Nữ thủ khoa đầu ra ngành Đông phương học thành thạo 4 ngoại ngữ
Phạm Khánh Linh – thủ khoa đầu ra ngành Đông phương học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) thành thạo 4 ngoại ngữ là tiếng Anh, Pháp, Trung, Nhật.
Phạm Khánh Linh (sinh năm 1997 tại Hà Nội) vừa tốt nghiệp xuất sắc ngành Đông phương học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội) với điểm số 3.83/4.0.
Nữ thủ khoa đã có những chia sẻ thú vị với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về trải nghiệm cũng như phương pháp học tập để đạt được kết quả cao trong học tập.
Thạo 4 ngôn ngữ nhờ đam mê
Ngay từ khi lên 6 tuổi, Linh đã bắt đầu tiếp xúc với ngôn ngữ, học về cách phát âm các từ nhờ sự hướng dẫn của chị gái Linh.
Những năm đầu học cấp 2, Linh mới bắt đầu chuyên tâm hơn vào việc ôn luyện tiếng Anh để thi Học sinh giỏi Thành phố Hà Nội và ôn thi vào trường chuyên Hà Nội – Amsterdam.
“Mình bắt đầu đam mê ngoại ngữ sau khi học sang ngôn ngữ thứ hai là tiếng Trung tại chuyên Trung – Anh, Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội – Amsterdam. Sau đó mình bắt đầu thử sức thêm với tiếng Pháp và tiếng Nhật.
Có hai lí do chính khiến mình đam mê việc học ngoại ngữ: thứ nhất là mình rất mong muốn được tiếp cận với các nguồn tài liệu đa dạng, nguyên bản bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau về những đề tài mà mình quan tâm, đặc biệt là văn học.
Thứ hai là mình rất thích đi du lịch, khám phá và ước mơ được đặt chân lên thật nhiều quốc gia, châu lục trên thế giới”, Linh chia sẻ.
Kết thúc 4 năm học Đại học ở Việt Nam và một năm ở Nhật, Khánh Linh đã đạt được những kết quả thành công nhất định với điểm số 3.83/4.0; nhận chứng chỉ tiếng Anh TOEFL Ibt 111/120, tiếng Nhật JLPT N1 và tiếng Pháp DELFB2.
Nói về phương pháp học ngoại ngữ, Linh cho biết, bản thân đã thử nghiệm nhiều phương pháp học khác nhau để có thể lựa chọn cho mình phương pháp học phù hợp nhất.
Cuối cùng, Linh đúc kết được cho bản thân một điều, quan trọng nhất mình phải yêu thích những điều mà mình đang làm.
Video đang HOT
Khi bản thân đã yêu thích với nó, cố gắng hết sức thì việc đạt được điểm số cao chỉ là một sản phẩm phụ cho những nỗ lực cố gắng của mình.
Em Phạm Khánh Linh – Thủ khoa ngành Đông phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Ảnh: Nguyễn Kim Anh)
Cầu tiến, cởi mở và bao dung với sự khác biệt
Là một người rất thích văn hóa nghệ thuật, luôn muốn học thêm và tìm hiểu về nghiên cứu châu Á nên Linh đã quyết định lựa chọn thi vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngành Đông phương học.
Với kết quả học tập xuất sắc trong hai năm đầu đại học cũng như khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Nhật, Linh may mắn có cơ hội được tham gia vào chương trình trao đổi sinh viên năm 2017-2018 giữa Đại học Tokyo và Đại học Quốc gia Hà Nội.
Những ngày đầu mới sang Nhật là một trải nghiệm khó quên với cô gái sinh năm 1997.
“Thời gian đầu mới sang Tokyo, tiếng Nhật của mình vẫn chỉ đang ở trình độ sơ trung cấp và không được luyện hai kĩ năng nghe – nói nhiều nên mình gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp thường ngày và bắt kịp các bạn cùng lớp tiếng Nhật bên kia”, Linh chia sẻ.
