Nữ thủ khoa Kỹ thuật phần mềm từng có lúc muốn bỏ học vì nghĩ đã chọn sai ngành
Nguyễn Đắc Thiên Ngân trở thành thủ khoa đầu ra năm 2022 Trường ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia Thành phố HCM) với điểm trung bình là 9,16.
Nguyễn Đắc Thiên Ngân (22 tuổi) vừa là thủ khoa đầu ra toàn trường vừa là nữ thủ khoa đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật phần mềm của Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) với điểm trung bình là 9,16/10.
Nguyễn Đắc Thiên Ngân (22 tuổi) là thủ khoa đầu ra Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: NVCC
Từng nghĩ đến việc bỏ cuộc vì ngành học quá khó
Suốt những năm tháng học trung học phổ thông, Ngân tập trung theo học khối D (Toán, Văn, Ngoại ngữ) tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai (Thành phố Hồ Chí Minh) và nữ sinh cũng không ngần ngại thừa nhận, lúc đó, bản thân “không có hứng thú với môn Toán và Tin học” – hai môn học liên quan trực tiếp đến ngành học và công việc hiện tại của mình.
“Hồi phổ thông, tôi từng nuôi dưỡng ước mơ sau này trở thành đạo diễn hoặc có một công việc liên quan đến truyền thông. Để tiến gần hơn với ước mơ đó, tôi đã tham gia câu lạc bộ truyền thông, câu lạc bộ nhiếp ảnh của trường và được tiếp xúc với rất nhiều người có đam mê giống mình. Tuy nhiên, tôi cảm thấy bản thân không sáng tạo, bền bỉ bằng họ nên dần dần tôi thấy mình không thể theo kịp.
Trong khoảng thời gian đó, nghe chị gái làm trong ngành kỹ thuật phần mềm nói về sự thú vị, cơ hội việc làm với mức lương ổn, tôi quyết định đăng ký ngành học này và được ưu tiên xét tuyển theo quy định vào Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)”, Ngân kể.
Khi mới bước chân vào giảng đường đại học và tiếp xúc với một lĩnh vực hoàn toàn mới, Ngân chia sẻ đã có lúc bản thân thấy mình không hợp với ngành và muốn bỏ cuộc.
“Thời điểm mới vào học, tôi đã rất nản và đuối khi học môn Nhập môn lập trình. Đây là môn cơ bản nhất để học được ngành này nhưng lại là môn khiến tôi thấy sợ nhất mỗi lần có tiết.
Việc chuyển từ môi trường phổ thông lên học đại học cũng khiến tôi chưa kịp thích ứng. Thời gian đầu, tôi vẫn học theo phương pháp của cấp 3, đó là đến lớp thầy cô giao gì làm đó. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng ở môi trường đại học này, đề giảng viên giao chỉ là một phần rất nhỏ, muốn hiểu được bản chất vấn đề thì bạn phải tự rèn luyện thêm nhiều. Khoảng thời gian đó, tôi thấy mình đã bị các bạn trong lớp bỏ xa. Vì có nhiều kiến thức các bạn đã biết rồi còn tôi thì không. Khi giảng viên thấy hầu hết sinh viên trong lớp đã nắm được kiến thức rồi thì sẽ không giảng sâu thêm nữa.
Lúc đó, tôi cảm thấy mình chắc là không theo nổi. Có lúc tôi tự hỏi: Liệu rằng, mình có thực sự theo học được ngành Kỹ thuật phần mềm không và mình có nên thi lại để thử sức ở một ngành khác?
Video đang HOT
Trong lúc tôi băn khoăn trong việc đưa ra lựa chọn, chị gái đã luôn ở bên, động viên và ủng hộ tôi. Chị hỏi tôi rằng có thực sự thi lại được không, nếu không thì phải mạnh mẽ đi tiếp, cố gắng hết mình với ngành học hiện tại”, Ngân kể.
Sau khi nghe chị phân tích, Ngân thấy mình cần phải tiếp tục và điều nữ sinh làm ngay sau đó là thay đổi phương pháp học.
Không để “nước đến chân mới nhảy”
Nhận thấy rằng với cách học hiện tại sẽ không thể tiến xa được, vì vậy, Ngân đã tìm kiếm cách học mới. Nữ sinh chủ động tìm đọc tài liệu liên quan đến bài học mới trước khi lên lớp. Sau đó xem lại, nếu có thắc mắc gì sẽ email hỏi lại thầy cô hoặc nhắn tin hỏi bạn bè. Về nhà, nữ sinh hoàn thành luôn các bài tập, nhiệm vụ được giao, không để bài đến sát ngày nộp mới làm để tránh áp lực “nước đến chân mới nhảy”.
