Nửa triệu tỷ đồng chảy thêm nếu nới room tín dụng
Với tăng trưởng tín dụng 9 tháng thấp so với mục tiêu cả năm, nhiều ngân hàng TMCP sắp cạn room kỳ vọng sẽ được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới lỏng hạn mức. Tuy nhiên, GDP tăng trưởng khả quan và lạm phát đang ở mức cao, khiến kỳ vọng này khó trở thành hiện thực.
Tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm đạt 9,52%. Ảnh: Đức Thanh
Nửa triệu tỷ đồng sẽ đổ thêm vào nền kinh tế?
Tăng trưởng tín dụng trong gần 9 tháng đầu năm mới đạt 9,52%, thấp hơn nhiều so với mức 11% cùng kỳ năm ngoái và chỉ đạt hơn nửa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17% của cả năm. Như vậy, khác với nỗi lo cạn room tín dụng, dư địa tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm còn rất lớn. Ước tính, nếu tín dụng tăng trưởng 17%, thì từ nay đến cuối năm sẽ có thêm 500.000 tỷ đồng được đổ vào nền kinh tế.
Thế nhưng, nghịch lý là, trong khi nhiều ngân hàng TMCP cạn room khát khao được nới hạn mức, thì các ngân hàng thừa room lại đang rất thận trọng đẩy mạnh cho vay.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Lê Quốc Anh, Tổng giám đốc Techcombank cho hay, ngân hàng này vẫn giữ quan điểm đa dạng hóa doanh thu, đẩy mạnh thu từ dịch vụ, đồng thời tăng trưởng tín dụng thận trọng, lựa chọn kỹ khách hàng nhằm hạn chế rủi ro.
Bên cạnh sự thận trọng của bản thân các ngân hàng thương mại, theo giới chuyên gia, việc ngân hàng thừa room muốn đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cũng không đơn giản. Thực tế, ngân hàng muốn tìm các dự án sản xuất để đẩy mạnh cho vay là không dễ, trong khi NHNN đã phát lệnh siết chặt cho vay các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, giao thông, chứng khoán, cho vay tiêu dùng… Thậm chí, NHNN cũng “dọa” sẽ tăng cường thanh tra đột xuất các ngân hàng mạnh tay cho vay lĩnh vực này thời gian qua.
Video đang HOT
Được biết, trên thị trường đã có 6 – 7 ngân hàng cạn room tín dụng và đã đề nghị NHNN nới room, song đến giờ, NHNN vẫn tỏ ra mạnh tay. Trong Chỉ thị 04/CT-NHNN ban hành cách đây hơn 1 tháng, NHNN khẳng định sẽ không tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng nào (trừ trường hợp đặc biệt, như một số ngân hàng thương mại tham gia tái cơ cấu trong năm 2018 đối với các tổ chức tín dụng yếu kém).
Công ty Chứng khoán HSC từng nhận định, NHNN có thể nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các nhà băng nếu GDP quý III/2018 giảm tốc. Tuy nhiên, GDP quý III vừa qua không giảm tốc, nên khả năng này rất khó xảy ra.
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân (Công ty Chứng khoán Sài Gòn – SSI) cũng cho rằng, nhiều khả năng, tăng trưởng tín dụng cả năm 2018 sẽ thấp hơn mức 17% và NHNN sẽ không điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Đây là biện pháp nhằm ổn định thanh khoản, kiểm soát lạm phát và hướng dòng tín dụng vào các mục tiêu hiệu quả.
NHNN thận trọng với lạm phát
Ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng LienVietPostBank cho biết, ngân hàng này đang tích cực cho vay các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là cho vay nông nghiệp, với kỳ vọng NHNN sẽ căn cứ sự chuyển biến này để “nới” thêm dư địa tăng trưởng tín dụng.
Áp lực lạm phát năm nay cao hơn các năm trước do giá dầu, giá hàng hóa… tăng. Bên cạnh đó, thế giới đang có nhiều yếu tố bất ổn như chiến tranh thương mại, làn sóng bảo hộ… Tất cả các yếu tố này có thể tác động khó lường đến tỷ giá, lãi suất trong nước. Do đó, kiểm soát các yếu tố ổn định vĩ mô trong nước là rất cần thiết, trong đó có việc thận trọng với tăng trưởng tín dụng.
- TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế
Tuy nhiên, nhiều khả năng, các ngân hàng TMCP sẽ phải thắt lưng buộc bụng, “kham khổ” tín dụng đến hết năm nay, do NHNN đang lo ngại áp lực lạm phát.
Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, dù lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức dưới 4%, nhưng vẫn cần cảnh giác với việc kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm.
Việc tín dụng tăng thấp khiến nhiều người lo ngại sản xuất sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, dòng vốn bị siết chủ yếu là tín dụng cho lĩnh vực rủi ro. Thực tế, từ đầu năm đến nay, tín dụng rót vào sản xuất vẫn tăng mạnh, trong đó tín dụng nông nghiệp tăng hơn 20%. Đây là lý do khiến tín dụng tăng thấp so với cùng kỳ, song GDP 9 tháng đầu năm tăng tới 6,98% – mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2011 đến nay.
Chính vì vậy, việc NHNN tiếp tục thắt chặt tăng trưởng tín dụng được nhiều chuyên gia kinh tế ủng hộ. TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, việc NHNN thận trọng với tăng trưởng tín dụng là dễ hiểu, bởi năm nay, áp lực lạm phát và tỷ giá lớn hơn các năm trước.
Hiện lạm phát mới ở mức 3,2%, song nếu nửa triệu tỷ đồng được bơm ra nền kinh tế, trong khi sản xuất chưa theo kịp, thì lạm phát sẽ nhanh chóng tăng tốc trở lại.
Theo Báo Đầu tư
Một kiến nghị không hợp lý
Nếu thực hiện theo kiến nghị của HoREA - tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) được sử dụng tỷ lệ tối đa 45% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn năm 2019 thay vì giảm về mức 40% như quy định hiện hành - thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại phải một lần nữa (lần thứ tư) ban hành một thông tư mới sửa đổi Thông tư 36/2014.
Nếu tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng tỷ lệ tối đa 45% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn năm 2019 thay vì giảm về mức 40% như quy định hiện hành - thì Ngân hàng Nhà nước lại phải một lần nữa ban hành một thông tư mới sửa đổi Thông tư 36/2014. Ảnh: THÀNH HOA
Điều này trước hết có nguy cơ làm xói mòn tính hữu hiệu và tính định hướng của các văn bản pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước, củng cố quan niệm rằng các chủ thể kinh tế luôn có thể "mặc cả" chính sách với Nhà nước, còn Nhà nước thì luôn phải "chạy theo" mà không thể dẫn dắt, định hướng thị trường theo ý muốn từ góc độ của người tạo lập và quản lý thị trường.
Hơn nữa, xem xét cụ thể hơn thì kiến nghị của HoREA cũng chưa hợp lý. Lộ trình giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đã được công bố rõ ràng, nên, về nguyên tắc, các TCTD và chủ thể liên quan như doanh nghiệp bất động sản và người mua bán, kinh doanh bất động sản đã có đủ thời gian (tính theo năm) chuẩn bị và đón nhận những mốc thay đổi trong lộ trình giảm tỷ lệ này. Rõ ràng, ở đây không có chuyện thay đổi đột ngột về chính sách của Nhà nước nên đã làm khó thị trường.
Nếu NHNN không quyết tâm thực hiện tỷ lệ 40% thì sự phụ thuộc của ngành bất động sản vào vốn tín dụng dài hạn của ngân hàng sẽ không có được động lực để thay đổi một cách căn bản và nhanh chóng.
