Nữ thủ khoa ngành Luật Trường đại học An Giang với những nỗ lực bứt phá
Thủ khoa đầu vào của Trường đại học An Giang là một trong “những trái ngọt” mà Ngọc Minh gặt hái được sau khoảng thời gian “nỗ lực bứt phá”.
Với tổng số điểm 26,5 (Văn: 9.25, Sử: 8.5, Địa: 8.75), tân sinh viên Đặng Ngọc Minh ngành Luật đã vinh dự trở thành thủ khoa đầu vào của Trường đại học An Giang.
Thành tích này là một trong “những trái ngọt” mà Ngọc Minh gặt hái được sau khoảng thời gian “nỗ lực bứt phá”.
Ngọc Minh là chị lớn trong gia đình có 3 chị em (em trai đang học lớp 10 và em gái nhỏ 3 tuổi) ngụ tại Phường Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên.
Sau giờ học, Ngọc Minh thường phụ giúp gia đình việc nhà, dạy em học và trông em nhỏ. Gia đình Ngọc Minh cũng thuộc diện khó khăn, mọi chi tiêu sinh hoạt đều nhờ vào nguồn thu nhập không ổn định của ba (ba làm nghề thợ bê tường nhà).
Ý thức được hoàn cảnh gia đình nên Ngọc Minh luôn phấn đấu chăm chỉ học tập, nuôi dưỡng ước mơ trở thành luật sư tư vấn giỏi để có thể giúp đỡ gia đình và mọi người.
Ngọc Minh luôn chăm chỉ, chuyên cần trong học tập rèn luyện.
Những năm đầu phổ thông, Ngọc Minh nằm trong top 4 của lớp về thành tích học tập, nhưng vào đầu năm lớp 12 em gặp “sự cố” về thành tích nhưng em không cho đó là thất bại đáng buồn.
Thay vào đó, Ngọc Minh đã có những “nỗ lực bứt phá”, vượt qua mọi thử thách để từ thành tích loại khá của học kỳ một, em đã vươn lên dẫn đầu lớp với thành tích loại giỏi.
Không chỉ vậy, Ngọc Minh còn “đột phá”, chinh phục kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia để trở thành Tân Thu Khoa cua Trương đại học An Giang.
Tân thủ khoa vào những ngày đầu đặt chân đến Thư viện Trường.
Đạt được nhiều kết quả đáng khen là thế, song Ngọc Minh vẫn luôn khiêm tốn cho rằng mình có được thành tích như ngày hôm nay phần nhiều là nhờ vào may mắn, trong lớp có nhiều bạn học rất giỏi và luôn sẵn lòng giúp đỡ em học các môn tự nhiên.
Gần thời gian thi trung học phổ thông Quốc gia, Ngọc Minh thường dành nhiều thời gian ôn bài, mỗi ngày em chỉ nghỉ ngơi chừng bốn giờ đồng hồ.
Ngọc Minh luôn tranh thủ thời gian đọc sách, tìm tòi học thêm qua các trang mạng dạy học. Lúc nào cảm thấy khó tiếp thu bài, em thường vẽ tranh và nghe nhạc để thư giãn.
Video đang HOT
Ngọc Minh khiêm tốn cho rằng thành công của em luôn có sự đồng hành của bạn bè.
Ngọc Minh vui vẻ tâm sự: “Em thường lên kế hoạch học tập cụ thể và khoa học cho từng môn.
Lớp 10, 11 em nắm chắc các kiến thức các môn, vào đầu lớp 12 em đã đặt mục tiêu thi khối C nên có phần tập trung củng cố kiến thức các môn thuộc khối này.
Ngay ở trên lớp em luôn cố gắng tiếp thu các kiến thức thầy cô truyền đạt, đồng thời tìm hiểu, trao đổi với các bạn, thầy cô về những phần mình thắc mắ.
Về nhà, em thường tham khảo thêm trên các Website dạy học như Thiquocgia.vn hay Thpt.iss.edu.vn… từ đó tích lũy kiến thức cho kỳ thi”.
Với tâm lý học thoải mái, bền bỉ, tích góp từng kiến thức chứ không dồn dập trước kỳ thi, cùng với đó là sự giúp đỡ, giảng dạy tận tình của thầy cô và tình thương yêu, luôn bên cạnh động viên của gia đình nên Ngọc Minh không đặt áp lực trong thi cử.
