Nước bẩn chảy ra từ khuôn viên nhà máy nước sạch
Người dân sống tại thôn Nam Phước, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế đang phải sống chung với mùi hôi thối bốc ra từ mương nước chảy trong khuôn viên nhà máy nước sạch Lộc An về sông Truồi.
Nước bẩn bốc mùi hôi thối chảy ra từ khuôn viên nhà máy – Ảnh: L.K
Con mương chảy từ nhà máy nước sạch Lộc An rộng khoảng chừng nửa mét, cây dại bao phủ hai bên bờ, có nhiều đoạn đã sạt lở lấn sang vườn nhà của người dân khiến cho người dân thôn Nam Phước hết sức bức xúc.
Bà Đoàn Thị Màng (64 tuổi), phản ánh về mương nước nằm ngay sau nhà, bức xúc cho biết: “Nhà máy thường xả nước vào ban đêm từ 22 giờ đến sáng với khối lượng rất lớn, tiếng chảy như nước lũ, đổ thẳng ra sông Truồi. Mùi nước rất nặng như mùi xác động vật chết, chúng tôi phải sống trong cảnh này nhiều tháng nay, khách đến nhà chơi cũng không chịu nổi huống hồ gì chúng tôi sống thường xuyên ở đây”.
Bà Màng chỉ về mương nước bốc mùi hôi thối – Ảnh: L.K
Video đang HOT
Mương nước mà bà Màng chỉ dẫn vào khu vực gần nhà máy nước sạch Lộc An, mương nước này chảy từ hồ nước mới xây cạnh nhà máy. Cạnh hồ nước có mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu.
Ông Đường Minh Tám, Trưởng thôn Nam Phước xác nhận phía thôn sau khi nhận được phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm đã có báo cáo với UBND xã nhằm kiến nghị với nhà máy kiểm tra xử lý để tránh ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nhưng đến nay tình trạng bốc mùi hôi thối vẫn còn diễn ra.
Nhà máy nước sạch Lộc An được xây dựng năm 2012 - Ảnh: L.K
Điều đặc biệt kỳ lạ tại nhà máy nước sạch Lộc An là phía bên trong khuôn viên nhà máy có hệ thống vườn dưa lưới công nghệ cao diện tích khoảng 20.000m2. Phía sau hệ thống nhà máy này là một rãnh thoát nước sẫm màu, nước từ rãnh này chảy ra hồ chứa nói trên rồi theo mương nước cạnh nhà bà Màng đổ ra sông Truồi.
Qua tìm hiểu, được biết năm 2011 UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phê duyệt quy hoạch cấp nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và theo đó đất trong khuôn viên nhà máy nước sạch Lộc An là phần đất phục vụ cho cấp nước.
Phần lớn diện tích đất quy hoạch cho cấp nước được sử dụng trồng dưa lưới - Ảnh: L.K
Nhà máy nước sạch Lộc An thuộc công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên – Huế (Huewaco), được xây dựng năm 2012, với công suất thiết kế 8.000m3/ngày đêm, đây là nhà máy nước sạch có công suất cấp nước lớn nhất khu vực nông thôn. Cuối năm 2018 công ty Huewaco bắt đầu cho triển khai mô hình trồng dưa lưới trong khuôn viên nhà máy nước sạch này.
Từ phản ánh của báo chí, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó tổng giám đốc công ty Huewaco giải thích nước có mùi hôi trên là đường dẫn nước thải sau khi tiến hành xả nước lọc bể của nhà máy hàng ngày, có thể trong quá trình lọc bể khiến bùn lắng bị khuấy lên hòa vào nước nên có mùi, phía Công ty đã cử người về nhà máy để kiểm tra, nắm tình hình.
Một lãnh đạo sở Tài nguyên Môi trưởng tỉnh TT-Huế khẳng định sẽ chỉ đạo Chi cục Bảo vệ môi trường, Thanh tra Sở cử người về kiểm tra việc xả nước của nhà máy. Nếu phát hiện sai phạm hay ô nhiễm sẽ xử lý sớm để ổn định cuộc sống của người dân.
Quế Sơn
Theo Motthegioi.vn
TT-Huế: Gần 74.000 con lợn mắc dịch tả, nguồn thịt lợn khan hiếm
Tổng số lợn ở tỉnh mắc dịch tả lợn châu Phi và đã tiêu hủy ở Thừa Thiên- Huế là gần 74.000 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy là 4.455 tấn.
Chiều 20/12, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 710 thôn, 125 xã thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Tổng số lợn ở tỉnh mắc bệnh và đã tiêu hủy là gần 74.000 con với tổng trọng lượng tiêu hủy là 4.455 tấn. Hiện đã có 35 xã có bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới và có 28 xã có bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại tái bùng phát dịch.
Cơ quan chức năng tiêu độc khử trùng tại cơ sở chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế.
Giá lợn hơi nhập các tỉnh về lò Bãi Dâu tăng so với tuần trước, với mức 85.000đồng/kg. Giá mua trong dân lợn F1 từ 80-83.000 đồng/kg.
Theo người chăn nuôi, do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi, hiện nguồn cung thịt lợn ở tỉnh đã khan hiếm.
UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế vừa ban hành Quyết định số 3205/QĐ-UBND về việc hỗ trợ kinh phí tiêu hủy lợn do mắc dịch tả lợn Châu Phi đợt 5. Theo đó, trích ngân sách tỉnh số tiền 72,7 tỷ đồng bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thị xã, TP.Huế để thực hiện phòng, chống dịch và chi hỗ trợ chủ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do dịch bệnh tả lợn Châu Phi.
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, sau khi cấp thêm 72,7 tỷ đồng đợt này thì ngân sách đã đảm bảo 100% kinh phí cần hỗ trợ thiệt hại tính đến thời điểm 18/11/2019.
Theo Danviet
Bất minh cấp biển số VIP cho xe Lexus của doanh nghiệp: Công an kết luận thế nào? Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa thông tin kết luận những lùm xùm xoay quanh bất minh cấp biển số 75A - 135.35 cho xe Lexus của một doanh nghiệp. Liên quan đến bất minh cấp biển số VIP cho xe Lexus ở Huế, ngày 6/12, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế...