Nữ thủ khoa Học viện Tài chính tốt nghiệp với điểm số tuyệt đối
Điểm tổng kết học tập toàn khóa tuyệt đối (4/4) với tất cả môn học đều đạt điểm A, Phan Vũ Khánh Ly xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra của Học viện Tài chính năm 2020.
Phan Vũ Khánh Ly. Ảnh: NVCC
Bảng điểm toàn A
Ly vốn là cựu HS chuyên Hóa của Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc. Thấy anh chị họ từng và đang theo học tại Học viện Tài chính, Ly tự hỏi: “Tại sao ngôi trường này được nhiều người lựa chọn đến vậy?”. Vì vậy, ngay từ những năm phổ thông, nữ sinh đã tìm hiểu thông tin đào tạo, cũng như các hoạt động ngoại khóa của trường.
Lớp 12, Ly mạnh dạn nộp hồ sơ xét tuyển học bạ vào chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính. Song song, Ly vẫn tiếp tục ôn luyện để tham dự kỳ thi đại học với nguyện vọng 1 vẫn là ngành Tài chính Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp.
Lý giải quyết định chọn chuyên ngành này, Ly cho biết: “Khi nền kinh tế ngày một phát triển, các doanh nghiệp theo đó cũng tiến bộ rất nhanh. Điều này đặt ra yêu cầu rất lớn về nguồn nhân lực tài chính. Đây chính là những cán bộ làm công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp”.
Bước vào đại học, Ly từng bị choáng ngợp vì phương pháp học khác với phổ thông. Tuy nhiên, từ những ngày đầu, cô gái sinh năm 1998 đã đặt mục tiêu phải tốt nghiệp loại xuất sắc. Chính vì vậy, thay vì tiếp thu kiến thức một cách bị động, Ly tìm cách thích nghi với cuộc sống mới tại trường đại học.
Ly cố gắng hiểu bài giảng ngay từ trên lớp để về nhà dành thời gian làm bài tập, tìm kiếm tài liệu tham khảo. Bất cứ chỗ nào không hiểu, Ly hỏi trực tiếp hoặc gửi email cho thầy cô nhờ giải đáp. Ngoài ra, vì kiến thức ngành Tài chính Doanh nghiệp liên tục thay đổi, em phải cập nhật tin tức từ thực tế thị trường, các doanh nghiệp. Từ đó, góp phần làm đầy đặn cho những kiến thức đã được học cũng như tăng hiểu biết cá nhân để bắt kịp xu hướng xã hội.
Video đang HOT
Nhiều môn tự học không thành công, Ly tham gia các hội nhóm của sinh viên trên Facebook, hỏi cách học của bạn bè và anh chị khóa trên và thử áp dụng. Vì học để hiểu cốt lõi, bản chất của vấn đề, không học qua loa nên việc ôn thi với Ly không quá vất vả.
Kết quả, trong 4 năm học, Ly khiến bạn bè trầm trồ với bảng điểm tốt nghiệp gồm những điểm A và đạt điểm tốt nghiệp tuyệt đối 4/4. Với thành tích học tập này, Ly là một trong 88 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội được thành phố tuyên dương hồi tháng 9 và là một trong 15 thủ khoa tham gia dâng hương tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong chuỗi sự kiện của lễ tuyên dương.
Một “điểm nhấn” khác giúp Ly giành điểm tốt nghiệp tuyệt đối là khóa luận tốt nghiệp đạt điểm 10. Từ tháng 12/2019, nữ sinh thực tập tại một công ty giày ở Hà Nội. Với kinh nghiệm thực tiễn, Ly chọn phân tích tình hình tài chính của công ty cho đề tài khóa luận.
Do trong quá trình thực tập phải giãn cách xã hội vì Covid-19, Ly không thể lên thư viện tìm tài liệu tham khảo. Thay vào đó, nữ sinh tìm kiếm thông tin trên mạng, trao đổi kiến thức với bạn bè, thầy cô. Trong thời gian giãn cách, Ly ngồi vào bàn học từ sáng đến tối muộn để thực hiện khóa luận, chỉ nghỉ ngơi 2 – 3 tiếng mỗi ngày.
Khánh Ly được trao bằng khen, quà trong Lễ vinh danh 88 thủ khoa tốt nghiệp đại học tại Hà Nội. Ảnh: NVCC
Học thôi chưa đủ
Không chỉ học giỏi, Ly được bạn bè tin tưởng giao chức vụ lớp trưởng suốt 4 năm đại học. Nữ sinh còn tích cực tham gia các hoạt động Đoàn – Hội, tham gia nghiên cứu khoa học các cấp.
Những hoạt động ngoại khóa giúp Ly xây dựng những kỹ năng mềm như khả năng diễn thuyết trước đám đông, khả năng tổ chức và làm việc nhóm. Đây đều là những kỹ năng cơ bản và thiết yếu phục vụ công việc trong tương lai.
