Nữ thạc sĩ làm thêm nghề giúp việc gia đình
Ra trường không xin được công việc đúng chuyên môn, lương lại thấp khiến thạc sĩ trẻ phải làm thêm nghề giúp việc gia đình để có thu nhập.
Nguyễn Hoài Phương (26 tuổi), ngoại hình nhỏ nhắn, đeo kính cận dày cộp đến nhà chị Vũ Ngọc Anh (quận Bình Thạnh, TP.HCM) để xin giúp việc theo giờ. Gia đình chị Ngọc Anh ấn tượng với Phương ngay từ lần đầu gặp vì cô gái này ăn nói rất lịch sự và lễ phép.
Sau vài câu hỏi thăm, chị Ngọc Anh biết được quê của Hoài Phương ở Nam Định. Em vào TP.HCM gần một năm để tìm kiếm việc làm. Hoài Phương thử sức ở nhiều công việc khác nhau nhưng chưa tìm được việc ưng ý. Trong thời gian này cô nhận giúp việc theo giờ để có thêm tiền trang trải.
“Em chỉ làm mỗi ngày khoảng 2 tiếng, bắt đầu từ 17h. Sau đó em phải đi học thêm tiếng Anh và tìm việc làm “, Hoài Phương nói.
Gia đình chị Ngọc Anh đồng ý với yêu cầu này của cô gái và trả cho Phương tiền công một ngày là 150.000 đồng. Mới một tuần, chị Ngọc Anh đánh giá Hoài Phương nhanh nhẹn, gọn gàng, làm việc đâu ra đấy. Bất ngờ hơn, Phương có thể giao tiếp bằng tiếng Anh lưu loát với cậu con trai đang học lớp 10 tại trường quốc tế.
Phương còn có vốn kiến thức xã hội tốt, am hiểu nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế. Điều này khiến chị cảm thấy tò mò về người giúp việc.
“Tôi thấy Phương khác với tất cả những người từng giúp việc cho gia đình tôi. Kiến thức của em rất tốt, lại nói tiếng Anh lưu loát. Gặng hỏ mới biết Hoài Phương mới hoàn thành chương trình thạc sĩ chuyên ngành kế toán. Gia đình tôi giật mình vì trình độ học vấn của em còn cao hơn cả vợ chồng tôi” , chị Ngọc Anh nói.
Video đang HOT
Nữ thạc sĩ làm thêm nghề giúp việc để có thu nhập. (Ảnh: NVCC)
Hoài Phương tốt nghiệp đại học năm 2017. Sau đó cô học thạc sĩ thêm 2 năm. Năm 2019, Phương nộp hồ sơ vào một đơn vị sự nghiệp nhà nước với mong muốn tìm được công việc ổn định tại quê nhà, nhưng không thành công.
Sau đó cô thử việc tại một công ty tư nhân với mức lương khởi điểm 3 triệu đồng/tháng. Lương thấp, áp lực lại cao nên chỉ sau khoảng 3 tháng, Hoài Phương xin nghỉ. Có thời điểm, Phương đi bán hàng siêu thị, bán bảo hiểm…nhưng đời sống vẫn bấp bênh, đôi khi cô phải xin tiền bố mẹ.
“Tôi buồn lắm. Nhìn bạn bè ra trường có công ăn việc làm ổn định còn mình sao vẫn long đong. Công việc đúng chuyên môn thì lương thấp, công việc trái ngành thì áp lực. Điều buồn nhất, tôi lại là một trong những sinh viên học giỏi nhất của lớp đại học “, Hoài Phương nói.
Tháng 3/2020, Phương quyết định vào TP.HCM tìm cơ hội việc làm. Cô xin việc tại một trường học với mức lương thử việc 5 triệu đồng/tháng. Tuy thu nhập cao hơn so với thời điểm ở Nam Định nhưng chi phí sinh hoạt tại TP.HCM không hề rẻ. Cuộc sống của Phương vẫn chật vật. Ngoài thời gian làm việc tại trường, cô còn làm thêm nhiều nghề như phát tờ rơi, phục vụ quán nước…
Cuối năm 2020, Hoài Phương bắt đầu thử sức với nghề giúp việc bán thời gian. Chỉ sau vài ngày đăng tin, cô nhận được hàng chục cuộc gọi từ các gia đình.
