Nữ tiến sĩ trẻ với những công trình khoa học ấn tượng
Tiến sĩ Vũ Bích Ngọc, 32 tuổi (công tác tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia TPHCM), được xem là một trong những nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc hàng đầu Việt Nam.
TS Vũ Bích Ngọc tại phòng nghiên cứu
Chị đã sở hữu 34 bài báo quốc tế, 6 chương sách quốc tế, 6 bài báo trong nước, tham gia 14 đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ các cấp…
Càng nghiên cứu, càng đam mê
Sinh ra ở Thái Bình nhưng lớn lên và học tập ở Thái Nguyên, sau đó học tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TPHCM, rồi ở lại làm việc chính tại ngôi trường này, TS Ngọc cho biết cơ duyên dẫn mình đến với lĩnh vực nghiên cứu khoa học khá tình cờ.
“Ngay từ nhỏ, tôi đã thích kinh doanh, từng giúp bố mẹ kiếm được khá nhiều tiền từ sở thích này. Đến khi học THPT, tôi cũng không nghĩ mình sẽ theo nghiệp nghiên cứu. Tuy nhiên, khi đang làm khóa luận tốt nghiệp đại học, tôi vô tình nghe về tế bào gốc, một lĩnh vực mới mẻ so với nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác. Đặc biệt, việc nghiên cứu tế bào gốc còn liên quan trực tiếp đến con người nên tôi cảm thấy tò mò và quyết tâm theo đuổi, đến khi làm rồi thì thấy &’nghiện’, không sao dứt ra được”, chị kể.
Khi mới ra trường, TS Ngọc bắt đầu thực hiện những đề tài rất cơ bản, như phương pháp nuôi cấy được một tế bào gốc để nó có thể tăng sinh nhiều hơn. Tiếp theo là tìm cách để tế bào gốc đó có thể trở thành tế bào xương, sụn hay tế bào cơ tim.
Cứ như thế, các đề tài nghiên cứu sau được phát triển dựa trên những kết quả có được từ các nghiên cứu trước. Vì vậy, mỗi đề tài/dự án chính là một điểm nhấn quan trọng trong quá trình nghiên cứu vốn không ít khó khăn của chị. Khó khăn đầu tiên là thông tin về lĩnh vực tế bào gốc tại Việt Nam còn ít nên chị phải tìm đọc tài liệu tiếng Anh. Tuy nhiên, khả năng đọc hiểu tiếng Anh của chị khi đó còn hạn chế, cộng với phải tìm hiểu xem thuật ngữ chuyên ngành đó phải diễn giải như thế nào.
Theo TS Ngọc, nghiên cứu là một nghề rất thú vị, đôi khi ngay cả các giả định ban đầu của mình đề ra cũng không dẫn đến các kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, những người làm nghiên cứu luôn thu nhận được nhiều thông tin mới. Đó chính là những kinh nghiệm quý giá cho các thí nghiệm về sau.
Chị cho rằng, “Nghiên cứu dự án chưa bao giờ là công việc kiếm ra tiền, mà đó là công việc tiêu tiền, vì phải theo đuổi trong thời gian rất dài. Nhưng khi đã theo đuổi thì phải theo đuổi cho tới cùng mới gặt hái được thành quả”. Và có lẽ thế, với niềm đam mê khoa học, chị đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Video đang HOT
TS Vũ Bích Ngọc (giữa) trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp
Nhiều công trình về tế bào gốc
Với TS Ngọc, tất cả các đề tài chị thực hiện đều đáng quý và có giá trị đối với bản thân. Bởi một đề tài chị thực hiện biểu thị cho một giai đoạn trưởng thành trong nghiên cứu. Nếu không được làm đề tài trước đó thì chị sẽ không có được nhiều kinh nghiệm quý báu để các đề tài sau làm tốt hơn và tìm được nhiều cái mới hơn.
