Nữ tân binh Công an miệt mài trên sân tập
Bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng, gió trên thao trường, những tân binh CAND năm 2021 vẫn hăng say với những bài huấn luyện đầu tiên trong quân ngũ.
Những ngày cuối tháng 3 chúng tôi có mặt tại Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) số 3, đơn vị tác chiến đặc biệt trực thuộc Trung đoàn CSCĐ Tây Bắc, Bộ Tư lệnh CSCĐ đóng quân trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng nơi ăn, ở, huấn luyện của hơn 450 tân binh CAND năm 2021, Trung tá Đoàn Văn Kết, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn CSCĐ số 3 cho biết, đây là năm đầu tiên đơn vị thực hiện công tác huấn luyện chiến sỹ mới, cơ sở vật chất và doanh trại đang trong giai đoạn nâng cấp vì thế mới đang dần đáp ứng được yêu cầu.
Các giáo trình huấn luyện đối với chiến sỹ mới của Công an các tỉnh và giáo trình huấn luyện đối với chiến sỹ mới của Bộ Tư lệnh CSCĐ có một số nội dung khác nhau, do đó đơn vị đang phải tiến hành huấn luyện tại 2 địa điểm…
Theo Trung tá Đoàn Văn Kết, từ ngày 27/2 đến ngày 4/3, đơn vị anh đã tiếp nhận chiến sỹ mới do Công an các đơn vị bàn giao. Trong tháng huấn luyện đầu tiên, các cán bộ làm công tác huấn luyện của đơn vị đã lên lớp, giảng dạy cho tân binh nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, một số nội dung trong công tác nghiệp vụ cơ bản và Điều lệnh CAND.
Trong thời gian tiếp theo, đơn vị sẽ tiến hành huấn luyện các nội dung về nghiệp vụ CSCĐ, CSĐN; các môn học về công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, võ thuật CAND, kỹ chiến thuật vận động cơ bản, bơi lội và bắn súng…
Đặc biệt, trong lần huấn luyện tân binh mới này, đơn vị được Bộ Tư lệnh CSCĐ giao huấn luyện 6 tân binh nữ. “Do là nữ giới nên việc sinh hoạt, học tập trong môi trường đơn vị CSCĐ ăn, ở tập trung sẽ có những mặt hạn chế nhất định. Vì vậy, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn đã chủ trương bố trí cho số chiến sỹ nữ ở tại 2 phòng khép kín và phân công 3 cán bộ nữ quản lý, đôn đốc…”
Đầu tháng 4, một ngày nắng đẹp sau gần một tuần mưa rả rích, tại nhà thi đấu, nơi tập võ thuật của các chiến sỹ mới, những tiếng hô vang “Khỏe” rền vang cả một vùng, dậy lên khí thế thi đua, học tập sôi nổi. Háo hức khoác lên mình bộ quân phục, các cô gái trẻ đến từ các tỉnh, thành khác nhau sau 1 tháng huấn luyện, học tập với những bài học “nhập môn”, rèn luyện quân sự, võ thuật CAND… trông ai cũng rắn rỏi…
Còn nhớ những ngày đầu rời xa quê nhà Quảng Bình để lên đơn vị tập trung, với gần 1.000km quãng đường di chuyển ôtô ra Hà Nội rồi vòng lên Yên Bái khiến tân binh nữ Nguyễn Thị Thanh Phương bị say xe. Nhưng những mệt nhọc nhỏ bé đó chẳng khiến cô gái trẻ, khuôn mặt luôn rạng ngời bận tâm nhiều.
“Em và các bạn nữ tân binh đã tìm hiểu khá kỹ về nơi đơn vị đóng quân. Quá trình huấn luyện, học tập, mọi thứ khác xa so với tưởng tượng của em và nhiều bạn khác. Những ngày đầu ở đây, hầu như tất cả mọi người không ngủ được vì vẫn còn lo lắng, hồi hộp, một phần do phải tập làm quen với cuộc sống, nếp sinh hoạt theo nội quy, quy định của lực lượng CAND…” – tân binh Nguyễn Thị Thanh Phương chia sẻ.
Video đang HOT
Các thầy giáo chỉnh sửa đúng tư thế võ thuật cho các tân binh.
Nở nụ cười tươi, hai tân binh nữ Lê Thị Châm (Hà Nội) và Nguyễn Thị Tám, dân tộc Tày (quê Hà Giang) chia sẻ về kỷ niệm trong những ngày học tập tại đây. Các cô bảo, vẫn còn nhớ như in cái buổi nửa đêm đang ngon giấc sau một ngày tập luyện vất vả, bỗng nghe tiếng bước chân rầm rầm và còi báo động, hiệu lệnh đại đội huấn luyện báo động hành quân di chuyển.
“Mắt nhắm mắt mở, dù đã được cảnh báo nhiều lần nhưng khi thực tế, chúng em không nghĩ mọi thứ lại diễn ra nhanh trong bầu không khí hồi hộp đến vậy. Tim đập thình thịch, mọi người cuống cuồng cuốn gói ba lô tất cả trang thiết bị đồ dùng được cấp phát và tư trang cá nhân như bát, đũa, giày dép… Ba lô chẳng mấy chốc nặng chình chịch cả chục cân. Tiếng bước chân của các tân binh phòng khác ở tầng trên cứ rầm rầm di chuyển khiến thời gian càng trở nên gấp gáp hơn…” – tân binh Lê Thị Châm và Nguyễn Thị Tám kể lại kỷ niệm trong niềm háo hức.
