Nước hồ 5 lần dâng lên hạ xuống, chuyên gia mạo hiểm lặn xuống thì đụng trúng ‘12 con rồng’
Thấy nước hồ cứ liên tục dâng lên hạ xuống, các chuyên gia đã mạo hiểm lặn xuống tìm kiếm thì bất ngờ tìm thấy ‘12 con rồng’ bên dưới.
Nước hồ 5 lần dâng lên hạ xuống
Tháng 5 năm 1977, huyện Tích Xuyên ở thị Nam Dương thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc bất ngờ gặp hạn hán nghiêm trọng. Người dân trong huyện cho rằng đây là đợt hạn hán trăm năm mới có một lần. Lúc đó, đất đai khô nứt, cây cối đều chết khô.
Cho tới tận tháng 10, hạn hán ngày càng gay gắt hơn, hầu hết các con sông ở huyện Tích Xuyên đều cạn kiệt. Mực nước của hồ chứa Đan Giang Khẩu nằm trên địa phận hai tỉnh Hà Nam và Hồ Bắc cũng giảm mạnh. Thậm chí, sườn núi Long Sơn đã trầm mình trong nước suốt bao năm cũng lộ ra giữa làn nước.
Một ngày nọ, hơn 10 cậu bé ở thôn Hạ Tự thuộc huyện Tích Xuyên rủ nhau đến chỗ sườn núi Long Sơn mới lộ ra đó để chơi. Khi đang nô đùa, lũ trẻ đột nhiên nghe thấy một tiếng ầm rất lớn. Sau tiếng động đó, một hố lớn có đường kính khoảng 1m xuất hiện trên mặt đất. Mấy đứa trẻ vừa sợ vừa tò mò rón rén tới gần miệng hố ngó xuống, chúng mơ hồ thấy bên trong hố có rất nhiều chai lọ nhưng không ai dám tới gần kiểm tra.
Sau đó, chúng quyết định chạy về thôn báo cho người lớn về sự việc. Dân làng hò nhau kéo đến cái hố thì phát hiện ra bên dưới có rất nhiều bình gốm và các loại cổ vật khác nhau. Họ cầm theo túi và dụng cụ đào bới để tìm kiếm cổ vật.
Chẳng mấy chốc, tin tức đến tai trưởng thôn Lưu, vốn là người có ý thức bảo vệ di tích văn hóa, ông Lưu liền cử người tới canh gác hiện trường. Trưởng thôn nhanh chóng báo cáo với trung tâm văn hóa huyện Tích Xuyên và đề nghị họ cử cán bộ xuống kiểm tra các di tích văn hóa này.
Bên dưới miệng hố có rất nhiều món cổ vật. (Ảnh: Sohu)
Khi biết tin, ông Trương Tây Hiển, giám đốc trung tâm văn hóa huyện đã dẫn theo một nhóm các nhà khảo cổ đến sườn núi Long Sơn ở thôn Hạ Tự. Sau khi thăm dò và khai quật, họ phát hiện ra rằng nơi đây có rất nhiều ngôi mộ với những đặc điểm của thời Xuân Thu. Sau này các nhà khảo cổ đã đặt tên cho chúng là quần thể lăng mộ Long Thành.
Tuy nhiên, khi Trương Tây Hiển và nhóm khảo cổ đang khai quật các ngôi mộ cổ thì một sự cố xảy ra. Mực nước của hồ chứa Đan Giang Khẩu đột nhiên dâng lên khiến cho tiến độ công việc bị cản trở. Họ đành phải lên bờ chờ đợi tới khi nước hồ rút xuống liền vội vã tiếp tục khai quật. Cứ như vậy, sau 5 lần nước dâng lên rồi rút đi liên tục, nhóm khảo cổ vẫn không thể làm được gì nhiều. Nếu cứ tiếp tục, tiến độ công tác khai quật sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhóm chuyên gia đã bàn nhau điều chỉnh lại kế hoạch.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một quần thể mộ sau khi nước hồ rút xuống. (Ảnh: Sohu)
Họ đã quyết định áp dụng phương pháp du kích “tị thật kích hư” để thực hiện các cuộc khai quật lớn. Cụ thể là, họ sẽ tiến hành khai quật đặc biệt với những ngôi mộ có quy lớn, có lượng di tích văn hóa phong phú trước. Sau đó, họ mới tiếp tục trên những ngôi mộ nhỏ. Thậm chí, có những lúc, các nhà khảo cổ còn phải liều mình lặn xuống nước để công việc không bị trì hoãn.