Mọi ý tưởng nghiên cứu của chị đều bắt nguồn từ việc tham dự các hội thảo, hội nghị – nơi những kiến thức chuyên sâu được chia sẻ bởi những chuyên gia đầu ngành. Nhờ thế, những dự án nghiên cứu mà chị thực hiện hoặc cùng tham gia như điều trị bệnh ung thư bằng liệu pháp miễn dịch, điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc, nghiên cứu liệu pháp điều trị bệnh tim mạch… đạt nhiều kết quả khả quan.
Trong đó, “Liệu pháp điều trị bệnh tiểu đường đã được Bộ Y tế thông qua và đưa vào ứng dụng tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TPHCM) cho kết quả điều trị bệnh khá tốt. Liệu pháp điều trị bệnh ung thư đang được Viện Tế bào gốc hợp tác cùng một số bệnh viện trên địa bàn TPHCM thử nghiệm và sẽ triển khai rộng rãi trong thời gian sắp tới.
Hiện TS Ngọc cũng là thư ký và thành viên của công trình nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng, năng lực và khả năng nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ tế bào gốc trong lĩnh vực y – dược và nông nghiệp”. Ngoài ra, chị cũng tham gia các đề tài cấp cơ sở như “Xây dựng mô hình tế bào gốc thần kinh để sàng lọc dược chất có tác động kích thích tăng sinh và biệt hóa tế bào gốc thần kinh”, do Sở Khoa học – công nghệ TP HCM chủ trì. Nghiên cứu này mở ra triển vọng cho việc điều trị bệnh lý Alzheimer, Parkinson, những bệnh lý thoái hóa mà đến nay vẫn chưa có phương thuốc điều trị hiệu quả.
Đề tài “Đánh giá tác động của các dược liệu Việt Nam trên các dòng tế bào gốc ung thư của người Việt Nam” của chị cũng được đánh giá cao. Chia sẻ về công việc nghiên cứu mình đang theo đuổi, TS Ngọc cho rằng, cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc ở nước ta còn nhiều hạn chế. Số lượng và chất lượng các bài báo quốc tế còn ít. Số lượng sản phẩm ứng dụng ra thị trường cũng rất giới hạn
Tuy giành được rất nhiều giải thưởng trong lĩnh vực nghiên cứu và mới đây trở thành 1 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017 nhưng TS Ngọc rất khiêm tốn. Chị cho rằng, công việc nghiên cứu của mình chỉ thật sự ý nghĩa khi thành quả được áp dụng nhiều trên thực tế, giúp ích cho mọi người.
Thanh Hải
Theo giaoducthoidai.vn
Giảng viên trẻ dân tộc Sán Dìu: 1 năm công bố 7 bài báo quốc tế ISI
Đó là Nguyễn Văn Thìn sinh năm 1988, dân tộc Sán Dìu, giảng viên toán trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên. Đến thời điểm này, Thìn đã có 15 bài báo quốc tế trong danh mục ISI.
Nguyễn Văn Thìn, giảng viên trẻ ngành Toán học của trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên
Nghiên cứu trong nước, công bố quốc tế
Nguyễn Văn Thìn (dân tộc Sán Dìu), tốt nghiệp xuất sắc ngành Sư phạm Toán trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên năm 2010 và được giữ lại trường làm giảng viên. Sau đó, Thìn tiếp tục học Thạc sĩ và bảo vệ luận án Tiến sĩ Toán học chuyên ngành Giải tích tại Trường.
Trong thời gian giảng dạy và nghiên cứu tại trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, giảng viên trẻ Nguyễn Văn Thìn đã công bố 15 bài báo quốc tế (trong danh mục ISI và Q1, Q2, Q3 theo phân loại tạp chí ISI uy tín của quỹ Nafosted). Riêng năm 2017, Thìn có 7 bài báo công bố quốc tế ISI và đầu năm 2018 có 3 bài công bố quốc tế trong danh mục ISI.
