Nước mắt của hai bé gái có mẹ bị lũ cuốn
Khi đoàn cứu trợ Zing tìm đến nơi, bé Hằng vẫn chưa hiểu được cái chết là gì, đêm đêm lại khóc đòi mẹ, chị gái của em không ăn uống được gì, hết khóc lại ngồi im như tượng… đó là nỗi đau để lại của cô giáo Trần Thị Hoa sau khi bị lũ cuốn đi.
Lễ tang giữa muôn trùng nước
Sau một hành trình dài 9 tiếng, chúng tôi đã đến được xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, nơi chịu thiệt hại nặng nề của trận lũ vừa qua.
Chiếc xe máy chở tôi chạy lóc xóc trên con đường làng, hai bên đường, bùn bám cao gần 2 mét trên các thân cây, cánh đồng với những gốc rạ cũng trắng phớ những bùn.
Hết quãng đường vắng, xe lại lướt qua những ngôi nhà đang phất phơ quần áo, chăn gối. Anh cán bộ xã Hương Thủy bảo tôi: “Sau lũ trời không mưa nên bùn không trôi, nhìn mọi thứ càng xác xơ hơn”.
Rồi thì anh cũng đưa tôi đến được nhà cô giáo Trần Thị Hoa, người vừa tử vong do nước cuốn trôi trong trận ngập lụt lịch sử tại miền Trung. Từ ngoài cửa đã vọng lại tiếng khóc rỉ rích của nhiều người, và bước vào bên trong, đập vào mắt tôi là chiếc khăn tang trắng trên gương mặt rất thanh tú của một bé gái 4 tuổi.
“Con bé không hiểu mẹ chết là chi, mấy bữa ni cứ khóc đòi mẹ, rồi nói nhớ mẹ”- anh Nguyễn Văn Trung, chồng cô giáo Trần Thị Hoa cho biết. Thấy người lạ vào nhà, cô bé lớn hơn, chít chiếc khăn tang trắng đang đứng bên bàn thờ bật khóc. Trước mặt em là di ảnh của mẹ, cô Trần Thị Hoa – giáo viên trường mầm non xã Hương Thủy, người vừa bị lũ cuốn trôi trong khi đến trường để cứu trang thiết bị cho các em học sinh.
Anh Nguyễn Văn Trung bên di ảnh vợ
Trong tiếng nấc, anh Nguyễn Văn Trung kể lại: “Hôm đó là 5h30 sáng, tôi đang ngủ thì vợ gọi dậy bảo cùng đi ra trường để xem tình hình. Cô ấy nghe bảo lũ lên làm các chốt cửa ở trường bị long ra, bàn ghế, đồ đạc, sách vở của thầy cô và các em học sinh có thể bị trôi nên muốn ra để xử lý tình hình. Vợ chồng tôi cùng với một anh nữa đi bộ từ nhà, vì lúc đó nước đang lên nên không đi xe máy được, nhưng khi đi ngang cây cầu, nước xiết quá nên cuốn cô ấy đi, tôi nhìn thấy mà không thể làm được gì hơn”.
Anh Trung cho biết, đó là ngày 3/10, và đến tận 3 ngày sau thì thi thể cô Hoa mới được tìm thấy cách đó 500 mét. Ngày đưa tang, nước vẫn đang ngập mênh mông xã Hương Thủy, gia đình cùng chính quyền huy động được… chiếc thuyền nhỏ, mỗi thuyền đưa 5 người lần lượt chở bà con xóm làng tiễn đưa cô Hoa về nơi an nghỉ.
Bé Nguyễn Thị Hằng và bố, phía sau là em gái Nguyễn Thị Ngân cùng cô
Không nói nổi bất kỳ một điều gì về mẹ, cô bé Nguyễn Thị Hằng ngồi lặng như tượng. Trong đám đông, có ai đó bảo: “mấy hôm nay nó khóc nhiều quá, tiếc mẹ quá nên không ăn uống gì cả. Mọi người dỗ dành mãi nhưng nó chỉ lắc đầu hoặc khóc.