Đạt thành tích của ngày hôm nay, Ngọc Minh cảm thấy rất biết ơn thầy cô Trường trung học phổ thông Long Xuyên, nhất là cô chủ nhiệm và cô dạy Văn – những bài giảng thu hút của cô đã truyền cảm hứng cho bài dự thi môn văn của Ngọc Minh đạt điểm trên cả sự mong đợi.
Ngọc Minh từng là học sinh lớp 12A9 Trường trung học phổ thông Long Xuyên.
Nhận xét về cô học trò Đặng Ngọc Minh, cô giáo Phan Thị Cẩm Nhung chủ nhiệm lớp 12A9 cho biết:
“ Từng giảng dạy và chủ nhiệm lớp của Ngọc Minh, nhận thấy Ngọc Minh là học sinh chăm ngoan, luôn lễ phép với thầy cô và hòa đồng với bạn bè.
Điều đáng quý ở Ngọc Minh đó là tinh thần hiếu học, rất nỗ lực trong học tập. Biết được thành tích của Ngọc Minh, cả trường vui mừng và cảm thấy kết quả thật xứng đáng với những nỗ lực của em”.
Khi được hỏi bí quyết để trở thành thủ khoa, Ngọc Minh chân thành chia sẻ: “Việc đầu tiên theo em là cần lên kế hoạch học tập và ôn thi cụ thể.
Trong quá trình học cần “nghiền ngẫm” những điều hay, cơ bản nhất từ sách giáo khoa và quan trọng là chú tâm nghe thầy cô giảng bài trên lớp.
Vì trên lớp thầy cô sẽ truyền tải nhiều kiến thức mở rộng hơn mà có thể lúc đọc sách mình chưa nắm bắt trọn vẹn.
Trong lúc thi thì quan trọng nhất là cần giữ bình tĩnh, giữ tinh thần thoải mái để có thể suy nghĩ thông suốt, phân tích kỹ đề thi và làm bài hiệu quả nhất có thể”.
Khi biết tin mình đạt danh hiệu Thủ khoa, Ngọc Minh vô cùng bất ngờ và hạnh phúc. Ngọc Minh cho rằng, thành tích này sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho bản thân, sẽ là động lực để Minh phấn đấu hơn nữa.
Trường đại học An Giang với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ cao, chất lượng đào tạo uy tín… chính là môi trường tốt nhất để Ngọc Minh tiếp tục chinh phục tri thức và phát triển nghề nghiệp trong tương lai không xa.
Vấn đề lo ngại nhất đối với Ngọc Minh ngay lúc này đó là “nhiều khi không có công trình xây dựng, các khoản học phí của chị em Ngọc Minh sẽ khiến ba mẹ càng thêm nhọc lòng”.
Thế nên, Ngọc Minh dự định ngay sau khi có lịch học chi tiết em sẽ sắp xếp thời gian đi làm thêm để phụ giúp ba mẹ một khoản tài chính nho nhỏ.
Càng hạnh phúc bội phần khi ngay trong buổi lễ khai giảng, Ngọc Minh được trao tặng các suất học bổng của Tỉnh ủy, Trường Đại học An Giang và các đơn vị doanh nghiệp (với tổng giá trị 51 triệu và 1.000 USD) .
Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân – Bí thư Tỉnh ủy trao tặng học bổng cho Thủ khoa Ngọc Minh.
Niềm vui vỡ òa, đây là phần quà hết sức ý nghĩa, phần nào có thể giúp Ngọc Minh yên tâm theo đuổi đam mê trở thành nữ luật sư giỏi.
Năm học mới bắt đầu trong niềm hân hoan của Ngọc Minh cũng như các bạn tân sinh viên.
Giờ đây, các bạn trẻ sẽ “chập chững” bước những bước đi đầu tiên để tiếp cận với phương pháp học đại học.
Bằng sự quyết tâm và phấn đấu không ngừng nghỉ, tin rằng, nữ thủ khoa ngành Luật cũng như bao sinh viên hiếu học khác tại Trường đại học An Giang sẽ còn tiến xa hơn nữa trên con đường tương lai.