Từ khi làm thêm nghề giúp việc, cuộc sống của Phương ổn định hơn để tính toán tương lai xa. Thay vì cần hỗ trợ tài chính từ gia đình, Phương có thể lo được cho cuộc sống bản thân. Trong khi đó, bố mẹ ở quê vẫn nghĩ Phương đang làm việc tại một công ty liên doanh. Mỗi lần gọi video call về nhà, Phương đều giới thiệu gia đình chị Ngọc Anh với tư cách là chủ doanh nghiệp nơi cô bạn đang làm việc.
“Tôi vẫn giấu gia đình chuyện đi làm giúp việc. Bố mẹ tôi sẽ không chấp nhận việc con gái có bằng thạc sĩ lại đi làm nghề này. Nhưng tôi nghĩ không có công việc nào là sang – hèn, công việc nào cũng đáng quý như nhau. Nghề giúp việc giúp tôi có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống “, Phương chia sẻ.
Đến nay, Phương quen được một nhóm 5 bạn cũng làm nghề giúp việc gia đình theo giờ. Trong đó 3 người có bằng đại học.
“Sau những trải nghiệm của mình, tôi nhận thấy rằng học ngành nào, bằng cấp gì cũng không quan trọng. Quan trọng nhất là bản thân có thể thích nghi được với cuộc sống hay không? Cuộc sống sau khi ra trường thực sự nghiệt ngã”, Hoài Phương nói.
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai: 'Không có chảy máu chất xám'
221 nhân viên y tế nghỉ việc trong một năm, song bệnh viện tuyển thêm hơn 500 người, lãnh đạo khẳng định sự thay đổi này không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Lãnh đạo viện cho biết kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2020-2021 do Bộ Y tế tiến hành, cho thấy 74% người bệnh nội trú và 82% bệnh nhân ngoại trú là hài lòng với chất lượng khám chữa bệnh. Hơn 2.000 người trên tổng 4.300 nhân viên tham gia khảo sát, chỉ có 15,3% "hài lòng toàn diện" với bệnh viện, 51% "hài lòng nói chung" về lãnh đạo bệnh viện; 63% cho biết sẽ gắn bó làm việc với bệnh viện lâu dài; 70% đề nghị tăng thu nhập.
Kết quả này được bệnh viện công bố trong bối cảnh hơn 200 nhân viên y tế tại Bạch Mai nghỉ việc từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021. Trong số nghỉ việc có một phó giáo sư; 13 tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa hai; 13 thạc sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa một; 23 người có trình độ đại học; 171 trường hợp còn lại chủ yếu là lao động phổ thông.
"Số người nghỉ việc không ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện", ông Đỗ Văn Thành, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trao đổi với VnExpress, chiều 16/4.
Theo ông Thành, trong 221 người nghỉ, hơn 100 người là lao động giản đơn đã chấm dứt hợp đồng vì không còn các đơn vị chức năng như dịch vụ tang lễ, vận chuyển bệnh nhân, bán nước hay trông giữ xe thu tiền... Những dịch vụ đó hiện được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp và hầu như miễn phí. Trước kia bệnh viện có 10 nhà thuốc, giờ giảm một nửa.
"Nhân lực của bệnh viện có dịch chuyển ra ngoài nhưng 506 người chúng tôi mới tuyển dụng còn có chất lượng cao hơn như bác sĩ nội trú, giáo sư, tiến sĩ đầu ngành... Tôi khẳng định việc các trường hợp nghỉ việc trong thời gian qua không ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn. Bạch Mai không chảy máu chất xám", ông Thành nói.
