Nước hồ Hòa Bình thấp nhưng vẫn đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho hạ du
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, vào thời điểm này trong nhiều năm trước, hồ thủy điện Hòa Bình đã tích được xấp xỉ mực nước dâng bình thường.
Tuy nhiên, năm nay thời tiết khô hạn cực đoan khiến mực nước vẫn thấp hơn 10 mét so với cùng kỳ hàng năm, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát điện và tích nước hồ chứa.
Mặc dù vậy, EVN đã chỉ đạo Nhà máy thủy điện Hòa Bình vẫn duy trì đủ mức nước để đảm bảo cấp nước phục vụ hạ du, đặc biệt là cấp nước sinh hoạt cho thành phố Hà Nội.
Công trình Thủy điện Hòa Bình. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN
Hồ thủy điện Hòa Bình là thủy điện cuối cùng trên hệ thống bậc thang thủy điện lưu vực sông Đà nên lượng nước về trên lưu vực sông Đà cũng chính là lượng nước về hồ Hòa Bình. Tính từ đầu năm đến hết ngày 30/9, lượng nước về hồ Hòa Bình chỉ đạt 32,75 tỷ m3, chỉ bằng 74% so cùng kỳ trung bình nhiều năm, đặc biệt thấp hơn rất nhiều so cùng kỳ năm 2018 là 51,92 tỷ m3.
Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình cho biết: “Trong mùa lũ năm nay, lưu lượng nước về hồ Hòa Bình ở mức thấp nhất trong 30 năm qua kể từ khi đưa công trình vào vận hành đến nay đã ảnh hưởng đến kế hoạch phát điện của EVN nói chung và Công ty thủy điện Hòa Bình nói riêng.
Mực nước tại hồ Hòa Bình ngày 22/10/2019 là 106,7 m, thấp hơn mực nước dâng bình thường là 10,3m, dung tích hữu ích của hồ Hòa Bình ở mực nước 117 m là 6,06 tỷ m3, như vậy hồ chứa hiện tại còn thiếu hụt khoảng 2 tỷ m3 nước.
Video đang HOT
Việc thiếu hụt nghiêm trọng nước về hồ đã ảnh hưởng đến kế hoạch phát điện của Công ty thủy điện Hòa Bình. Dự kiến sản lượng điện của Công ty sẽ không đạt theo kế hoạch dự kiến từ đầu năm 2019 là 9,575 tỷ kWh”.
Đại diện Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), ông Vũ Xuân Khu – Phó Giám đốc cũng cho biết: “Theo quy định tại Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2019, sau giai đoạn mùa lũ (15/9), hồ Hòa Bình chuyển sang chế độ vận hành tích nước đến ngày 30/9 đạt mực nước dâng bình thường để phục vụ cấp nước hạ du trong mùa khô theo quy định. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lượng nước về các hồ trên lưu vực sông Hồng trong mùa lũ năm 2019 chỉ đạt khoảng 51% so với trung bình nhiều năm, tần suất nước về ở mức rất kém”.
Theo ông Khu, với mức nước thấp như vậy, để đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho Đồng bằng Bắc Bộ và kế hoạch phát điện của mùa khô năm 2020, đáng lẽ hồ Hòa Bình phải hạn chế sử dụng nước phát điện, thậm chí còn tích lên cao dần để đảm bảo mức nước cần thiết vào cuối năm 2019 theo quy trình vận hành.
“Theo yêu cầu kỹ thuật, đáng lẽ chúng tôi chỉ nên đưa nước qua tổ máy ở mức khoảng 300 m3/s. Tuy nhiên, với tinh thần cùng chung tay chia sẻ với cả cộng đồng, vừa qua EVN vẫn chỉ đạo đưa nước từ hồ Hòa Bình về hạ du ở mức khoảng 850 m3/s để đảm bảo mức nước tối thiểu cho Nhà máy nước sông Đà tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình (thuộc Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà) lấy nước phục vụ sinh hoạt của người dân Thủ đô Hà Nội”, Phó Giám đốc A0 chia sẻ.
Nhận định của các cơ quan khí tượng thủy văn cho thấy, tình hình khô hạn có khả năng tiếp tục xảy ra ở những tháng cuối năm 2019, do vậy việc tích nước ở các hồ chứa vẫn sẽ còn rất khó khăn. Do đó, việc tuân thủ các quy định của Quy trình (đảm bảo mực nước hồ, cấp nước hạ du…), cũng như khả năng tích nước lên mực nước dâng bình thường vào cuối năm các hồ chứa trên lưu vực sông Đà gần như không thể thực hiện được.