Đối với Toán cơ bản, hướng nghiên cứu chính của Thìn là " Lý thuyết Nevanlinna và ứng dụng". Thìn đã cống bố 14 công trình theo hướng nghiên cứu này. Về nghiên cứu ứng dụng của Lý thuyết Nevanlinna trong vấn đề duy nhất hàm phân hình và phân bố giá trị của đa thức đạo hàm, sai phân, Thìn đã công bố 3 công trình theo hướng nghiên cứu này.
Còn trong nghiên cứu ứng dụng của Lý thuyết Nevanlinna trong Lý thuyết họ chuẩn tắc, Thìn đã công bố 6 công trình theo hướng nghiên cứu này. Ngoài ra, Thìn cũng đã nhận được 3 giải thưởng công trình toán học trong "Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học giai đoạn 2010-2020".
Hướng nghiên cứu của Thìn trong Toán ứng dụng là " Phương trình đạo hàm riêng và ứng dụng". Theo hướng nghiên cứu này, Thìn đã có 2 công trình trong danh mục ISI, trong đó một tạp chí trong danh mục Q1 các tạp chí ISI uy tín của quỹ Nafosted.
Nguyễn Văn Thìn hiện nay đang làm posdoc tại trường ĐH Shandong - Trung Quốc.
Chia sẻ với PV Dân trí, Thìn khiêm tốn cho biết, "Toán học là niềm đam mê với em từ nhỏ, sau khi học đại học em đã xác định đi theo con đường nghiên cứu và giảng dạy Toán. Tuy nhiên, các bài báo công bố quốc tế đó chưa phải nhiều và phải cố gắng hơn nữa trong thời gian tới để có thêm nhiều bài báo đăng ở tốp đầu".
Thìn chia sẻ thêm, thuận lợi nhất trong nghiên cứu của em là được nhà trường tạo mọi điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho giảng viên trẻ cũng như sinh viên phát huy hết khả năng sáng tạo của mình trong nghiên cứu khoa học.
Khuyến khích, tạo thuận lợi để giảng viên trẻ tập trung nghiên cứu khoa học
GS.TS Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên cho biết, nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các giảng viên trẻ trong trường nghiên cứu và tham gia công bố quốc tế bởi đây là yếu tố sống còn để nâng cao chất lượng đào tạo của một trường đại học.
Chính vì vậy, số lượng bài báo báo khoa học của giảng viên trong trường được đăng tải trong 5 năm gần đây có xu hướng tăng nhanh với tổng số gần 1500 bài báo, trong đó có gần 200 bài báo quốc tế.
Số lượng bài báo quốc tế trong danh mục ISI, Scopus cũng tăng với tổng số gần 100 bài (trung bình 20 bài/năm). Điển hình nhất, có giảng viên trẻ Nguyễn Văn Thìn, dân tộc Sán Dìu, một năm có 7 bài báo công bố quốc tế thuộc danh mục ISI.
Trong giai đoạn 5 năm gần đây, giảng viên đã được xuất bản thành 85 đầu sách và giáo trình phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, năm 2013 giảng viên của Trường Sư phạm Thái Nguyên đã viết chung 01 cuốn sách được xuất bản tại Nhật Bản về kết quả nghiên cứu chung với các nhà khoa học của Trường Đại học Ryukyus.
Được biết, trong số 363 giảng viên của trường Sư phạm Thái Nguyên có 164 tiến sĩ (chiếm 45,2%), 2 giáo sư và 43 PGS (chiếm 12%)... các PGS dưới 40 tuổi có 11 người chiếm 24,4%.
GS Quang cho hay, trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên rất quan tâm đến vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên, nhà trường đặt ra chỉ tiêu là có 50% trong tổng số cán bộ giảng viên sẽ được cử đi học tập ở nước ngoài.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Nếu rà soát công trình khoa học, số giáo sư bị loại có thể cao hơn Bộ Giáo dục cần rà soát chất lượng công trình nghiên cứu khoa học, bài báo quốc tế, trình độ ngoại ngữ của tất cả ứng viên thay vì chỉ 95 người. TS Lê Dương Hà, giảng viên một trường đại học tại Hà Nội, chia sẻ quan điểm về đợt rà soát công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Lần...