Bác sĩ Hoàng Thị Phú Bằng, Viện Tim Mạch, bệnh viện Bạch Mai, có thâm niên 15 năm công tác tại viện, đánh giá số người xin nghỉ việc so với tổng số nhân viên là không đáng kể. Do đó, chị và đồng nghiệp không hoang mang, chưa kể sau đó có rất nhiều phó giáo sư, tiến sĩ có trình độ đến làm việc.
Tuy nhiên, thu nhập của nhân viên y tế (bao gồm các khoản ngoài lương) giảm do năm qua bệnh viện gặp nhiều khó khăn do Covid-19 và đơn vị chuyển cơ chế tự chủ. Thu nhập thêm giảm tùy khoa, công việc, vị trí việc làm.
Ông Đỗ Văn Thành, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Ảnh: Thùy An.
Từ ngày 28/3/2020, Bệnh viện Bạch Mai đã phải cách ly trong 15 ngày sau khi xác nhận các ca nhiễm nCoV là nhân viên bệnh viện và công ty dịch vụ Trường Sinh. Bình thường, cơ sở tiếp nhận trung bình 5.000-5.500 bệnh nhân nội trú, 6.000-7.000 người đến khám mỗi ngày. Covid-19 bùng phát, số bệnh nhân ngoại trú, nội trú đều giảm xuống còn dưới 1.000 người.
Ngoài ra, năm 2020, bệnh viện thực hiện Đề án thí điểm tự chủ, không được cấp kinh phí, lấy thu bù chi để hoạt động nên phải hạch toán tài chính để vận hành cơ sở. Theo lãnh đạo bệnh viện, đây là áp lực rất lớn.
"Ban lãnh đạo bệnh viện đã rất nỗ lực, ưu tiên đẩy chất lượng dịch vụ lên trước một bước để hướng tới sự hài lòng người bệnh. Trong bối cảnh đó, bệnh viện cần tuyển nhiều nhân lực hơn nhưng không thể thực hiện do thiếu kinh phí. Điều này dẫn đến một điều dưỡng phải chăm sóc nhiều bệnh nhân", ông Thành chia sẻ.
Một số giải pháp quyết liệt được thực hiện. Chẳng hạn, để đáp ứng số bệnh nhân xếp hàng khám bệnh từ 3 đến 4h sáng, bệnh viện phải yêu cầu một số bộ phận đi làm từ 5h để đón tiếp. Tuy nhiên nhân viên được làm theo ca, đi sớm về sớm. Ngoài ra, bệnh viện rất quyết liệt trong lỗi về tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Nếu có kiến nghị của bệnh nhân, gia đình người bệnh, cán bộ đó sẽ đưa ra hội đồng kỷ luật. Điều này trước đây không có.
"Tất cả thay đổi là khó khăn, chưa kể động chạm đến sự sống còn và lợi nhuận. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn đang nỗ lực sửa đổi, cân nhắc để tạo thuận lợi tối đa cho bệnh nhân và nhân viên y tế dựa trên mục tiêu trọng tâm, phát triển bệnh viện", ông nói thêm.
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt với 4.300 nhân viên. Đây là bệnh viện công đầu tiên áp dụng mô hình tự chủ toàn diện, có hội đồng quản lý, được tự quyết định về đầu tư, giá khám chữa bệnh theo yêu cầu. 2020 là một năm khó khăn với bệnh viện. Tháng 3-4/2020, bệnh viện bị phong tỏa do liên quan chùm nhiều ca nhiễm. Những tháng cuối năm qua, hai nguyên lãnh đạo cấp cao bị bắt do liên quan đến vụ kê khống giá mua sắm trang thiết bị.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Cần lắng nghe giáo viên để điều chỉnh phù hợp Liên quan đến chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, nhiều nhà giáo tại TPHCM bày tỏ mong muốn cơ quan có thẩm quyền nên rà soát kỹ và có đề xuất phù hợp. Nhiều giáo viên đề xuất nên lồng ghép nội dung học tập vào tập huấn, bồi dưỡng giáo viên hằng năm - Ảnh minh họa Thầy...