Chị gái thì đã cảm nhận được nỗi đau mất mẹ, nhưng cô bé Nguyễn Thị Ngân còn quá nhỏ, em chưa hiểu cái chết như thế nào, đôi lúc lại cất tiếng gọi “mẹ, mẹ đâu”.
Bé Nguyễn Thị Ngân
Video đang HOT
Trong nỗi đau là sự khốn khó
Anh cho biết, cô Hoa đi làm giáo viên mầm non ở xã đã 18 năm, nhưng năm ngoái mới được vào biên chế. Anh Trung chủ yếu làm nghề nông, thỉnh thoảng có đi làm thợ xây trong xã nên đời sống kinh tế gia đình khá khó khăn.
Ngoài 4 miệng ăn, bình thường gia đình anh phải chăm lo cho bố mẹ anh Trung, trong đó bố anh đang nằm điều trị tại bệnh viện K Hà Nội. Cách đây 3 năm, căn nhà ghép ván quá ọp ẹp nên vợ chồng anh gom góp tiền, rồi vay thêm ngân hàng để xây nhà, tuy nhiên, đến lúc này, căn nhà vẫn còn dang dở, và số nợ ngân hàng lúc cô Hoa ra đi còn khoảng 20 triệu đồng.
Căn phòng ngổn ngang và trống trải sau sự ra đi của cô Hoa
Bên trong ngôi nhà của vợ chồng anh Trung, ngoài chiếc xe máy, món đồ duy nhất có giá trị là một chiếc bếp ga. Anh cũng dẫn cho tôi xem căn phòng của vợ chồng anh, với những vật dụng nhỏ nằm ngổn ngang và một chiếc tủ đứng. Anh bảo: “chiếc giường ngủ đã đốt trong hôm đưa tang vợ”.
Trước sự mất mát của gia đình cô Trần Thị Hoa, Quỹ từ thiện cộng đồng người sử dụng Internet Việt Nam (VNIF) và cộng đồng Zing đã trao tặng gia đình 1 triệu đồng tiền mặt, cùng hiện vật là mì tôm, lương khô, thuốc….
Sự sẻ chia của cộng đồng Zing dù nhỏ, nhưng hi vọng nó sẽ là một nguồn động viên tinh thần cho gia đình anh Trung
Trong buổi chiều muộn, tôi dè dặt rời bước khỏi căn nhà, bé Hằng vẫn ngồi im như tượng, còn bé Ngân cứ nhìn ngơ ngác rồi nằm gục lên vai một người cô. Gương mặt em lúc này, xinh như một thiên thần, nhưng nỗi mất mát dường như là vô tận!
Cô bé quá nhỏ để hiểu cái chết nhưng nỗi mất mát đong đầy trên gương mặt
Độc giả có mong muốn chia sẻ, hỗ trợ với gia đình anh Trung – chồng cô Hoa, có thể liên hệ theo số điện thoại 0984 872 137, địa chỉ: anh Nguyễn Văn Trung, xóm 6, xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Thủy Nguyên
Theo BĐVN
'Con ơi! Nằm trong nước lũ lạnh lắm'
Cơn lũ đi qua, cảnh cha tìm con, vợ ngóng chồng sau nhiều ngày mất tích trên biển cứ quằn quặn ở Quảng Trạch, Quảng Bình. Đau đớn hơn khi có người không mua nổi một lít dầu thắp ngọn đèn đặt trên bàn thờ con...
Chỗ em nằm vẫn còn ngập nước
Đã hơn 70 tuổi nhưng ông Đinh Xuân Kỳ mấy ngày rồi cứ ngụp lặn trong dòng nước lũ để tìm đứa con gái út. Hàng trăm người, gần như cả xã cũng ngày đêm nhịn đói, nhịn khát lặn, chèo thuyền đi kiếm. Ông Kỳ đã cạn nước mắt sau nhưng ngày vô vọng tìm con. Ngâm mình trong dòng nước lũ ông cứ gọi: "Con ơi! Nằm trong nước lũ lạnh lắm, con nằm ở đâu cho ba biết để ba đưa con về".