Thiên Ngân (ngoài cùng bên phải hàng thứ hai) cùng với bạn bè của mình. Ảnh: NVCC
Ngoài ra, Ngân cũng tăng cường học và làm bài theo nhóm vì khi học, ôn tập với bạn bè sẽ giải quyết các vấn đề khó nhanh hơn. Bên cạnh đó, nữ sinh luôn dành 2 – 3 tiếng mỗi ngày để viết code (mã tin học). Thậm chí, có những hôm đi học bằng xe buýt, Ngân cũng tranh thủ viết code trong lúc ngồi trên xe để không lãng phí thời gian.
Trước các kỳ thi, Ngân tìm kho đề các năm trước để làm và nắm chắc các dạng bài. Nhờ vậy, việc học của nữ sinh sau đó dần tốt hơn và bản thân cũng không rơi vào áp lực trước kì thi như nhiều bạn sinh viên khác.
Ngay cuối học kỳ một của năm thứ nhất, Ngân đứng thứ ba trong lớp, rồi duy trì thành tích trong nhiều học kỳ tiếp đó. Nữ sinh được nhận các học bổng hỗ trợ học tập dành cho sinh viên ưu tú với tổng giá trị gần 100 triệu đồng. Đây là nguồn kinh phí không nhỏ giúp nữ sinh giảm bớt áp lực kinh tế cho bố mẹ.
Chia sẻ về dự định tương lai, Ngân kể, tháng 6/2021, Ngân đi thực tập tại một công ty công nghệ. Vị trí công việc mà Ngân đảm nhận là lập trình giao diện mặt đồng hồ. Nhờ việc luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi việc được giao trước hạn và chủ động nhận thêm việc, học hỏi kinh nghiệm từ các anh, chị nên ngay sau khi kết thúc đợt thực tập, tháng 1/2022, Ngân được nhận vào làm chính thức khi chưa có bằng đại học.
Công việc hiện tại dù không phải là đam mê hay sở thích từ hồi còn học phổ thông, nhưng Ngân nhận thấy rằng: Cuộc sống có những ngã rẽ, ngành học tưởng chừng khó khăn có thể là “hữu duyên”, và Ngân thực sự muốn gắn bó với công việc hiện tại.
Cô nàng thủ khoa luôn cảm thấy thích thú khi có thể tạo ra những sản phẩm có ích. Cụ thể với lĩnh vực Ngân đang theo đuổi thì sản phẩm tạo ra là những phần mềm có tính ứng dụng cao, thiết thực cho cuộc sống.
Nữ thủ khoa Kiểm toán GPA 3.99/4: Lội ngược dòng sau những thất bại 'săn' học bổng
Nữ sinh viên Lê Thị Mây - lớp Kiểm toán 60C, chuyên ngành Kiểm toán, Viện Kế toán - Kiểm toán đã trở thành thủ khoa đầu ra của Đại học Kinh tế quốc dân với điểm tổng kết 3.99/4 (tương đương 9,48/10).
Cô sinh viên Lê Thị Mây khiến nhiều người ngưỡng mộ khi tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân với điểm GPA là 3.99/4, xuất sắc trở thành thủ khoa của trường.
Nữ sinh Lê Thị Mây cùng bố mẹ trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp.
Chia sẻ về hành trình học đại học của mình, Mây thừa nhận cô cũng từng thất bại khi tham gia tìm học bổng.
"Đầu năm hai, em đăng ký tham gia phỏng vấn học bổng của một ngân hàng doanh nghiệp do nhà trường giới thiệu. Lần đầu phỏng vấn doanh nghiệp lớn, em cũng khá căng thẳng, không tự tin vào bản thân.
Và trong quá trình phỏng vấn ấy, em cũng có lúc vô cùng bỡ ngỡ, thậm chí là "đứng hình" khi nhận được đề bài về nhân sự và giải pháp. Lần ấy, kinh nghiệm phỏng vấn và kiến thức chưa đủ sâu nên phần trình bày của em không tốt chút nào.
Bỏ lỡ cơ hội đầu tiên chạm tay tới học bổng, em không từ bỏ mà tiếp tục đăng ký phỏng vấn học bổng doanh nghiệp tại trường nhiều lần sau đó.
Tất nhiên, trong những lần sau này cũng không ít lần bị từ chối, nhưng lúc ấy em nghĩ không sao hết, thất bại thì mình lại tích lũy kiến thức, học hỏi thêm và làm lại từ đầu.
Em tự nhủ rằng mình lấy thất bại làm động lực và tự động viên bản thân phải nỗ lực hơn nữa thì mới có thể chạm tay vào những mục tiêu tiếp theo", Mây kể.