Quan trọng hơn, việc điều chỉnh giảm tỷ lệ trên là một cấu thành thiết yếu của một chính sách chung của Nhà nước nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trước các bất lợi đã, đang và sẽ xảy ra trong và ngoài nước. Cũng như HoREA đã nêu trong văn bản kiến nghị, NHNN vừa ban hành Chỉ thị 04/CT-NHNN ngày 2-8-2018, theo đó "Không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt); Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông; Kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, nhất là tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản". Chỉ thị này là một trong những hành động cụ thể triển khai chủ trương của NHNN nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng nhanh gây áp lực lên lạm phát và tỷ giá, đe dọa ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong bối cảnh hạn chế tăng trưởng tín dụng như vậy, nếu không đặt ra chốt chặn tín dụng có nguồn từ vốn huy động ngắn hạn cho các dự án đầu tư trung, dài hạn (gồm các dự án bất động sản) thì, ít nhất là theo lý thuyết, hoặc là vốn tín dụng sẽ chảy hết vào các lĩnh vực không ưu tiên này, gây ra tình trạng đói vốn cho các nhu cầu ngắn hạn trong các lĩnh vực ưu tiên, hoặc là sự bất cân đối kỳ hạn giữa vốn huy động và cho vay sẽ tạo rủi ro lên tính an toàn hoạt động của hệ thống tín dụng.
Quan trọng không kém là những lý do mà HoREA đưa ra để biện minh cho kiến nghị của mình là không thỏa đáng. Ví dụ, HoREA nói rằng các doanh nghiệp bất động sản và người kinh doanh, mua bất động sản (đặc biệt ở TPHCM) phụ thuộc rất lớn vào nguồn vay tín dụng (dài hạn) ngân hàng, trong khi nguồn vốn thay thế từ các quỹ đầu tư bất động sản và thị trường chứng khoán vẫn chưa khả quan. Điều này là đúng, và theo logic, có thể luôn đúng trong một số năm nữa, chứ không phải chỉ có năm 2019, ít nhất là chừng nào mà NHNN phải hoãn thi hành tỷ lệ 40% này. Và cũng theo logic, nếu NHNN không quyết tâm thực hiện tỷ lệ 40% thì sự phụ thuộc của ngành bất động sản vào vốn tín dụng dài hạn của ngân hàng sẽ không có được động lực để thay đổi một cách căn bản và nhanh chóng.
Bản thân HoREA cũng nhìn nhận rằng điều này - sự phụ thuộc của các doanh nghiệp bất động sản TPHCM vào tín dụng ngân hàng cao hơn trên mức trung bình của cả nước - tiềm ẩn rủi ro cho cả hệ thống tín dụng và doanh nghiệp bất động sản. Như vậy, lẽ ra họ cũng nên đồng ý với chính sách của NHNN hướng tới giảm dần có lộ trình sự phụ thuộc của ngành bất động sản vào tín dụng ngân hàng như đã đặt ra tại các thông tư liên quan.
Cuối cùng, kể cả khi NHNN quyết tâm duy trì mục tiêu chính sách của mình (không thay đổi tỷ lệ 40% hay hoãn thời hạn thi hành tỷ lệ này) thì ngành bất động sản không phải là không thể tồn tại, không có giải pháp nào để khắc phục được khó khăn mà chính sách này của NHNN sẽ tạo ra. Trong cùng văn bản kiến nghị, HoREA cũng chỉ ra tám giải pháp cho các doanh nghiệp bất động sản thích nghi với lộ trình hạn chế tín dụng vào bất động sản, và nhấn mạnh đây cũng là cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp. Với vai trò và sứ mệnh của mình, lẽ ra HoREA phải sáng suốt, tỉnh táo phân tích và nhận định tình hình ngay từ khi NHNN ban hành các thông tư để kịp thời đưa ra tám giải pháp này cho các doanh nghiệp bất động sản, không đợi đến khi "nước đến chân mới nhảy"
Ngọc Phan
Theo thesaigontimes.vn
Không buông bỏ tỷ giá Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang áp dụng những bước đi uyển chuyển, linh hoạt hơn trong điều hành tỷ giá, lãi suất và thể hiện quyền chủ động rõ nét vai trò người kiểm soát thị trường. Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng những bước đi uyển chuyển, linh hoạt hơn trong điều hành tỷ giá. Ảnh: THÀNH HOA Theo báo...