Vào chiều 4/10, em Đinh Thị Hoa (19 tuổi) con gái út ông Kỳ ở xóm 1, thôn Vĩnh Lộc, học sinh lớp 12A6, Trường THPT số 2 Quảng Trạch, sau khi đi học về thấy đồ đạc trong nhà mình bị lũ cuốn trôi, Hoa cố gắng vớt. Con nước lớn đã cuốn phăng Hoa ra xa. Mọi người đã cố gắng cứu em nhưng không thể. Nước lũ vừa chớm rút người dân trong làng đã kéo nhau đi tìm em, ngày thứ nhất, ngày thứ hai... vẫn không thể tìm thấy.
Lo đám tang em Đinh Thị Hoa, làng xóm dựng vội lều bên bờ mương, quan tài cũng do chòm xóm góp mua.
Sau hơn 5 ngày tìm kiếm, sáng 9/10, thi thể Hoa được người dân xã Quảng Lộc tìm thấy cách nhà em chừng 1km, khi dùng thuyền gỡ một đám bèo khổng lồ do lũ cuốn về. Thi thể của em bị vùi dập trong đó. Tại một bãi đất đang ngập bùn, người thân dựng một cái lán tổ chức đám tang cho em.
Chị Đinh Thị Hiền đau xót trước cái chết của em gái mình
Mẹ Hoa mới chết chưa đầy một năm, hai người chị của em đi làm thuê ở miền Nam. Hoa sống với cha và hàng ngày hai cha dựa vào nhau mà sống.
Đau đớn đến tột cùng khi ông Kỳ không mua nổi chút dầu thắp trên bàn thờ đứa con út. Nỗi đau xé lòng của người cha, khi đứa con gái bẻ bỏng ngày nằm xuống không có một tấm áo lành.
Chiều cùng ngày, đoàn người lặng lẽ đưa em ra đồng, bùn lũ vẫn ngập quánh chân. Chỗ em nằm vẫn còn ngập nước.
Lập bàn thờ chờ thi thể con trôi dạt vào bờ
Xã Quảng Phúc vốn là một vùng biển nhộn nhịp tàu thuyền ra vào tấp nập nhưng bây giờ khuôn mặt ai buồn như đưa đám tang. Bước từ đầu xã đã nghe tiếng khóc than não lòng : "Anh ơi! Con ơi... về đây với vợ con, về với cha mẹ...".
Trong đợt lũ lần này, xã Quảng Phúc có 9 người mất tích trên biển nhưng vẫn bặt vô âm tín. Theo những người dân nơi đây, sự sống của những người mất tích rất mong manh.
Ngày nào ông Chen cũng không rời điện thoại gọi đi khắp nơi hỏi tin tức. Ông đã lập bàn thờ chờ tin tìm được thi thể hai đứa con trai mình
Tối 4/10, tàu QB 3961 của ông Nguyễn Văn Chen ở thôn Xuân Lộc, Quảng Phúc, đang neo đậu tại sông Gianh, trên tàu có hai người con là Nguyễn Văn Chiến (24 tuổi) và Nguyễn Văn Tới (19 tuổi) ở lại trông tàu thì bị nước lũ làm đứt dây neo và cuốn trôi.
Trong nỗi đau mất hai người con trai trụ cột của gia đình, ông Chen ngẹn ngào: "Đêm đó nước lũ dâng cao và chảy mạnh lắm, tôi ở trong nhà để dọn dẹp đồ đạc cùng vợ còn hai đứa ra coi tàu. Đến 11h đêm thì gọi điện về nói là tàu bị nước lũ làm đứt dây neo, nổ máy chạy vào thì bị hỏng rồi, hai anh em nói nếu nhảy xuống thì chết nên để cho trôi. Và tôi liên lạc bằng điện thoại di động thường xuyên với con nhưng đến 3h sáng ngày 5/10 thì mất liên lạc".
Bà nội của anh Chiến và Tới đã cạn nước mắt chờ tin cháu
Hai ngày nay, bà Nguyễn Thị Vinh mẹ của Chiến và Tới cũng ra bờ biển ngóng hai đứa con trai mình, ông Chen và anh em họ hàng đưa tàu ra biển tìm kiếm, ông đã gọi điện khắp nơi xem có ai thấy được thi thể của hai đứa con mình không.
