Nữ travel blogger Sài Gòn ‘bật mí’ điểm du lịch, picnic ngay giữa mùa dịch
Trong những ngày thành phố giãn cách, gia đình Minh Điệp không còn thấy nhàm chán nhờ có góc “ trốn dịch” xanh mát trên sân thượng.
Cuối tuần, nơi đây còn trở thành khu tổ chức picnic thú vị của cả nhà.
Minh Điệp đã từng rong ruổi khám phá qua 29 quốc gia ở 4 châu lục trên thế giới. Mục tiêu của cô là chinh phục 30 quốc gia trước tuổi 30 nhưng dịch Covid-19 đã khiến kế hoạch này “phá sản”.
Từ một cô nàng mê du lịch, mỗi năm lên đường 4 – 5 chuyến, nay, cuộc sống của Điệp có nhiều thay đổi. “Mình rất nhớ cảm giác được du lịch, trải nghiệm nhưng với điều kiện hiện tại, thay vì buồn chán, hụt hẫng thì mình cố gắng tìm cách “du lịch” ngay tại nhà”, Minh Điệp chia sẻ.
Vài tháng nay, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thành phố liên tục thực hiện giãn cách xã hội nhưng gia đình Vũ Minh Điệp (quận 3, TPHCM) không còn cảm thấy tẻ nhạt, bức bối nhờ góc thư giãn lý tưởng “trên nóc nhà”.
Để bớt “cuồng chân”, tự tạo niềm vui cho mình cũng như giúp các thành viên trong nhà lấy lại năng lượng, Minh Điệp quyết định tận dụng khoảng sân thượng xanh mát để làm thành góc picnic, cắm trại tại gia.
Sân thượng có diện tích chỉ 20m2 nhưng được bài trí, sắp xếp khéo léo với nhiều cây xanh và một hồ cá nhỏ. Nhờ thế, không gian cảm giác như rộng gấp đôi, trong lành, thoáng đãng.
Bữa ăn đẹp mắt do Minh Điệp chuẩn bị
Không gian picnic cuối tuần lý tưởng của gia đình Minh Điệp
Căn nhà được Điệp mua lại cách đây 2 năm khi bắt đầu chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Vì công trình đã xuống cấp nên 9X đầu tư cải tạo thành không gian sống mới tiện nghi, đáp ứng đầy đủ các công năng, mục đích sử dụng.
Nhà nằm ngay mặt phố, vừa cho thuê vừa là nơi ở cho gia đình nên cô mong muốn có khoảng sân thượng xanh mát, gần gũi với thiên nhiên để có thể cân bằng với nhịp sống hối hả của Sài Gòn đô hội.
“Ngôi nhà ban đầu đã cũ, mình phải leo thang gỗ kiểu cổ mới lên được sân thượng. Mà hạng mục này đã bị mối mọt làm hư hại, lại không có lan can hay mái che nên thiếu an toàn, nguy hiểm. Chưa kể lúc nào cũng nắng nóng làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt ở các tầng dưới. Sau đó, gia đình mình quyết định cải tạo gần như toàn bộ bằng cách đập đi xây lại, thiết kế hệ cầu thang mới, làm lan can và mái che để có không gian xanh mát trên cao”, Minh Điệp nói.
Video đang HOT
Minh Điệp khéo léo bài trí để tạo điểm nhấn cho không gian sân thượng
Không gian picnic tại nhà vẫn thoáng đãng, đẹp mắt
Để hạn chế thời tiết khắc nghiệt cũng như giảm nhiệt cho công trình, vợ chồng Điệp trồng thêm cây cúc tần Ấn Độ, phủ kín mái che trong suốt. Đây là loài cây ưa nắng nóng, phát triển rất nhanh, chỉ khoảng nửa năm là tạo thành giàn rủ xuống. Nhờ thế mà sân thượng đã trở nên xanh mát, có thể sử dụng làm góc thư giãn hàng ngày.
Ngoài ra, nữ travel blogger còn trồng thêm cây bàng lá nhỏ, tán rộng giúp che nắng, thanh lọc bụi, không khí và một số loài hoa, cây cảnh khác để không gian sân thượng xanh mát, hài hòa với thiên nhiên mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Bể cá nhỏ trên sân thượng
Trước đây, gia đình Điệp thường đi ăn nhà hàng vào dịp sinh nhật hoặc lễ Tết. Nhưng từ khi dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài, khoảng sân thượng nhỏ trở thành địa điểm cắm trại thường xuyên của các thành viên.
