Nữ thủ khoa đầu ra trường Đại học Xây dựng: “Không thể mãi dậm chân tại chỗ”
Ước mơ của Vũ Thị Hồng Nhung – thủ khoa đầu ra của Đại học Xây dựng là trở thành giảng viên, góp sức đào tạo những thế hệ kĩ sư tài năng.
Đạt điểm trung bình học tập 3.79/4.0, Vũ Thị Hồng Nhung (sinh năm 1998, quê Thái Nguyên), khoa Xây dựng cầu đường, chuyên ngành Kĩ thuật xây dựng công trình giao thông đã xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra của Trường Đại học Xây dựng năm 2020.
“Đến giờ, cảm xúc của em vẫn rất vui mừng khó tả vì những nỗ lực cố gắng trong 4 năm qua cũng được đền đáp với số điểm trọn vẹn”, Nhung chia sẻ.
Trúng tuyển vào Đại học Xây dựng với số điểm 23.25, Nhung chỉ đăng kí duy nhất một nguyện vọng vào trường Xây dựng.
“Ngày trước, em có xem được các phóng sự nói về sự cần thiết của những cây cầu, con đường ở những vùng xa xôi khó khăn. Chính vì vậy, ước mơ về việc đặt dấu chân của mình ở mọi nơi đã thôi thúc trong em sự quyết tâm thi vào trường xây dựng”, cô gái Thái Nguyên tâm sự.
Ban đầu, mục tiêu đặt ra của cô gái sinh năm 1998 là có thể đạt được học bổng hàng kì của trường. Trong suốt 9 kỳ học, Nhung giành học bổng 8/9 kỳ của trường và đạt được những thành tích giải thưởng nổi bật.
Vũ Thị Hồng Nhung trở thành thủ khoa đầu ra của Trường Đại học Xây dựng năm 2020. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Sau khi hoàn thành kì I năm nhất, điểm trung bình học tập của Nhung đã xếp loại xuất sắc. Kể từ đó, Nhung bắt đầu vạch ra cho mình những mục tiêu cụ thể trong quá trình học.
“Ở một môi trường học tập mới, mình nên đặt những mục tiêu nhỏ và quan trọng cố gắng hết sức mình ở từng hạng mục công việc.
Sau mỗi kỳ, mình sẽ biết được khả năng của mình tới đâu, so với các bạn trong khoa rồi trong trường thì mới có thể đặt mục tiêu trong tầm với được”, Hồng Nhung cho biết.
Trong quá trình học tập, Nhung luôn chú ý đến phần thầy cô nhấn mạnh, ghi chép cẩn thận.
Ở mỗi bài giảng, nữ sinh luôn cố gắng bắt tay vào giải quyết, ôn tập kiến thức ngay sau đó để có thể ghi nhớ và vận dụng kiến thức được lâu hơn.
Video đang HOT
Với những phần còn khúc mắc, chưa hiểu, Nhung sẽ trao đổi lại với thầy cô bạn bè.
Hơn nữa, theo Nhung, với cách học này sẽ hạn chế khả năng “lụt” khi làm đồ án đối với mỗi sinh viên trường Xây dựng.
Đã có lần, cô gái trường xây dựng cảm thấy nản lòng với những sơ đồ kết cấu phức tạp, những hệ phương trình lực khó nhằn, những bản vẽ bị thầy gạch không sót chỗ nào và phải làm lại từ đầu,…
Thế nhưng với sự hăng say và lòng quyết tâm, Nhung luôn nghĩ “Mình có thể trượt một vài môn, điểm thấp một vài kì nhưng không thể mãi dậm chân tại chỗ”.
Và rồi chính điều ấy đã giúp cô trưởng thành hơn, kiên trì hơn với mục tiêu của mình.
Cuối năm hai, Nhung giành giải thưởng CDC-2017 của tập đoàn COTANA group dành cho sinh viên xuất sắc nhất Trường Đại học Xây dựng.
Nhung chia sẻ, hết năm học thứ 2 với điểm tổng kết năm học 2016-2017 cao nhất toàn trường 3.87/4.0 và được khoa đề cử trở thành 1 trong 11 ứng cử viên của giải thưởng CSC năm 2017.
