinh vào lớp 1 sẽ thực hiện huy động 100% trẻ 6 tuổi trong diện đi học (sinh...