Theo tính toán của EVN, nếu tần suất nước về các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng tiếp tục duy trì như thời gian qua, cùng với việc các nhà máy thủy điện trên bậc thang phải duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chính trị cấp nước cho Nhà máy nước sông Đà, dự kiến đến ngày 31/12/2019, tổng lượng nước tích được của các hồ chứa trên lưu vực thậm chí còn thấp hơn so với thời điểm hiện tại (chưa tính yếu tố các nhà máy vẫn phải vận hành để đáp ứng các nhu cầu của hệ thống điện).
Trong tháng 11, 12/2019 và giai đoạn đầu năm 2020 trước đợt xả nước Đông Xuân, căn cứ tình hình thời tiết thủy văn và tình hình thực tế mực nước hồ, EVN kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép điều chỉnh lưu lượng xả ra hạ lưu trung bình ngày thấp hơn so quy định trong Quy trình để tích và duy trì mực nước hồ cao nhất có thể đến thời điểm trước khi thực hiện các đợt gia tăng xả nước phục vụ cho gieo cấy vụ Đông Xuân.
EVN cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị, địa phương có liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp trước mắt, lâu dài và sớm có những phương án để chủ động, tranh thủ tận dụng nguồn nước tối đa, tiết kiệm, rút ngắn thời gian xả nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2019-2020 trong điều kiện lượng nước xả từ các hồ chứa Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà thiếu hụt nghiêm trọng so với trung bình nhiều năm. Đặc biệt là giải pháp lắp đặt các trạm bơm dã chiến để bơm lấy nước từ sông Hồng trên tinh thần chủ động không phụ thuộc vào việc xả nước từ các hồ chứa thủy điện.
Theo Mai Phương (TTXVN)
Châu Âu chuẩn bị hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục mới
Cuộc sống của người dân châu Âu bị đảo lộn khi các chuyến tàu bị giảm chuyến trong khi người dân đổ về các bể bơi, bãi biển trong bối cảnh một đợt nắng nóng cao kỷ lục mới sắp diễn ra.
Người dân chơi đùa bên vòi phun nước để tránh nắng nóng tại Nice, miền nam nước Pháp ngày 22/7/2019. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo Cơ quan Khí tượng thủy văn Pháp Meteo - France, một loạt thành phố nước này đã ghi nhận mức nhiệt cao từ ngày 23/7, trong đó thành phố Bordeaux có nhiệt độ lên tới 41,2 độ C, cao hơn 0,5 độ so với mức nhiệt đo được hồi tháng 8/2003.
Trong khi đó, nhiệt độ tại các nước láng giềng của Pháp gồm Bỉ, Luxembourg, Đức và Hà Lan cũng được dự báo có thể vượt mức kỷ lục trước đó là 38,6 độ C.
Cơ quan Khí tượng Anh dự báo nhiệt độ tại nước này trong ngày 25/7 có thể vượt mức kỷ lục 38,5 độ C - từng được ghi nhận tại Faversham hồi tháng 8/2004.
Công ty điều hành mạng lưới đường sắt của Anh Network Rail cho biết đang giảm các chuyến tàu để đối phó với thời tiết cực đoan.
Theo Network Rail, nắng nóng có thể khiến dây điện phía trên tàu bị chùng xuống và hư hại nếu tàu chạy nhanh.
Do nắng nóng, nên người dân từ Pháp đến Na Uy đều tìm cách "hạ nhiệt" tại các sông, hồ, khiến tỷ lệ đuối nước gia tăng.
Tại London (Anh), cảnh sát đang tìm 3 người bị mất tích trên sông Thames khi đang bơi. Tại Hà Lan, một số trường mẫu giáo đã phải đóng cửa do lo ngại nắng nóng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trong bối cảnh nắng nóng khiến mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, giới chức Pháp đã hạn chế việc sử dụng nước tại 73 trong số 96 khu vực hành chính, đồng thời kêu gọi người dân tránh để lãng phí nước.
Đợt nắng nóng thứ 2 xuất hiện tại châu Âu chỉ trong 2 tháng qua càng làm tăng quan ngại hoạt động của con người đang "thiêu đốt" hành tinh.
Lo ngại này không phải là không có cơ sở bởi theo một nghiên cứu của Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, nếu không có biến đổi khí hậu, đợt nắng nóng kéo dài nhiều tuần tại Bắc Âu trong năm 2018 có thể đã không nghiêm trọng đến như vậy./.
Theo Ngọc Hà (TTXVN/Vietnam )
Nắng nóng khắc nghiệt tại châu Âu Người dân châu Âu được dự báo sẽ sống trong những đợt nắng nóng kỷ lục, những đêm Hè sẽ trở nên nóng và ẩm hơn trong tháng 6 này khi "Lục địa Già" đón luồng không khí nóng từ Bắc Phi thổi tới. Theo các cơ quan khí tượng thủy văn, thời tiết nóng cực độ cũng có thể kéo theo những...