Trong 6 ngày tìm kiếm nhưng không thấy tin tức, thi thể của hai người. Trong sự tuyệt vọng, ngày 7/10 gia đình ông Chen đã lập bàn thờ, cầu trời phật phù hộ tìm được thi thể hai đứa con mất tích của mình. Ra đi mãi không về!
Chị Nguyễn Thị Tuyết đã đổ bệnh nằm một chỗ sau 5 ngày ngón chờ tin chồng
Sau 5 ngày chờ đợi tin tức của chồng nhưng không thấy, chị Nguyễn Thị Tuyết ở thôn Mỹ Hòa, xã Quảng Phúc vợ của thuyền trưởng tàu QB 9389 là anh Nguyễn Ngọc Tiến (41 tuổi) đã suy kiệt sức lực vì khóc van cầu mong chồng mình may mắn trở về.
Trên tàu của anh Tiến có 7 ngư dân gồm anh Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Xới ở thôn Mỹ Hòa, Quảng Phúc, anh Nguyễn Văn Tình ở thôn Nhân Thọ, Quảng Thọ, huyện Quảng Trạch và anh Nguyễn Văn Tình ở thôn 4, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch.
Ngày 2/10 tàu anh Tiến ra khơi nghe tin báo áp thấp nhiệt đới, lũ lụt nên cùng với 4 tàu của ngư dân xã Quảng Phúc chạy về bờ neo đậu, nhưng tàu anh Chiến có công suất nhỏ, chạy chậm so với các tàu khác. Không may, tàu anh gặp nạn trên biển.
Lần liên lạc cuối cùng của anh với tàu bạn qua bộ đàm là hai tiếng: "Cứu với". Giữa biển sóng to gió lớn các tàu bạn không thể quay lại được và từ đó tàu anh Tiến mất tín hiệu. Sau 5 ngày mất tích bạn bè, anh, em làng xóm đi khắp các tỉnh từ Đà Nẵng ra đến Hà Tĩnh để tìm kiếm nhưng không nhận được một tin tức gì.
Theo kinh nghiệm đi biển lâu năm của ngư dân vùng biển Quảng Phúc, tàu anh Tiến đã bị chìm và cơ hội sống sót giữa biển khơi là không có. May mắn lắm thì tìm được thi thể của những người này mà thôi.
Bây giờ, người dân nơi đây đang trông chờ vào tin tức từ các tỉnh xem có thi thể trôi dạt vào bờ. Mọi hy vọng về người thân của họ càng ngày trở thành tuyệt vọng.
Ông Nguyễn Thanh Đôn, Chủ tịch xã Quảng Phúc cho biết: Việc tàu anh Tiến và hai đứa con của ông Chen mất tích trong lũ cơ hội sống sót rất mong manh.
Là một người đã từng trải qua nghề đi biển ông Đôn giải thích, việc tàu của Chen sau khi bị lũ cuốn trôi trong lúc đó nước sông chảy rất mạnh, sau khi trôi ra gặp biển, thì sóng biển từ ngoài vào thì sẽ đánh chìm tàu này. Còn tàu anh Chiến dễ bị đắm do gặp phải lốc, nên có thể đã chìm trên biển. Thường ngư dân vùng này gặp nạn trên biển thì thi thể sẽ trôi vào tận Quảng Trị đi vào, do đó tìm được thi thể cũng rất khó khăn.
Sau khi nhận được sự kêu cứu, xã đã nhờ sự giúp đỡ của bộ đội biên phòng nhưng sóng to gió lớn trong lúc công suất tàu nhỏ đã không thể ứng cứu được. Trong cơn lũ vừa rồi tàu Hải quân đóng ở Đà Nẵng đã cứu được ba tàu với 19 người ở xã Quảng Phúc.
Theo Bee
Năm ngày trở về thời kỳ đồ đá vì bão lũ Chỉ mấy mét vuông, hàng chục con người nằm ngổn ngang. 70 tuổi, cái chân ông lão sinh tật nằm một chỗ, quặt quẹo. Trên chiếc chiếu rách, tấp lên cái chăn màu đất khai nồng, lác đác mùi phân bò bị dậm toe toét bốc hơi khi nắng le lói len qua tấm bạt... Ám ảnh về những ngày lánh lũ lụt...