Tuy nhiên, vì cùng lúc phải học tập và tham gia các hoạt động, Ly bộc bạch không ít lần gặp khó trong việc sắp xếp thời gian. Ở mỗi nhiệm vụ, nữ sinh đều tự nhủ phải làm sao để không chỉ hoàn thành mà phải là hoàn thành tốt công việc được giao. Có lúc, Ly muốn dừng một số công việc để tập trung học nhưng lại nghĩ nếu chỉ học thôi là chưa đủ. Vì vậy, nữ sinh đã linh hoạt, chủ động đánh giá mức độ quan trọng của các công việc để sắp xếp thời gian biểu hợp lý.
Là bạn cùng lớp với Ly, Nguyễn Thu Trà, 22 tuổi chia sẻ: Ly rất thân thiện, hòa đồng, dễ gần. Ly luôn giúp đỡ bạn bè trong học tập và các vấn đề cuộc sống. Sự nhiệt tình, tinh thần có trách nhiệm với hoạt động của trường, lớp đã giúp Ly “ghi điểm” trong mắt bạn bè.
Sau khi tốt nghiệp, Ly tiếp tục làm việc để tích lũy kinh nghiệm đồng thời học lên thạc sĩ; học thêm 1 – 2 ngoại ngữ để phục vụ nhu cầu hội nhập hiện nay.
“Hãy tin bản thân có thể làm được nhiều việc từ chinh phục kho tàng tri thức đến hoạt động tập thể, vì chỉ khi có niềm tin thì các bạn mới đủ sức mạnh để thực hiện mục tiêu. Nếu mệt mỏi, các bạn có thể tạm dừng lại, vừa để nghỉ ngơi, nhìn lại những gì bản thân đã làm hoặc chưa làm được. Nhưng đây chỉ là quãng dừng ngắn lấy đà để bứt phá thôi, đừng bỏ cuộc. Và các bạn hãy giữ cho mình ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ để có thể cháy hết mình vì những đam mê, hoài bão phía trước”. – Thủ khoa Học viện Tài chính – Phan Vũ Khánh Ly
"Kinh doanh có trách nhiệm" cần thiết đưa vào giảng dạy ở các trường kinh tế
"Kinh doanh có trách nhiệm" cần được thiết kế thành 1 bài giảng hoặc học phần để đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học chuyên ngành kinh tế.
Từ ngày 26 đến ngày 28/10/2020 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững (SD4B), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (AVNUC) tổ chức khóa tập huấn "Kinh doanh có trách nhiệm" cùng sự tài trợ của Ủy ban Nhân quyền Úc (AHRC).
Chương trình có nội dung trao đổi, chia sẻ nhằm năng cao nhận thức hiểu biết về quan hệ giữa kinh doanh trách nhiệm, Quyền con người và những khung tham chiếu liên quan.
Khóa tập huấn "Kinh doanh có trách nhiệm" diễn ra từ 26-28/10/2020 tại Khánh Hòa.
Lớp học đã thu hút được giảng viên đang giảng dạy các khoa, bộ môn về kinh tế, luật đến từ 20 trường đại học giảng dạy các chuyên ngành kinh tế như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng...
Lớp học đã thu hút được giảng viên đang giảng dạy các khoa, bộ môn về kinh tế, luật đến từ 20 trường đại học giảng dạy các chuyên ngành kinh tế.
Sau 2 ngày được nghe các chuyên gia của Úc và Việt Nam giảng dạy và trao đổi, các học viên đã nắm đươc những vấn đề cơ bản về Quyền con người, các khuôn khổ quốc tế về kinh doanh có trách nhiệm, cách lồng ghép các vấn đề kinh doanh có trách nhiệm vào hoạt động giảng dạy ở một số trường đại học.
Sau khóa học, các học viên đều đánh giá chương trình rất bổ ích và cho rằng có thể lồng ghép vào giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành kinh tế.
Hoạt động diễn ra trong khóa tập huấn.
Tuy nhiên về lâu dài và tăng tính hiệu quả trong thực tế thì "Kinh doanh có trách nhiệm" cần được thiết kế thành 1 bài giảng hoặc học phần để đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học chuyên ngành kinh tế và sẽ mang lại nhiều hữu ích cho các sinh viên sau khi ra trường có thể nhanh chóng nắm bắt các xu thế phát triển mới, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Từ vận động viên cầu lông cao 1m85 trở thành sinh viên Kế toán Nguyễn Phạm Tuấn Thành, sinh năm 2001, quê Thái Bình, chàng trai trẻ không chỉ sở hữu chiều cao 1m85 mà còn gây ấn tượng với vẻ ngoài điển trai. Hiện anh chàng đang học chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, Học viện Tài chính. Ngày bé, Thành ước mơ trở thành thẩm phán. Thời điểm ấy, đối với anh chàng, đó là...