Mây từng thất bại nhiều lần khi tham gia giành học bổng.
Sau nhiều lần thất bại trên hành trình đi tìm học bổng, nữ sinh trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã thay đổi phương pháp học tập, cô quyết định sẽ không ôm đồm tìm hiểu quá nhiều kiến thức cùng một lúc mà chọn cách nghiên cứu kỹ và nắm chắc từng phân mảng kiến thức.
"Em quyết định chia mảng kiến thức và học đến đâu thì học chắc phần đó. Cùng với đó, em đề ra những kế hoạch và tự đặt ra kỷ luật cho bản thân là cần phải làm tốt từng công việc theo thứ tự đề ra sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Từ năm 2018 đến 2021, em giành học bổng của trường sáu kỳ liên tiếp. Hai kỳ học cuối năm học 2021-2022, do số lượng tín chỉ còn lại quá ít nên em không đủ điều kiện xét học bổng. Trước đó, nhờ chiến thuật học kỹ từng mảng, phân chia thời gian hợp lý nên em đã tự tin đăng ký học vượt nhiều môn học", Mây nói.
Giành được thành tích tốt trong học tập nhưng Mây cũng không phải là một "con gà công nghiệp" mà ngoài thời gian học tập, Mây cũng cân đối thời gian tham gia các câu lạc bộ để tự trang bị cho mình nhiều kỹ năng.
"Bên cạnh học tập tích lũy kiến thức, từ năm nhất, em tham gia câu lạc bộ Kiểm toán viên tương lai - đây là một trong những câu lạc bộ, đội nhóm chuyên môn lớn tại Đại học Kinh tế quốc dân.
May mắn là tại câu lạc bộ này em tìm được những người bạn năng động, sáng tạo, không chỉ giúp em phát triển kỹ năng mềm mà thời gian sinh hoạt cùng mọi người trong câu lạc bộ còn giúp em giảm căng thẳng do học tập.
Các kiến thức, kinh nghiệm trong học tập, công việc học hỏi được từ anh chị trong câu lạc bộ cũng giúp em tự tin hơn. Em được học, được biết tới như chạy dự án, thiết kế, kỹ năng làm việc nhóm", Mây tâm sự.
Bước qua năm ba, Mây bắt đầu công việc làm thêm đầu tiên cho một công ty kiểm toán tại Hà Nội. Nữ sinh lựa chọn công việc liên quan trực tiếp tới chuyên ngành học để vừa tích lũy kinh nghiệm làm việc, vừa có cơ hội trải nghiệm thực tế, thực hành kiến thức đã học.
Nói về cơ duyên chọn ngành kiểm toán, Mây cho biết cô từng học chuyên Toán, trường THPT chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội và sớm có niềm đam mê với những con số. Thi tuyển đại học bằng tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh), cô lựa chọn chuyên ngành Kiểm toán, Đại học Kinh tế quốc dân là bến đỗ cho 4 năm đại học vì yêu thích những con số.
Tuy nhiên, sự khác biệt trong suy nghĩ với thực tế các môn học chuyên ngành đã gây khó khăn cho nữ sinh từ những ngày đầu bước chân tới giảng đường. Tiếp xúc với các môn đại cương và nhiều kiến thức mới như thông tư, bộ luật, Mây gặp khó khăn trong tiếp thu và ghi nhớ.
"Trước đó học chuyên Toán nên em chỉ mạnh phần tư duy, phân tích. Khi gặp các kiến thức xã hội, em ghi nhớ rất chậm. Nguyên lý kế toán là môn học khởi đầu mình gặp khó khăn nhất", Mây cho biết.
Về sau nhận thấy sự khác biệt, Mây đầu tư nhiều thời gian để nắm chắc kiến thức cơ bản của từng môn học và dần thích nghi với môi trường học tập mới.
Thủ khoa đầu ra ĐH Kinh tế Quốc dân hiện tại đang làm việc cho một công ty kiểm toán thuộc nhóm Big4 (nhóm 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới). Mây cho biết muốn dành hết tâm sức để theo đuổi công việc kiểm toán, dựa vào lỗi sai để rút kinh nghiệm và tiến bộ, hoàn thiện bản thân hơn nữa.
Nữ thủ khoa nuôi ước mơ trở thành cô giáo Từng có khoảng thời gian lơ đà trong việc học tập, nhưng Phạm Thùy Dung, lớp 12C3, Trường THPT Lê Hồng Phong (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã có cú bứt phá cho chính mình. Vừa qua, nữ sinh xuất sắc trở thành 1 trong 5 thủ khoa khối C00 của Thanh Hóa. Phạm Thùy Dung - một trong 5 thủ khoa...