Theo giaoduc.net.vn
Đau xót hơn khi tội phạm là nhà giáo
Câu chuyện gian lận trong kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia 2018 đang được làm rõ và đã có những đối tượng phải tra tay vào còng do cố tình làm sai quy chế. Xót xa thay, đó lại là những nhà giáo đã từng đứng trên bục giảng dạy cho học trò những điều hay lẽ phải. Việc này đã trở thành cú sốc đối với toàn xã hội và là lời cảnh tỉnh đối với ngành Giáo dục trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Để giữ những nụ cười trong trẻo thế này của các em học sinh cần loại bỏ tiêu cực trong thi cử. - Ảnh: Thu Dịu.
Phẫn nộ và đau xót
Kể lại câu chuyện tại tọa đàm: "Chặn đứng tiêu cực thi cử - giữ môi trường giáo dục trong sạch" do Báo Lao động tổ chức ngày 9/8, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: "Với tư cách là thành viên của Ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia và làm Tổ trưởng tổ công tác, tôi đã lên tỉnh Hà Giang đầu tiên. Với kinh nghiệm của mình và với tư cách là người am hiểu kỳ thi này, trên đường đi từ Hà Nội lên Hà Giang, tôi đã kết nối và lên kế hoạch chi tiết. Ngay khi lên đến tỉnh Hà Giang, tôi đã họp ngay với Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh và nêu 6 vấn đề liên quan tới 6 khâu có thể dễ xảy ra sai phạm nhất. Sau đó, đồng loạt triển khai rà soát 6 nhóm này và tôi trực tiếp phụ trách khâu có thể xảy ra sai phạm nhất. Chính có sự chuẩn bị sẵn nên chúng tôi đã sớm tìm ra manh mối sai phạm".
Theo ông Trinh, 14 giờ Tổ công tác bắt đầu họp với Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh thì khoảng 17 giờ 30 cùng ngày bắt đầu tìm ra manh mối và đến 2 giờ 45 sáng hôm sau thì đối tượng bắt đầu khai nhận hành vi. "Khi phát hiện ra sai phạm, cảm xúc đầu tiên của tôi là phẫn nộ, cảm xúc sau đó là sự lo lắng. Tôi lo lắng không biết có thể tìm ra được thủ phạm thực sự hay không, cách làm như thế nào. Đặc biệt, có trả lại được điểm cho các thí sinh hay không, để mang lại kỳ thi công bằng cho các em. Tuy nhiên, nỗi lo đó trải qua rất nhanh. Sau đó, tôi tổ chức họp các anh em lại, để quyết tâm để tìm ra sai phạm và tìm ra sự thật", ông Trinh chia sẻ.
Ông Trinh cũng cho biết, hiện ở hai tỉnh Sơn La và Hoà Bình, Bộ GD&ĐT, Bộ Công an cũng như các bộ ngành khác đang rất quyết tâm để có thể sớm tìm ra kết quả thực sự, trả lại điểm thật cho các em...
Trong thời gian qua, cả xã hội đã phải chứng kiến cảnh một số nhà giáo tại các tỉnh: Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình tra tay vào còng do thực hiện gian lận tại kỳ thi THPT quốc gia 2018. Sự việc này là "cú sốc" đối với xã hội, đặc biệt là giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Trước hình ảnh một số lãnh đạo trong ngành Giáo dục tra tay vào còng, TS Lê Thống Nhất, giáo viên dạy Toán, là Tiến sĩ chuyên ngành Phương pháp dạy Toán, tâm tư: "Lâu nay người ta vẫn nghĩ tội phạm thường có trong lĩnh vực khác, không phải trong giáo dục. Cho nên những vụ việc vừa rồi là cú sốc với cá nhân tôi và các thầy cô, các em học sinh. Tội phạm là những nhà giáo còn đau xót hơn những tội phạm ở những lĩnh vực khác". Mặc dù vậy, TS Lê Thống Nhất vẫn đề nghị, phải có hình thức xử phạt nghiêm minh những đối tượng gian lận trong thi cử, để những gian lận trong thi cử không còn tiếp diễn.