Để có thể theo kịp được với các bạn trong lớp, Linh dành toàn bộ thời gian của mình cho việc học tiếng Nhật. Tranh thủ thời gian đi trên xe tàu, trên đường đi bộ về nhà, Linh đều ghi nhớ lại bài cũ. Thời gian ở nhà, Linh chuẩn bị thật kĩ nội dung bài học trước khi lên lớp để có thể hiểu bài một cách tốt nhất.
Vì vậy, sau 3-4 tháng sống trong môi trường bản xứ, phản xạ ngôn ngữ của Linh đã bắt đầu tốt lên và không còn gặp nhiều khó khăn.
Năm 2018, Linh đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật dành cho du học sinh do Quỹ SISF tổ chức tại Nhật Bản.
Phạm Khánh Linh đạt giải Nhất cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Chia sẻ về bài thi hùng biện của mình, Linh cho biết, trong cuộc thi em đã chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân khi sinh ra và lớn lên là con gái và phải chịu áp lực vô hình từ xã hội rằng phải dịu dàng nhẹ nhàng, phải đảm đang khéo léo, phải mảnh mai xinh đẹp, rồi đến độ tuổi nhất định phải lấy chồng sinh con,…
Vì không khớp lắm với những tiêu chuẩn truyền thống đó nên Linh từng cảm thấy không thoải mái, hài lòng với bản thân. Nhưng trong quá trình trau dồi về cả kiến thức, kĩ năng và trải nghiệm thì giờ đây, em cảm thấy tự tin và không còn cần phải gồng lên để trở thành ai đó khác.
Sau hơn một năm sinh sống tại Nhật Bản, Linh tự nhận thấy mình trưởng thành lên và học hỏi được nhiều điều từ văn hóa của người Nhật.
“Một trong những triết lí của người Nhật mà mình yêu thích là quan niệm wadi-sabi. Wabi có nghĩa là vẻ đẹp mộc mạc, khiêm nhường, không hoàn hảo, còn sabi dùng để mô tả nét đẹp đến từ sự tĩnh lặng và vô thường của vạn vật.
Triết lí này giúp mình học được cách trân trọng những điều giản dị, đơn sơ trong từng khoảnh khắc cuộc sống, cũng như thấu hiểu và bao dung với mọi người xung quanh và với chính bản thân mình hơn”.
Dự định theo học con đường nghiên cứu học thuật và giảng dạy, thời gian tới đây, Linh sẽ tìm kiếm học bổng du học và sẽ theo học Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Nhật bởi nữ sinh mong muốn học tập được nhiều điều hơn từ đất nước và con người Nhật Bản.
ĐH Thái Nguyên: Hướng tới một quy mô đào tạo toàn diện
Ngày 26/6/2020, ĐH Thái Nguyên đã có quyết định thành lập trường Ngoại ngữ (trên cơ sở Khoa Ngoại ngữ), đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiếp tục nâng cấp và mở rộng quy mô đào tạo của đơn vị.
Cán bộ giảng viên khoa giao lưu cùng các chuyên gia quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, ngoại ngữ là nhu cầu tất yếu trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Đào tạo ngoại ngữ đang là một nhu cầu lớn và thiết yếu trong giáo dục, đòi hỏi sự đổi mới và nâng cao về quy mô, phương thức... Trong bối cảnh đó, việc ĐH Thái Nguyên nâng cấp khoa Ngoại ngữ để thành lập trường Ngoại ngữ là một hướng đi cần thiết.
Sau khi có quyết định thành lập vào tháng 12 năm 2007, khoa Ngoại ngữ (trực thuộc ĐH Thái Nguyên) đã ổn định cơ cấu tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2008.
Tại thời điểm mới thành lập, Khoa chỉ có 29 cán bộ, giảng viên, trong đó có 1 tiến sĩ, 17 thạc sĩ. Khi thành lập, bộ máy tổ chức của đơn vị có Ban chủ nhiệm Khoa; 03 phòng chức năng (Phòng Đào tạo - Khoa học và Quan hệ Quốc tế, Phòng Công tác học sinh sinh viên, Phòng Tổng hợp); 04 bộ môn (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Pháp).