Vũ Thị Hồng Nhung giành giải thưởng CDC-2017 của tập đoàn COTANA group dành cho sinh viên xuất sắc nhất Trường Đại học Xây dựng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
“Em rất vui mừng và bất ngờ vì mình là người chiến thắng trong cuộc thi và nhận được 6/7 phiếu bầu từ hội đồng khoa học trường”, Nhung nói.
Sau thời gian đó, Nhung đã tích lũy cho bản thân mình thêm được nhiều những kỹ năng, kinh nghiệm.
Năm học thứ ba, mạnh dạn tham gia cuộc thi sinh viên giỏi của trường, lựa chọn môn Cơ học kỹ thuật và Thủy lực, Nhung đã vượt qua các thí sinh nặng kí và đạt giải Nhì trong cuộc thi “Olympic cơ học toàn quốc”.
Quá trình tham gia cuộc thi, cô nữ sinh vừa phải hoàn thành đồ án, lại chưa sử dụng phần mềm vẽ thành thạo nên gặp khá nhiều khó khăn.
“Thời gian đó, mình khá bận rộn và phải phân bổ thời gian học tập, thi cử cho hợp lí. Kì đó có tới 3 đồ án phải nộp, lại toàn đồ án quan trọng nên nhiều lúc cũng đã không hoàn thành tốt được khối lượng kiến thức kiểm tra”, nữ sinh cho biết.
“May mắn có cơ hội nằm trong ban chuyên môn tổ chức cuộc thi Vươn cao xây dựng tại Trường Đại học Xây dựng tổ chức năm 2019, em đã có cơ hội được học hỏi thêm nhiều điều.
Đây là một cuộc thi dùng các vật liệu đơn giản như tre, keo 502,.. để tạo thành 1 mô hình có khả năng chịu tải và sau đó cho thử tải trọng động, đội chiến thắng là đội có mô hình cao nhất và khả năng chịu tải trọng động lớn nhất.
Cuộc thi đã mang lại cho em nhiều trải nghiệm từ việc lên ý tưởng, làm thử mô hình, thử tải đến nghiên cứu”, nữ sinh kể.
Kể về ngôi trường “nhiều nam ít nữ” này, cô nữ sinh trường Xây dựng hào hứng chia sẻ:
“Lớp duy nhất chỉ có 2 bạn nữ nên chúng em được ưu ái rất nhiều. Hơn thế, các bạn nam sinh trường xây dựng rất lãng mạn, có cái chất rất xây dựng.
Xây dựng là cái nôi của Rock Việt Nam, là nơi bắt đầu của ban nhạc Bức Tường. Rock Việt chính là hình dung rõ nhất cho cái chất xây dựng mà không đâu có”.
Hiện tại, sau khi tốt nghiệp, Nhung dành thời gian trau dồi các kỹ năng và học thêm một số ngoại ngữ.
“Mong muốn của em là có thể trở thành một giảng viên trong tương lai, góp sức cho nền khoa học kĩ thuật đất nước và đào tạo những thế hệ kĩ sư tài năng”, Nhung nói.
Nam sinh viên giấu bố học công nghệ thông tin
Bị bố phản đối, Phạm Nguyễn Minh Nam (Quảng Ninh) âm thầm học CNTT trực tuyến, giành học bổng và trở thành học viên tích cực tại FUNiX.
Con đường đến với CNTT của Phạm Nguyễn Minh Nam (23 tuổi) có phần gập ghềnh hơn các bạn đồng trang lứa. Thích mày mò máy tính từ nhỏ nhưng không thi đỗ vào trường mong muốn, Nam chọn Đại học Xây Dựng. Tuy nhiên, do không có hứng thú với ngành này, cậu dành phần lớn thời gian ở nhà tự học tiếng Anh, Python...
Phạm Nguyễn Minh Nam quyết tâm theo học CNTT tại FUNiX để sớm bước vào con đường lập trình.
Sau một năm theo học ngành mình không yêu thích, Nam muốn nghỉ học để nộp đơn vào FPT Polytechnic nhưng bị gia đình phản đối. Bố cậu muốn con có tấm bằng đại học chính quy. Kiên quyết từ chối quay lại học, cậu chấp nhận phương án gia đình đưa ra, đi du học Nhật qua một chương trình giao lưu văn hóa.
Trở về sau hai năm ở xứ sở Phù Tang, Nam đồng ý học ngành du lịch tại một đại học ở Quảng Ninh để bố mẹ yên lòng. Song, canh cánh với giấc mơ dang dở năm xưa, tháng tư, cậu tìm đến với FUNiX để được học công nghệ thông tin.