Cuối tuần, cả nhà chị lại lên sân thượng, tổ chức những buổi picnic nhỏ để quây quần bên nhau, cùng thưởng thức các món ngon và ngắm cảnh. Nhờ thế, dù chẳng cần đi xa nhưng các thành viên đều có cảm giác như đang được vi vu ở một nơi nào đó, giống với những chuyến du lịch từng trải qua.
Để tạo không khí như những chuyến đi xa thực sự, cả gia đình chị còn hào hứng chụp ảnh check-in với nhiều góc và tư thế, biểu cảm khác nhau.
Khung cảnh trên cao với nhiều cây cối xanh mát giúp các thành viên cải thiện tâm trạng rõ rệt, vơi bớt nỗi nhớ về những chuyến xê dịch, ngao du khắp nơi trước đây.
“Mỗi bữa tiệc nhỏ, ấm cúng trên sân thượng để cả nhà vui vẻ cùng nhau giống như liều thuốc cho tinh thần cực kỳ hiệu quả. Mỗi lần lên góc trốn dịch trên sân thượng, các thành viên lại thêm gắn kết, yêu thương nhau hơn, đồng thời vơi bớt cảm giác cuồng chân vì đã lâu không được đi du lịch”, nữ travel blogger bày tỏ.
Trong những ngày thành phố thực hiện giãn cách, Minh Điệp cùng gia đình luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ nhờ có “điểm du lịch” tại gia. Cô gái trẻ cũng mong muốn lan tỏa thông điệp sống tích cực tới mọi người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào để chung tay đẩy lùi dịch bệnh, sớm ổn định lại cuộc sống.
Travel blogger giúp người Sài Gòn ấm lòng mùa dịch
Hàng trăm tấn rau củ, hàng nghìn bữa cơm và nhiều việc ý nghĩa khác được các travel blogger sẻ chia đến bệnh viện dã chiến, khu phong tỏa Sài Gòn...
Rạng sáng, tranh thủ chợp mắt trên sàn nhà kho đôi phút, Lê Quang Long (29 tuổi) giật mình vì tiếng chuông điện thoại không dứt. Gọi lại số điện thoại của tài xế xe tải chở rau củ, Long nhận được câu trả lời "Anh bận rồi không đi được nữa đâu. Hôm qua tưởng đi 8-9 tấn hàng nên giá đó, giờ 15 tấn thì lên 2 triệu nữa em". Lo cho số lượng lớn rau củ từ Đà Lạt về, Long cuống cuồng gọi biết bao người quen nhờ hỗ trợ. May mắn, một chủ xe đồng ý chở hàng cho nhóm với giá rẻ hơn, đưa rau kịp về Sài Gòn khi trời tối.
Từng túi rau củ được gửi vào khu cách ly. Long cho biết nhóm cần nhất sự sẻ chia và tham gia của những tình nguyện viên.
.
Là blogger du lịch, nhưng cũng là trưởng nhóm thiện nguyện "Những bước chân xanh", Long cho biết mình không ngại bốc vác. Sau khi chạy xe lòng vòng đi phát quà, cả nhóm 8 người bốc dỡ hàng chục tấn rau, trong cơn mưa như trút ở Sài Gòn. Tới 1h sáng khi chỉ còn một tiếng xe tải phải di chuyển, hàng mới xếp được ba phần tư, các thành viên xuống sức, tay chân mỏi nhừ, Long gọi đó là "vỡ trận". Nhưng tới sáng sớm hôm sau, từng gói thực phẩm của các mạnh thường quân lại được nhóm chuyển tới các bệnh viện dã chiến, khu phong tỏa, tận tay những người có hoàn cảnh khó khăn, vẫn 8 con người ấy như không biết mệt mỏi.
Nhóm cũng tổ chức thêm quỹ "Bếp Sài Gòn", để mỗi tối gửi 1.000 phần cơm tới những người vô gia cư, những hộ gia đình nghèo khó và cả những sinh viên kẹt ở vùng dịch. Có lần, Long gặp chị Thành, người phụ nữ nhặt ve chai cùng con 12 tuổi bị đuổi ra khỏi phòng trọ, ngay khi dịch bệnh đang căng thẳng. Nhận hộp thơm, chị vừa bón cho con vừa rơm rớm nước mắt. Ngày hôm sau cả nhóm đã tìm được một phòng trọ còn trống nhưng 4 ngày liên tục đi tìm không thấy không thấy hai mẹ con chị Thành đâu, vì họ di chuyển liên tục lại không có điện thoại. Đến ngày thứ 5, cả nhóm vỡ òa niềm vui khi gặp lại chị, đưa đi xét nghiệm SARS-CoV-2 và chuyển nhà thành công.