Thế nhưng, trong môi trường làm việc nguy hiểm như vậy suốt 1 năm, nhóm của Trương Tây Hiển đã khai quật được hàng chục nghìn di tích văn hóa còn sót lại của nhà Chu thuộc thời Xuân Thu từ nhóm mộ cổ này.
Video đang HOT
“12 con rồng” dưới hồ nước
Trong đó, khu lăng mộ có số hiệu A2 là nơi họ tìm thấy nhiều di vật văn hóa quý giá nhất. Nhóm khảo cổ đã tìm thấy 6.908 miếng ngọc bích, đồ hiến tế, vũ khí, nhạc cụ, xe ngựa, đồ sơn mài… Mỗi một món đồ đều được chế tác vô cùng tinh xảo và chất lượng cao, có thể coi chúng là bảo vật quốc gia.
Tuy nhiên, điều khiến nhóm của Trương Tây Hiển bối rối chính là trong một lần lặn xuống tìm kiếm, họ đã đụng trúng “12 con rồng”. Kỳ thực, chúng là những con rồng được làm bằng đồng. Không chỉ có “12 con rồng”, các chuyên gia còn tìm thấy rất nhiều mảnh đồng vỡ khác. Theo thống kê sơ bộ, có tới gần một nghìn mảnh đồng vụn.
“12 con rồng” được tìm thấy cùng gần một nghìn mảnh vụn. (Ảnh: Sohu)
Những mảnh vỡ này có kích thước lớn nhỏ khác nhau, nhiều mảnh đã bị biến dạng, vết nứt không đồng đều, có thể là do bị người khác cố ý hủy hoại. Sau khi kiểm tra kỹ càng, các chuyên gia suy đoán rằng, kẻ phá hoại này thuộc thời nhà Hán. Kẻ trộm mộ này đã cố đưa “12 con rồng” bằng đồng kia ra khỏi mộ nhưng không thể nên đã đập vỡ chúng.
Sau đó, Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia đã cử một số chuyên gia hàng đầu tới để kiểm tra và nghiên cứu những “con rồng” bằng đồng. Cuối cùng, họ đã xác định được rằng chúng là vật trang trí trên một cái bàn bày rượu làm từ đồng xanh thuộc thời Xuân Thu. “12 con rồng” cùng các mảnh vỡ được bàn giao cho Vương Trường Thanh, một chuyên gia phục chế đồ đồng nổi tiếng của bảo tàng tỉnh Hà Nam chịu trách nhiệm phục hồi.
Sau nhiều năm phục hồi, các chuyên gia đã “trả lại” vẻ đẹp ban đầu của “12 con rồng”. (Ảnh: Sohu)
Vào thời điểm đó, ông Vương Trường Thanh đã ngoài 60 tuổi. Ông đã cùng với trợ lý của mình sử dụng phương pháp phục hồi đồ đồng truyền thống để phục chế món đồ cổ đó. Sau 1095 ngày đêm làm việc chăm chỉ và 26 quy trình phục hồi phức tạp, chiếc bàn bày rượu bằng đồng dần thành hình. Tới tận đầu năm 1984, Vương Trường Thanh cuối cùng đã hoàn thành phục chế chiếc bàn bày rượu bằng đồng này. Ngay khi ra mắt, chiếc bàn ngay lập tức khiến cả thế giới phải kinh ngạc bởi nó được làm từ công nghệ đúc đồng đã thất truyền từ lâu. Nó còn được đặt tên là “Vân văn đồng cấm”. Có thể hiểu, công nghệ này hiện đã không ai có thể thực hiện. Như vậy, chiếc bàn bày rượu bằng đồng này là món bảo vật có một không hai, không thể làm giả được.
Bảo vật không thể làm giả
Vân văn đồng cấm có chiều cao khoảng 28,8 cm, dài 103 cm, rộng khoảng 46 cm, nặng hơn 90 kg và có hình chữ nhật. Đặc biệt, bên trong thân của chiếc bàn hoàn toàn rỗng, gồm 5 lớp xếp chồng lên nhau. Chiếc bàn này được thiết kế theo phong cách mạnh mẽ của nhà Chu thuộc thời Xuân Thu.