"FUNiX là cơ hội tốt nhất của tôi hiện tại. Chương trình bài bản, phương pháp học kiểu mới, việc học online lại chủ động, giúp tôi có cơ hội lấy bằng đại học nhanh nhất có thể", Nam chia sẻ.
Được mẹ tán thành, Nam vẫn vấp phải sự phản đối của bố. Người cha mong muốn cậu con cả đi theo kế hoạch vạch sẵn: học xong đại học, yên ổn với một công việc gần nhà đã được ông thu xếp.
Không thuyết phục được bố, Nam âm thầm học. Cậu kiên định với con đường đã chọn vì "tôi hiểu rõ nhất bản thân thực sự mạnh về cái gì và yêu thích cái gì". Quyết tâm học cao độ, kết quả, ngay Chứng chỉ 1 - Trở thành Công dân số, Nam rút ngắn 40% thời gian học, giành học bổng Học nhanh. Sự cố gắng của Nam khiến hannah chủ nhiệm Phùng Lan Phương đôi lúc phải khuyên Nam thả lỏng hơn, vì sợ bạn sẽ mệt mỏi dưới áp lực mình tự đặt ra.
Để tự trang trải một phần học phí tại FUNiX, Nam xin đi dạy ở hai trung tâm tiếng Anh. Đôi lúc Nam tranh thủ học code khi học sinh đang làm bài. Có lần đang tham gia coaching với mentor, học trò lại líu ríu "Thầy ơi em làm xong rồi" khiến Nam phải tạm dừng.
Quá trình học, Nam cho biết mình có nhiều lợi thế với những gì đã học được ở Nhật, như kỹ năng tiếng Anh, khả năng tự học, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, làm gì là làm đến cùng, và làm một cách tốt nhất.
"Học online là học chủ động, học cho mình. Nếu thích học thì mình sẽ thấy ít điểm thiếu sót, không mất thời gian chê bai mà chỉ tập trung vào những việc mình có thể làm được và làm tốt hơn", Minh Nam chia sẻ.
Những kỹ năng Minh Nam có được từ thời gian du học Nhật giúp cậu học tập trực tuyến hiệu quả hơn.
Phải âm thầm học, nhưng tâm sự với hannah Lan Phương, cậu vẫn nói: "Em thấy mình may mắn vì có đủ sức khỏe, nghị lực và sự hỗ trợ của mẹ để theo đuổi những gì mình muốn". Được code, được sử dụng tư duy và ngôn ngữ lập trình để sáng tạo ra sản phẩm riêng, với Nam là niềm hạnh phúc lớn vì đã được học và làm những điều mình thực sự yêu thích.
Bận rộn đi học, đi làm, Nam vẫn nhiệt tình tham gia vào cộng đồng FUNiX. Cậu là sinh viên đầu trong trường tình nguyện đóng góp xây dựng học liệu bằng cách tham gia dịch video. Thấy câu hỏi trong các group học tập do hannah và mentor thành lập, nếu biết Nam đều trả lời cặn kẽ, đến nơi đến chốn. Nhờ vậy, cậu cũng "ẵm" luôn giải thưởng sinh viên tích cực nhất trong tháng.
Hiện học sang Chứng chỉ 2 - Lập trình viên ứng dụng Mobile tại FUNiX, dự định của Phạm Nguyễn Minh Nam là nhanh chóng học xong chương trình để đi làm trong lĩnh vực CNTT. Tương lai, chàng sinh viên trẻ hy vọng tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ở nước ngoài, vượt qua giới hạn bản thân để được trải nghiệm môi trường làm việc quốc tế.
"Tôi đang nỗ lực hết sức để đạt những thành tích, kết quả tốt trong lĩnh vực CNTT, với mong muốn kết quả này sẽ giúp bố hiểu hơn về đam mê của tôi và đồng tình với con đường tôi lựa chọn", Nam chia sẻ.
Trường Đại học Xây dựng điểm dừng chân lý tưởng của bao thế hệ học sinh Trải qua 54 năm hình thành và phát triển, trường Đại học Xây dựng đã khẳng định vị thế của mình trong nền giáo dục nước nhà, trở thành "chiếc nôi vĩ đại" sản sinh biết bao thế hệ kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng trên cả nước. Trường Đại học Xây dựng ghi đậm dấu ấn bởi cơ sở vật chất...