Nữ tiến sĩ làm khoa học với trái tim nóng
‘ Phụ nữ làm khoa học vất vả lắm. Nhưng tôi muốn làm và sẽ làm đến cùng vì con đường mình lựa chọn thật sự ý nghĩa’, TS Chu Thị Xuân chia sẻ.
TS Chu Thị Xuân (thứ hai từ trái qua) trong một hội nghị quốc tế – Ảnh: C.L.
TS Chu Thị Xuân (35 tuổi, Viện Đào tạo quốc tế về khoa học vật liệu (ITIMS) Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) là người đam mê nghiên cứu cảm biến sinh học, công nghệ vi lưu và công nghệ nano.
Lúc còn học THPT, chị Xuân đã nuôi ước mơ du học. Do đó, dù cấp III học tiếng Nga nhưng khi vào ĐH, chị theo học tiếng Pháp với chuyên ngành vật lý hạt nhân Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) để có cơ hội xin học bổng.
“Tôi muốn chứng minh rằng khoa học không phải là một ngành nghề khô khan. Tôi vẫn làm khoa học với cái đầu lạnh và một trái tim nóng, một trái tim luôn hướng tới cộng đồng”
TS CHU THỊ XUÂN
Luận văn được cấp bằng sáng chế
Tốt nghiệp ĐH, chị được cấp học bổng sau ĐH tại ĐH Paris 11 (Pháp) chuyên ngành công nghệ nano. Hoàn thành chương trình cao học, chị tiếp tục học tiến sĩ tại ĐH Công nghệ Compiegne (Pháp). Thời gian này, chị công bố 2 bài báo quốc tế ISI. Nội dung luận văn của chị cũng được cấp 2 bằng phát minh sáng chế.
TS Chu Thị Xuân kể: “Sáng chế của tôi là nghiên cứu về hệ vi lưu để chế tạo hạt nang và đo tính chất của màng hạt nang. Hiện nay, hạt nang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như nước xả vải, nước hoa hoặc trong thực phẩm.
Hạt nang được dùng để bảo quản mùi, vị cũng như chất hoạt tính. Trong lĩnh vực chế tạo thuốc, ngoài tác dụng bảo quản chất hoạt tính trong thuốc, người ta còn điều khiển được vị trí hạt thuốc đi vào cơ thể thông qua việc điều khiển kích thước hạt. Việc giải phóng chất hoạt tính bọc trong hạt nang được thực hiện thông qua tính toán, điều khiển tính chất của màng bao quanh”.
Video đang HOT
Về dự định tương lai cho sáng chế của mình, chị Xuân bộc bạch: “Hiện tại, với nghiên cứu này cần máy móc đắt tiền mà điều kiện nghiên cứu trong nước chưa cho phép. Vì vậy, tôi đã xin được một dự án ở Ý cho mua thiết bị để nghiên cứu và hi vọng sẽ có thêm nhiều đề tài nghiên cứu khác”.
Vẫn nụ cười tươi tắn, chị nói thêm: “Việc liên kết với các nhà khoa học nước ngoài vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, dù quay về Việt Nam, tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên với các thầy cô ở nước ngoài”.
Hướng tới cộng đồng
Năm 2012, TS Chu Thị Xuân về Việt Nam và công tác tại ITIMS. Tại đây, chị thực hiện các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của mình và tham gia nhiều đề tài khoa học.
Khi được hỏi lý do quay về, chị chia sẻ: “Thời gian học tập và nghiên cứu ở nước ngoài với tôi như vậy đủ rồi. Mặc dù bên đó tôi có rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp, nhưng không hiểu sao lúc nào tôi cũng thấy cô đơn. Quan trọng hơn cả là ở Việt Nam đang có người chờ mình”.
Đến nay, TS Xuân có 30 bài báo ISI và báo cáo tại các hội nghị trong nước và quốc tế; thành viên nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu cấp bộ, đề tài Nafosted; chủ nhiệm một đề tài cấp trường, hai đề tài Nafosted, một đề tài của Ý; hướng dẫn hai học viên cao học và sáu sinh viên quốc tế…
Ngoài ra, chị cũng kết hợp với nhóm nghiên cứu của PGS.TS Mai Anh Tuấn – trưởng phòng thí nghiệm công nghệ vi hệ thống và cảm biến ITIMS – về cảm biến sinh học (biosensors).
Làm khoa học đã khó, phụ nữ làm khoa học càng khó hơn. Chị tâm sự: “Phụ nữ làm khoa học vất vả lắm. Nhưng tôi muốn làm và sẽ làm đến cùng vì con đường mình lựa chọn thật sự ý nghĩa.
Tôi cũng muốn chứng minh rằng khoa học không phải là một ngành nghề khô khan. Tôi vẫn làm khoa học với cái đầu lạnh và một trái tim nóng, một trái tim luôn hướng tới cộng đồng”.
Chị Xuân chia sẻ thêm: “Mình phải sắp xếp thời gian một cách khoa học, hài hòa để có thể vừa làm công việc nghiên cứu vừa chăm sóc gia đình. Tôi luôn nghiêm khắc, kỷ luật về mặt thời gian nhưng cũng thường xuyên chia sẻ với ông xã về mọi vấn đề. Có lẽ vì vậy mà ông xã tôi luôn hiểu và ủng hộ nhiệt tình con đường của tôi”.