Cận cảnh của “con rồng” bằng đồng đính trên vân văn đồng cấm. (Ảnh: Sohu)
12 con rồng với các hình dáng khác nhau được đính quanh mặt bàn. Mỗi con đều có eo lõm đuôi quăn, đầu và lưỡi nhô ra. 12 con rồng này tượng trưng cho sự hùng mạnh của triều đại lúc bấy giờ. Quy trình sản xuất chiếc bàn bày rượu bằng đồng này rất phức tạp và tinh tế. Món cổ vật này được đúc bằng phương pháp đúc sáp, là một cách đúc ba chiều vô cùng phức tạp và phương pháp sử dụng khuôn thông thường không thể tạo ra sản phẩm như vậy.
Toàn cảnh của vân văn đồng cấm được đúc bằng phương pháp đã thất truyền. (Ảnh: Sohu)
Theo ghi chép trong ” Đường Hội Yếu“, phương pháp đúc sáp bắt đầu từ những năm đầu của triều đại nhà Đường. Vua Đường Cao Tổ đã từng đúc một số lượng lớn đồ đồng theo phương pháp này thông qua các lò nung chính thức của triều đình. Vì phương pháp này được công bố vào thời điểm đó nên mọi người đều cho rằng nó có từ thời nhà Đường. Tuy nhiên sự xuất hiện của vân văn đồng cấm đã đẩy lịch sử của kỹ thuật đúc sáp lên sớm hơn 1.100 năm.
Bảo vật bị cấm trưng bày ở nước ngoài
Theo các tài liệu lịch sử, vân văn đồng cấm là một chiếc bàn bày rượu làm bằng đồng xanh mà chỉ có vương tôn, quý tộc hoặc các quan lại cao cấp sử dụng. Hơn nữa, nó được đúc bằng phương pháp đúc sáp thất truyền hàng nghìn năm nên ý nghĩa lịch sử và giá trị khảo cổ học của nó càng lớn.
Các chuyên gia định giá, bảo vật này không dưới 33.000 tỷ đồng. (Ảnh: Sohu)
Sau khi nghiên cứu các chữ khắc trên vân văn đồng cấm, các chuyên gia xác định rằng nó là một món đồ tùy táng trong mộ của Tử Canh, một tể tướng dưới thời Sở Khang Vương.
Năm 2002, Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia đã công bố vân văn đồng cấm là một trong số 64 bảo vật quốc gia bị cấm trưng bày ở nước ngoài. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá trị của nó không dưới 10 tỷ NDT (tương đương 33.000 tỷ đồng).
Bảo vật gần 2.500 năm khiến công nghệ hiện đại không thể làm giả hay tạo ra phiên bản
Cho đến nay, công nghệ hiện đại vẫn chưa thể tạo ra một phiên bản của bảo vật gần 2.500 năm này.
Trong quá trình khai quật khảo cổ, nhiều di vật văn hóa được tìm thấy. Tuy nhiên, do một số cổ vật quá quý giá và có khả năng vỡ, bị phá hủy khi lộ ra bên ngoài, do đó nhiều bảo tàng ở Trung Quốc đã chọn cách làm một cái tương tự (phiên bản). Đây được coi là một phương án thay thế nhằm bảo vệ di vật văn hóa quý hiếm và dễ bị hư hại.
Thế nhưng, có một di vật văn hóa cấu trúc bí ẩn và phức tạp đến nỗi ngay cả sử dụng công nghệ hiện đại cũng không thể bắt chước hay làm giả được. Bảo vật này chính là đế đặt trống (hay đế trống), được chế tạo cách đây gần 2.500 năm.
Đây là bảo vật được khai quật trong lăng mộ của Tăng Hầu Ất (477 TCN - 433 TCN), hay còn gọi là Cơ Ất, một vị quân chủ của nước Tăng (chư hầu của nhà Chu thời Chiến Quốc) tại thành phố Tùy Châu (thuộc tỉnh Hồ Bắc) vào năm 1978.
Vào thời điểm đó, sau nhiều tháng khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 15.000 di vật văn hóa, trong đó có tới 6.239 đồ đồng. Tất cả đều được chế tác từ thời Chiến Quốc.
Bộ chuông đồng lớn nhất từng được tìm thấy trong mộ cổ.
Ngoài ra, bộ chuông đồng được tìm thấy trong lăng mộ của vua Tăng Hầu Ất được coi là bộ chuông đồng lớn nhất, hoàn chỉnh và tinh xảo nhất từng được tìm thấy trên thế giới.
Tuy nhiên, trong số các di vật được tìm thấy trong lăng mộ hơn 2.000 năm, có một bảo vật khiến các chuyên gia vô cùng kinh ngạc, đó chính là đế trống.
Đế trống gần 2.500 năm là bảo vật không thể làm giả hay sao chép được.