Đến nay, qua 13 năm xây dựng và phát triển, cơ cấu bộ máy đã đảm bảo mô hình của một trường đại học. Hiện với 159 cán bộ, giảng viên, số lượng tiến sĩ hiện tại của Khoa là 18, thạc sĩ là 114.
Theo kế hoạch, thời gian tới Khoa tiếp tục có thêm 16 tiến sĩ, là giảng viên của Khoa đang học nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, sau khi kết thúc khóa học sẽ trở về cùng tham gia giảng dạy.
Bên cạnh đó còn một đội ngũ đông đảo giáo viên người nước ngoài, giảng viên trong và ngoài ĐH Thái Nguyên có trình độ tiến sĩ cùng tham gia giảng dạy với bình quân 30 giảng viên/ năm học.
Các chương trình đào tạo của Khoa ngày càng được hoàn thiện, chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Khoa không chỉ đào tạo trình độ đại học, mà từ năm 2016 còn đào tạo cả các ngành trình độ sau đại học.
Hiện tại, với 07 ngành đào tạo trình độ đại học, 02 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, quy mô đào tạo của Khoa là 3.500 học viên, sinh viên các ngành tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nga, tiếng Pháp.
Khoa đã thiết lập quan hệ quốc tế với các trường đại học, các tổ chức từ Mỹ, Pháp, Hà Lan, Philippines, Hàn Quốc, Nga, Úc, Đài Loan (Trung Quốc), Anh... Khoa đang triển khai hơn 60 chương trình liên kết đào tạo, thực tập, trao đổi giáo viên, chuyên gia với các đối tác quốc tế.
Có thể nói rằng, với sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của ĐH Thái Nguyên, sự nỗ lực và quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, Khoa Ngoại ngữ đã có một quá trình chuẩn bị để có một nền tảng vững chắc cho những bước phát triển cao hơn.
Khoa đã hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể tiến tới thành lập trường Ngoại ngữ - nền móng của trường Đại học Ngoại ngữ (ĐH Thái Nguyên) sau này.
Và trong tương lai, trường Ngoại ngữ sẽ phát triển thành Trường Đại học Ngoại ngữ, theo hướng hiện đại, hội nhập, tự chủ, trở thành cơ sở đào tạo ngoại ngữ uy tín, chất lượng, thương hiệu và đẳng cấp.
Sau khi thành lập, trên cơ sở các công tác đã ổn định hiện nay, trường Ngoại ngữ sẽ từng bước nâng tầm chiến lược và bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới. Đó là giai đoạn phát triển, với mục tiêu nâng cao chất lượng và khẳng định thương hiệu.
Trong định hướng chiến lược phát triển thời gian tới, nhà trường xác định tập trung một số nhiệm vụ quan trọng cụ thể như: tăng cường hợp tác với các địa phương, các công ty, tập đoàn doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu nhân lực; thành lập Trường THPT Chuyên ngữ, ươm tạo và phát triển năng khiếu về ngoại ngữ cho con em đồng bào vùng trung du, miền núi phía Bắc; thành lập Trung tâm liên kết đào tạo quốc tế với sự tham gia của giáo viên, chuyên gia từ các trường có uy tín trong khu vực và trên thế giới, thu hút học viên, sinh viên nước ngoài theo học.
Có thể thấy, việc thành lập trường Ngoại ngữ là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội theo hướng tự chủ đại học hiện nay.
Ngoại ngữ nào mở ra cơ hội làm việc lương cao? Thành thạo 6 thứ tiếng, Sean Hopwood chia sẻ góc nhìn về điểm mạnh của mỗi ngoại ngữ trong việc mở ra nhiều cơ hội việc làm và tăng lương. Sean P. Hopwood là Giám đốc công ty Day Translation, chuyên cung cấp giải pháp dịch thuật và địa phương hóa cho các công ty toàn cầu. Sean có thể sử dụng thành...