PGS.TS Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, những nhà giáo sử dụng biện pháp công nghệ cao để gian lận trong thi cử xã hội cần phải lên án và phê phán. Đây là những con sâu mà chúng ta phải loại bỏ để năm sau không còn lặp lại tình trạng gian lận trong thi cử. "Tôi đã rất sốc khi hàng triệu đôi mắt trong trẻo của các em học sinh phải chứng kiến cảnh thầy cô bị tra tay vào còng số 8 mà trước đó vẫn đứng lớp", bà An cho biết.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Những ai tâm huyết với giáo dục đều có những trăn trở làm sao để ngành Giáo dục chuyển biến mạnh hơn nữa. Hình ảnh mà chúng ta thấy những thầy cô giáo gắn bó cả đời với ngành Giáo dục phải tra tay vào còng do những sai phạm là rất buồn và đau xót".
Mấu chốt vẫn là con người
Ngày 2/8, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học mới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Cần thẳng thắn nhìn rõ, phần lớn những bất cập, tiêu cực trong giáo dục lại xuất phát từ cán bộ giáo dục, các thầy cô giáo. Hơn một triệu giáo viên có vai trò quan trọng trong công tác đổi mới giáo dục, đặc biệt là công tác chống tiêu cực, gian lận và chỉ có thể quét sạch tiêu cực khi các giáo viên phải trong sạch, gương mẫu".
Phó Thủ tướng đề nghị, năm học này, ngành Giáo dục phải phát động phong trào thi đua trong các thầy cô. "Nếu giáo viên nào vi phạm, nhất định phải ra khỏi ngành. Những cá nhân sai phạm trong các vụ gian lận thi cử thời gian qua sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải làm gì để điều này không còn tái diễn", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.
Sau khi phát hiện những đối tượng thực hiện hành vi gian lận trong thi cử, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Công an để có biện pháp xử theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đó mới chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn đề gian lận trong thi cử. PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, để giải quyết tận gốc vấn đề gian lận trong thi cử, mấu chốt vẫn là đào tạo con người, đào tạo giáo viên.
"Đổi mới cơ bản toàn diện về giáo dục phải bắt đầu từ các thầy cô, do đó, khi tuyển những người vào ngành sư phạm phải có trình độ chuyên môn. Nhưng quan trọng hơn là khi ở trong trường sư phạm họ được học những gì, sau khi ra trường đồng lương như thế nào và cần phải tạo môi trường để thầy cô dạy tốt", bà An nhấn mạnh.
Bà An cũng cho rằng: "Cần chuẩn mực trong việc bổ nhiệm đề bạt cán bộ, bằng phải là bằng thật, thạc sĩ thật, tiến sĩ thật. Tôi đề nghị Bộ GD&ĐT phải giáo dục cán bộ trong ngành, kể cả cán bộ quản lý, đừng để ai có thể mua chuộc được. Điểm có thể mua được, bằng có thể mua được, nhưng nếu chúng ta không bán thì không ai có thể mua".
Theo ông Phạm Tất Thắng, Bộ GD&ĐT cần phải rà soát khâu tổ chức thi, quy chế thi THPT quốc gia. Đồng thời, gắn trách nhiệm mỗi người vào từng quy trình, từng khâu tổ chức thi. "Ở tỉnh Hà Giang, một cá nhân có thể tác động vào rất nhiều khâu trong quy trình tổ chức, từ lấy bài thi ra để sửa chữa đáp án, rồi sửa trên máy tính, cập nhật số liệu... Như vậy, sự phân công trách nhiệm, quy trách nhiệm, sự kiểm tra giám sát của địa phương chưa thực sự chặt chẽ. Tôi cũng muốn nói đến một yếu tố nữa, sự phối kết hợp giữa cơ quan nhà nước là Bộ GD&ĐT với lãnh đạo các địa phương, cũng như các đơn vị chuyên môn ở địa phương là các Sở GD&ĐT sự chỉ đạo, kiểm tra, phối kết hợp phải chặt chẽ hơn".
Đỗ Hòa
Theo www.baohaiquan.vn
Thí sinh Lạng Sơn, Hòa Bình phủ khắp danh sách thủ khoa trường quân đội phía Bắc Trong các trường quân đội khu vực phía Bắc, nhiều trường có thủ khoa đầu vào là thí sinh của các tỉnh Lạng Sơn, Hòa Bình. Năm 2018, Thủ khoa và Á khoa của Học viện Hậu cần đều là thí sinh của tỉnh Hòa Bình. Năm nay Học viện hậu cần tuyển 474 thí sinh. Nếu xét theo tổng điểm xét tuyển,...