Hướng dẫn sinh viên nước ngoài
PGS Mai Anh Tuấn cho biết: “TS Chu Thị Xuân là cán bộ nghiên cứu có năng lực với thái độ làm việc chuyên nghiệp, tập trung. Cô ấy đã giúp chúng tôi rất nhiều trong triển khai các định hướng nghiên cứu, hướng dẫn cao học, nghiên cứu sinh, đặc biệt là hướng dẫn sinh viên nước ngoài trong 5 năm trở lại đây”.
Theo tuoitre.vn
Logo Olympic Vật lý Châu Á tại Việt Nam được cách điệu từ thỏi nam châm
Sáng 6/4/2018, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức trao giải thưởng cuộc thi "Sáng tác logo kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 19 tại Việt Nam".
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), ông Phạm Hoàng Lương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - trao thưởng cho 3 tác giải đoạt giải
Theo đó, tác phẩm dự thi của tác giả Nguyễn Ngọc Huy Mẫn đến từ Đà Nẵng được chính thức được chọn làm logo chuẩn cho kỳ thi Olympic Vật lý Châu Álần thứ 19 năm 2018 tại Việt Nam. Tác giả Trần Thị Thanh Thủy đến từ Nam Định và tác giả Lê Ngạt đến từ thành phố Hồ Chí Minh lần lượt đạt giải Nhì và giải Ba.
Logo Olympic Vật lý Châu Á được cách điệu từ thỏi nam châm (một biểu tượng trong bộ môn Vật lý) với các mảng khối liên kết tạo hình thành hoa Sen đang nở; tạo hình với đường nét kết nối linh hoạt, hướng lan tỏa và chuyển động thể hiện cho quy mô của kỳ thi Olympic Vật Lý Châu Á.
Thỏi nam châm được cách điệu thành chữ V mang ý nghĩa của Việt Nam - nước chủ nhà, chiến thẳng và vinh quang (Victory), tất cả biểu thị cho sự thành công, thành đạt của các em học sinh, nơi chắp cánh tài năng cho tương lai.
Ngôi sao năm cánh tỏa sáng ở trung tâm như điểm nhấn về nước chủ nhà Việt Nam, nước đăng cai kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á 2018.
Phông chữ được thiết kế nhẹ nhàng uyển chuyển tạo sự gắn kết và hài hòa cho tổng thể logo. Về màu sắc, logo được thể hiện nhiều màu, lấy cảm hứng hòa trộn giữa sự giàu có về thiên nhiên và văn hóa con người Việt Nam, những mảng màu giao thoa nhau thể hiện sự sống động của một logo mang tầm quốc tế. Các gam màu được bổ trợ lẫn nhau tạo nên sức hút cho logo.
Logo kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 19 tại Việt Nam
Cuộc thi "Sáng tác logo kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 19 tại Việt Nam" do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội phát động, diễn ra từ 19/10/2017 đến hết ngày 9/11/2017. Sau 3 tuần phát động, Ban tổ chức đã nhận được 118 bài dự thi của 78 tác giả đến từ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt, có tác giả gửi tới 10 bài thi tham dự cùng lúc.
Các tác phẩm dự thi đều thể hiện rõ chủ đề cuộc thi, đa dạng về hình thức thể hiện, phản ánh sự tìm tòi và sáng tạo phong cách trong sáng tác.
Đây được xem như một hoạt động mang tính chia sẻ và kết nối cộng đồng cao của ngành giáo dục nhằm thu hút sự quan tâm, đóng góp về ý tưởng, tình cảm và hành động, không chỉ của các em học sinh THPT, sinh viên các trường trên cả nước mà còn các đối tượng khác quan tâm đến kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á 2018 tổ chức ở Việt Nam, góp phần nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động thông tin, xúc tiến, quáng bá bản sắc văn hóa Việt Nam.
Olympic Vật lý Châu Á (APhO) là kỳ thi Vật lý dành cho học sinh THPT dưới 20 tuổi của tất cả các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, được tổ chức thường niên từ năm 2000.
Đây là cuộc thi thu hút được sự tham dự của gần 30 quốc gia và là cuộc thi của các nước có trình độ Vật lý khối THPT ở mức cao so với thế giới. Việt Nam đã chính thức tham dự APhO từ những năm đầu của cuộc thi và luôn được đánh giá cao so với các quốc gia, cũng như vùng lãnh thổ tham dự.
Ngày 29/12/2015, Văn phòng Chính phủ có công văn số 10872/VPCP-KGVX thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đồng ý Việt Nam là nước chủ nhà của APhO lần thứ 19 năm 2018 và giao Bộ GD&ĐT lựa chọn đơn vị chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan, xây dựng Đề án tổ chức APhO 2018 và triển khai thực hiện.
Ngày 12/12/2016, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký Quyết định giao Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì tổ chức APhO 2018.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
ĐH Bách khoa công bố chỉ tiêu dự kiến 2018 và điểm chuẩn các năm Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh vào các ngành năm 2018. Theo đó, mỗi ngành chỉ có một điểm chuẩn trúng tuyển được áp dụng cho tất cả các tổ hợp môn xét tuyển của ngành đó. ảnh minh họa Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố dự kiến chỉ tiêu tuyển...