Trống là loại nhạc cụ phổ biến vào thời Chiến Quốc. Nhạc cụ này bao gồm ba phần: đế, giá đỡ và thân trống. Phần đế trống chính là bảo vật được tìm thấy trong lăng mộ của Tăng Hầu Ất.
Đế trống trong lặng mộ Tăng Hầu Ất cao 0,45 m, có đường kính đáy là 0,8 m và nặng 192,1 kg. Báu vật này trông cồng kềnh và có độ phức tạp rất lớn về kết cấu, được đánh giá là đại diện cho đỉnh cao của nghệ thuật luyện đồng thời cổ đại.
Trống là loại nhạc cụ phổ biến thời Chiến Quốc.
Đây là phần đế của loại trống trong lăng mộ Tăng Hầu Ất. Chất liệu của nó là đồng. Tuy nhiên, cổ vật này lại có hình dáng kỳ dị. Cụ thể, phần thân của đế trống này được cấu tạo gồm 8 cặp rồng lớn và một số rồng nhỏ. Những con rồng này được đúc đan xen với nhau, thậm chí còn được tô điểm bằng các viên ngọc lam quý giá.
Thoạt đầu, khi nhìn vào kết cấu này tuy hỗn loạn nhưng lại tạo cho người xem một cảm giác lạ lùng, sinh động. Rõ ràng nhìn vào người ra thấy có những con rồng được trang trí xung quanh đế trống. Tuy nhiên, vì chúng đan xen với nhau nên không ai biết trên báu vật này có bao nhiêu con rồng. Cho đến nay, các chuyên gia cũng không thể biết được đáp án chính xác.
Vì sao không thể làm giả bảo vật hơn 2.000 năm?
Cấu trúc của bảo vật này quá phức tạp. Theo các chuyên gia, cho dù cố tình làm giả một cái cũng không thể giống đồ thật.
Theo Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, nơi hiện đang trưng bày đế trống hơn 2.000 năm tuổi này, một hôm nọ, có một người nước ngoài đến tham quan đế trống của Tăng Hầu Ất và đã nán lại trước tủ trưng bày cả ngày. Người đàn ông này đếm được 108 con rồng. Mặc dù con số này rất cao, nhưng thực tế số lượng rồng mà mỗi người đếm được từ những góc độ khác nhau lại cho ra đáp án khác nhau. Do đó, 108 con rồng không phải là đáp án chính xác. Cho đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định chính xác về số lượng rồng ở trên báu vật quý hiếm này.
Theo các chuyên gia, đây cũng chính là một trong những điểm gây khó cho việc làm giả hoặc phục chế. Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc từng mời nhiều đơn vị mạnh về sao chép bảo vật, nhưng ngay cả khi sử dụng những công nghệ hiện đại nhất, kết quả vẫn không thành công.
Bằng cách nào mà những người thợ thủ công cách đây hơn 2.000 năm có thể tạo ra những con rồng này một cách khéo léo như vậy, cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Sau khi thảo luận, nghiên cứu, các chuyên gia về luyện kim đều cho rằng, quy trình đúc đồng vào thời Tăng Hầu Ất là phương pháp đúc sáp thời cổ. Phương pháp này được sử dụng để chế tác các đồ vật một cách tinh tế, vừa đòi hỏi độ chính xác, vừa cần có kỹ thuật rất cao.
Trên thực tế, dựa theo phương pháp này, Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc đã mời nhiều chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện việc mô phỏng, sao chép đế trống hơn 2.000 năm tuổi. Tuy nhiên, sau mỗi lần sao chép và đối chiếu với bản chính, tất cả đều không đạt yêu cầu. Các chuyên gia cho biết, những bản sao không thể hiện được sự huyền diệu của bảo vật gốc, âm thanh phát ra cũng không được sinh động.
Chính vì vậy, đế trống trong lăng mộ Tăng Hầu Ất có lẽ là bảo vật quốc gia độc đáo nhất về đồ đồng. Kỹ thuật và kết cấu đặc biệt của nó khiến ngay cả các chuyên gia hàng đầu cùng những công nghệ hiện đại nhất hiện nay cũng phải "ngả mũ".
Lão nông vào hang bắt cáo, tìm được bảo vật nghìn năm có một Vào hang để bắt con cáo, lão nông này không ngờ có thể tìm thấy bảo vật quốc gia quý hiếm. Từ một cuộc đuổi bắt thông thường lại có thể tìm thấy bảo vật quý giá. Đây là câu chuyện có thật ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Theo đó, vào tháng 7 năm 1991, lão nông Trần Hải Quý ở làng...