Nữ tiến sĩ tình nguyện dạy kiến thức giới tính miễn phí cho học sinh 100 trường trên toàn quốc
Theo TS Vũ Thu Hương, từ năm 2019, Dự án Giáo dục giới tính cho học sinh nghèo sẽ được triển khai với học sinh của 100 trường học trên toàn quốc.
Hướng tới đối tượng trẻ em ở các khu vực nghèo khó của các tỉnh, thành trên cả nước, bắt đầu từ năm 2019, TS Vũ Thu Hương tình nguyện dạy kiến thức giới tính miễn phí cho học sinh nghèo của 100 trường trên toàn quốc. Đây là hoạt động trong Dự án giáo dục giới tính cho học sinh nghèo.
TS Hương chia sẻ: “Ngay từ năm 2008, khi quyết tâm dạy giáo dục giới tính cho trẻ em Việt Nam, tôi nhận ra rằng, mọi khó khăn đến từ chính quan niệm sai lầm của người Việt khi coi vấn đề này là nhạy cảm.
Chính vì quan niệm này, rất nhiều trẻ em Việt Nam đã bị xâm hại, dâm ô mà không thể lên tiếng tự bảo vệ mình. Vì xem “Giáo dục giới tính” là nhạy cảm nên chính bố mẹ và thầy cô giáo cũng ngại ngần khi đề cập đến vấn đề này”.
Năm 2019, TS Vũ Thu Hương sẽ dạy kiến thức giới tính miễn phí cho học sinh nghèo trên toàn quốc.
“Khi chúng tôi thổi bùng phong trào phòng tránh và ứng phó với xâm hại, dường như các cha mẹ ở các vùng đô thị hiện đại đã nhận ra và lập tức tìm kiếm phương thức bảo vệ con em mình. Tuy nhiên, tại những vùng nông thôn nghèo khó, vùng sâu vùng xa,mọi việc không hề đơn giản vì kinh tế gia đình khó khăn, gia đình neo người, đông con, hoặc trình độ nhận thức của cha mẹ còn hạn chế.
Vì thế, tôi hy vọng sẽ làm bùng lên phong trào phòng tránh và ứng phó với nạn xâm hại tình dục trẻ em để mọi trẻ em trên đất nước chúng ta được sống an toàn hơn”, TS Vũ Thu Hương chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Dù có kinh nghiệm trong giáo dục giới tính cho trẻ em nhưng TS Hương vẫn lo ngại khó khăn trong việc kết nối với các trường học tại địa phương. Đặc biệt, nhiều trường đã từ chối vì lý do nhạy cảm hoặc không có thời gian.
Theo vị TS này, kinh phí đi lại ăn ở để thực hiện Dự án giáo dục giới tính cho học sinh nghèo cũng là một vấn đề cần quan tâm. Với sự trợ giúp nhiệt tình của cộng đồng mạng, nhóm thực hiện dự án đã nhận được những khoản tiền đầu tiên phục vụ cho hành trình này trong năm 2019.
Ngoài ra, những người giáo viên tâm huyết, thương trẻ đã giúp nhóm kết nối được với các hiệu trưởng, cán bộ phòng giáo dục để xin được phép xuống dạy tai các trường.
Trẻ em Phong Thổ, Lai Châu chăm chú lắng nghe TS Hương giảng dạy kiến thức về giới tính.
Đến thời điểm hiện tại, TS Hương và các cộng sự đã thực hiện thành công giáo dục giới tính tại 2 trường trên địa bàn huyện Phong Thổ, Lai Châu là trường TH Bản Lang 2 và trường TH Khổng Lào.
Theo đó, chương trình được các em học sinh Lai Châu rất thích thú. Các em hết sức ngỡ ngàng trước những vấn đề nhạy cảm được đề cập bằng khoa học và thể hiện bằng ngôn ngữ trẻ em hết sức dễ hiểu và thân thiện.
Tại đây, nhóm dự còn trích quỹ tặng mỗi em một chiếc quần trong để các em được tiếp xúc và bắt đầu mặc, giữ gìn vùng kín của mình.
“Nhận thấy sự cần thiết của chương trình, huyện Phong Thổ đã đồng ý cho chúng tôi đến từng trường Tiểu học và THCS của huyện để giáo dục giới tính cho các em. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được đề nghị từ các trường tại huyện Tam Đường, huyện Tân Uyên của tỉnh Lai Châu, Thái Bình, Quảng Ngãi…. Những lời đề nghị này tiếp thêm rất nhiều sức mạnh cho chúng tôi để có thể vững vàng vượt qua mốc 100 trường trong năm 2019″, TS Vũ Thu Hương bày tỏ.
Theo vtc
Khổ như... giáo viên chủ nhiệm duy trì sĩ số lớp
Hiện nay việc duy trì sĩ số trong các trường học luôn được quan tâm hàng đầu. Để đảm bảo chỉ tiêu, các trường buộc phải đưa vào tiêu chí thi đua và trừ điểm giáo viên (GV) rất gắt gao. Chính vì vậy mà GV bây giờ rất sợ nếu phải làm công tác chủ nhiệm lớp.