"Tuổi trẻ đã ngao du bốn phương, trở về với Sài Gòn trong những ngày mùa hè nắng mưa bất chợt, lặng lẽ, u buồn và nguy khó. Mình sẽ cố gắng ghi lại những ngày thật đẹp về thành phố và cũng dùng 200% sức lực để không ai bỏ lại phía sau", Long ồm ồm nói sau lớp khẩu trang ướt mưa che kín nửa khuôn mặt.
Không chỉ Quang Long, một blogger du lịch nổi tiếng của Sài Gòn nhiều ngày bận bịu từ 5h sáng đến 12h đêm, vừa ghi lại phóng sự những ngày chống dịch, vừa tranh thủ bốc vác, phát quà cho người khó khăn.
"Chúng ta có công việc để làm, có điều kiện để xoay sở trong đại dịch nhưng với người nghèo, người vô gia cư thì không. Mình không có quá nhiều tiền nhưng có thể góp sức lực, giống bao người trẻ khác của thành phố vẫn âm thầm đóng góp. Tất cả đoàn kết chung tay làm mình vui lắm", anh cười và nói.
Có những ngày anh đăng ký làm tình nguyện viên của nhóm "Bánh mì Sài Gòn", trao tận tay hàng nghìn ổ bánh mì kẹp và nước tới những người vô gia cư. Phần lớn nhóm đều phải đi buổi tối lúc 7-12h khi người vô gia cư đã ở yên chỗ ngủ. Hay những ngày khác lại làm tình nguyện viên của "Áo ấm biên cương", dành những phần quà như gạo, nước mắm, nước tương tới những công nhân đang bị cách ly trong nhà máy, khu phong tỏa.
Có lần khi đi phát quà, thấy 2 bạn trẻ mặc đồ bảo hộ kín mít đang chở những thùng cơm mới nấu và gửi cho người nghèo qua một cây gậy. Hỏi ra mới biết nhóm của họ có 3 người, là bảo vệ thất nghiệp vì công ty đóng cửa nhưng kêu gọi được quỹ nên hàng ngày nấu cơm, đợi đến tối đi phát, bất kể những ngày mưa lớn. Anh chạy xe máy kịp chụp ảnh, hy vọng có thể chia sẻ những hình ảnh đẹp về tình người, trong những ngày thành phố nguy khó.
Nhóm bảo vệ thất nghiệp đưa cơm qua lăng kính của blogger du lịch. Ảnh: NVCC .
Không thể trực tiếp tham gia các hội nhóm tình nguyện, travel blogger như Kỳ Anh cũng tận dụng số người theo dõi, khả năng chụp ảnh để làm "Từ thiện qua mạng xã hội". Trước ngày thành phố giãn cách, mỗi lần tan ca hay tối muộn, anh lại tranh thủ đi chụp bộ ảnh "Thương lắm Sài Gòn ơi", về những hoàn cảnh khó khăn mà bạn bè hay đội tình nguyện chia sẻ.
Mỗi câu chuyện mà anh đăng tải nhanh chóng nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều nhân vật đã được mạnh thường quân giúp đỡ. Trong đó có ông Ninh (70 tuổi), người khuyết tật một chân phải bán vé số nuôi con bị bại não, với mong ước có chiếc xe lăn. Hay lần khác là ông Diên (80 tuổi), người làm nghề chụp ảnh lấy luôn ở nhà thờ Đức Bà đã được nhiều người biết đến hơn và tìm được nhà trọ tốt hơn.
Kỳ Anh cho biết, bộ ảnh xuất phát từ một lần anh gặp người bán kẹo mạch nha trên đường về, sau khi trò chuyện và chụp ảnh, anh đã ủng hộ cô một số tiền nhỏ. "Làm được điều ấy rồi mình thấy rất vui. Mình có tấm lòng và ống kính sẽ giúp lan tỏa các câu chuyện rộng rãi, để người khó khăn được giúp đỡ kịp thời", Kỳ Anh nói. Anh cho biết sau khi thành phố hết giãn cách, anh sẽ tiếp tục làm việc mình yêu thích, bằng hình thức video, để tâm tư của nhân vật chạm đến cảm xúc của người xem.
Hình ảnh chụp gia đình ông Minh trong bộ ảnh "Thương lắm Sài Gòn" của Kỳ Anh. Ảnh: NVCC .
Travel blogger 9X thương người lao động nghèo mùa dịch bằng bộ ảnh biết nói Thương những người lao động nghèo nặng gánh mưu sinh giữa mùa dịch, travel blogger ghi lại những khoảnh khắc rất tình để lan tỏa đến cộng đồng. Sài Gòn đang trong giai đoạn căng mình chống dịch, người lao động khó khăn nay còn khổ cực hơn nhiều lần. Đối với hầu hết mọi người, dịch bệnh bùng phát họ có thể...