Ảnh minh họa
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp vốn là công việc đặc thù của GV. Ngoài giảng dạy bộ môn, GV được phân công chủ nhiệm. Số tiết quy định giảm cho GVCN là 4,5 tiết/tuần. Thế nhưng bây giờ GV rất sợ phải làm công tác chủ nhiệm. Áp lực của GVCN là rất lớn. Các chỉ tiêu trên đưa xuống thì rất nhiều. Từ chỉ tiêu chất lượng lớp chủ nhiệm đến vô vàn các cuộc thi dành cho học sinh (HS). Chưa kể các khoản thu đều buộc GVCN phải hoàn thành... Tất cả các quy định trên đều được đưa vào bảng điểm thi đua. Chính vì vậy mà dường như GV luôn ngại ngần nếu phải làm công tác chủ nhiệm.
Tuy nhiên những điều trên GV vẫn không sợ bằng việc duy trì sĩ số. Bây giờ việc duy trì sĩ số HS đạt 100% không phải là điều dễ dàng, nhất là đối với những trường vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Các em mà nghỉ học là GV mất ăn, mất ngủ vì lo lắng. Vì vậy mà có hàng trăm kế "dở khóc dở cười" của GVCN duy trì sĩ số HS.
Hiện nay tiêu chuẩn đánh giá trường trung học đạt mức độ 3 thì HS bỏ học không quá 1%. Chỉ tiêu đã giao rồi, trường cứ thế mà thực hiện. Cuối cùng chỉ GV là khổ thôi.
Ngay từ đầu năm, các trường học đã đưa việc duy trì sĩ số vào bảng điểm thi đua. Nếu HS nghỉ học không phép từ 2 ngày trở lên, GVCN và GV phụ trách địa bàn phải đi vận động. Nếu giảm 1 HS, GV bị trừ 0,5 điểm; giảm 2 HS trừ 1 điểm. Thậm chí nhiều trường còn quy định giảm 2 HS sẽ không xét Lao động tiên tiến cho GV.
Cuối cùng GVCN buộc phải duy trì sĩ số bằng mọi cách để tránh bị nhắc nhở cũng như quyền lợi chính đáng của mình.
Một cô giáo - cũng là bạn thân của tôi dạy ở một trường điểm thành phố Tây Ninh tâm sự: "Gần Tết, GVCN sợ đủ thứ. Nào là lo sợ các em chểnh mảng chuyện học hành, nề nếp lớp đi xuống. Rồi nguy cơ HS bỏ học trước và sau Tết. Nếu sĩ số giảm khoảng 2 em thì cuối năm trường không xét thi đua cho. Công sức một năm phấn đấu của GV coi như đổ sông, đổ bể hết. Thật là buồn biết bao."
Còn cô cháu gái của tôi dạy ở vùng sâu của huyện Tân Châu, Tây Ninh cũng liên tục than thở với tôi rằng HS bây giờ mà bỏ học thì GV lo lắng đến mất ngủ. Năm ngoái cháu chủ nhiệm lớp 8. Gần Tết, 3 em HS tự nhiên bỏ học. Cháu đã đến nhà năn nỉ phụ huynh mà vẫn không được. Họ bảo: "Học nhiều mà làm gì. Gia đình chúng tôi có rẫy, có cao su. Học xong chúng cũng chỉ làm rẫy thôi. Chi bằng cho con nghỉ sớm là hơn." Cuối cùng cháu tôi bị trừ điểm thi đua. Năm nay cháu cũng đang sợ phải lặp lại tình trạng ấy. Chỉ cầu mong trò đừng nghỉ học.
Bản thân là một GV, tôi đã từng chứng kiến không ít GV từng áp lực vì phải duy trì sĩ số HS. Nhiều GV vì sợ bị trừ điểm nên thường du di cho HS cá biệt. Biết các em vi phạm mà chẳng dám phạt và la rầy nhiều. Cứ "mắt nhắm, mắt mở" cho qua. Các em đi học bữa đực, bữa cái cũng không sao. GV thường dặn lớp không điểm danh HS đó. Nếu em nghỉ nhiều cuối năm phải ở lại lớp cũng không được. Về điểm số thì GVCN sẽ nói với các GV bộ môn dùm. Thành thử HS cá biệt bây giờ rất "lộng hành". Nhiều em luôn có tư tưởng "thầy cô đang cần mình và sợ mình". Các em mới nghỉ vài ngày, GV đã sốt sắng đến năn nỉ các em ra lớp. Các em vi phạm thầy cô cũng nhẹ nhàng. Nhiều GV từng ý kiến với ban giám hiệu nhưng cuối cùng vẫn là "Thầy cô thông cảm dùm. Chuyện này chúng tôi cũng khổ lắm. Trên o, dưới ép. Thầy cô cố gắng nhé."
Có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân góp phần cho HS ngày càng hư. GV thì không dám phạt, không dám la rầy HS. Ai cũng sợ làm quá các em sẽ bỏ học. Và người thiệt thòi nhất là mình. Cuối cùng đành buông xuôi để duy trì sĩ số HS cho an toàn.
Ôi trời, GVCN thời nay xem ra đủ thứ áp lực và lo lắng. Họ đang mất ăn, mất ngủ để hoàn thành những chỉ tiêu mà trên giao xuống.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Tâm sự người trong cuộc: Vui, buồn thưởng Tết của giáo viên Một mùa xuân nữa lại về. Dường như ai cũng nôn nao khi Tết cận kề. Những ngày này, chủ đề quan tâm nhất của giáo viên chúng tôi chính là chuyện thưởng Tết của giáo viên. Ảnh minh họa Thực ra nghề giáo vốn có đặc thù là không làm ra sản phẩm nên không có thưởng. Bao nhiêu năm nay chúng...