Theo tân binh Phạm Thị Hồng (quê Bắc Giang), quá trình huấn luyện, các thầy rất nghiêm khắc nhưng cũng luôn quan tâm, chia sẻ, động viên nên mọi người không bị căng thẳng, càng thêm thấu hiểu những khó khăn, vất vả của người lính.
“Ngày 8/3 mãi là kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời chúng em. Tối đó, sau buổi theo dõi thời sự trên truyền hình, mọi người trở về phòng như thường lệ thì bất ngờ nhận được thông báo quay trở lại hội trường gấp. Tất cả đã phải ồ lên vì vừa ngạc nhiên vì thấy nhiều hoa, bánh kẹo.
Buổi sinh nhật Đoàn 26/3, sinh nhật các tân binh của tháng và chúc mừng ngày 8/3 diễn ra trong bầu không khí ấm cúng, mọi người giao lưu văn nghệ, hát những bài ca ngợi Đảng, Tổ quốc, Bác Hồ, những bài hát về người lính trong cái nắm tay kết đoàn. Chúng em trân quý, cảm thấy môi trường lính cũng không khô khan như nhiều người vẫn nghĩ. Tất cả giờ đều coi đây là ngôi nhà thứ hai của mình…” – tân binh Phạm Thị Hồng nhớ lại.
Trung tá Đoàn Văn Kết, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn CSCĐ số 3 hướng dẫn tháo, lắp súng cho các tân binh.
Đại úy Đinh Công Tỉnh, Phó Tiểu đoàn trưởng phụ trách công tác chính trị Tiểu đoàn 3 cho biết, vì tuổi đời còn rất trẻ, lại sống xa gia đình nên các tân binh khó tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lạc lõng. Các cán bộ tham gia huấn luyện nhanh chóng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình để từ đó động viên, chia sẻ, giúp các học viên nhanh chóng hòa nhập, đi vào nề nếp.
“Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến công tác huấn luyện các nội dung về Điều lệnh, quân sự, võ thuật bởi đây là các nội dung quan trọng trong nghiệp vụ của lực lượng CAND nói chung và lực lượng CSCĐ nói riêng; đến nay, các em đã hoàn thành tốt các nội dung, kết quả kiểm tra đối với các môn trên lớp học đều đạt loại khá, giỏi…” – Đại úy Đinh Công Tỉnh phấn khởi chia sẻ.
Trong câu chuyện với các nữ tân binh năm 2021, chúng tôi dễ dàng cảm nhận những khao khát trở thành người chiến sĩ CAND trong mắt mỗi cô gái trẻ. Nhiều em trước đó đã phải tìm mọi cách để thuyết phục gia đình cho bản thân được thực hiện ước mơ, hoài bão.
Vượt qua những khó khăn, vất vả trong luyện tập, khống chế về thời gian của môi trường quân ngũ nghiêm khắc, kỷ luật; rồi đây, hành trang sau 3 tháng ăn, ở tập trung huấn luyện và học tập sẽ giúp các em tự lập, trưởng thành hơn, thắp sáng lên ngọn lửa tình yêu với lực lượng CAND, bồi đắp ý chí phấn đấu, quyết tâm được đứng trong hàng ngũ lực lượng CAND Anh hùng…
Giáo viên thường đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua chắc chắn dạy giỏi!
Giáo viên có danh hiệu chiến sĩ thi đua, phải khẳng định họ rất dũng cảm, có thực lực, dám công khai cạnh tranh với "cây đa, cây đề" ngay từ khi đăng kí thi đua.
Sau khi Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết "Không phải cứ đạt Chiến sĩ thi đua chắc chắn là giáo viên giỏi" của tác giả Đỗ Quyên, người viết nhận được chia sẻ của nhiều bạn đọc và đồng nghiệp.
Tựu trung lại có ba luồng ý kiến:
Thứ nhất: "Muốn đạt chiến sĩ thi đua phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp huyện.
Dù người nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua giữ chức vụ hay không, họ cũng xứng đáng là giáo viên dạy giỏi".
Thứ hai: "Có thể trước khi lên được chức vụ có hệ số phụ cấp họ là giáo viên dạy giỏi.
Nhưng sau một thời gian công tác, không còn cập nhật kiến thức, trau dồi chuyên môn, bằng lòng với thực tại, chuyên môn nó cũng mờ dần, dù có là chiến sĩ thi đua, nhưng bây giờ không thể là giáo viên dạy giỏi nữa".
(Ảnh minh hoạ: Vndoc.vn)
Thứ ba: "Nếu là giáo viên đang đứng lớp, không chức tước gì, là chiến sĩ thi đua, khẳng định ngay, họ là giáo viên dạy giỏi".
Tại sao giáo viên đang đứng lớp, không chức tước gì, là chiến sĩ thi đua, khẳng định ngay, họ là giáo viên dạy giỏi?
Để có danh hiệu chiến sĩ thi đua, trước khi vào Hội nghị viên chức đầu năm, mỗi giáo viên đều phải là một động tác, đó là đăng kí thi đua trên biểu mẫu của nhà trường, đây là "vòng gửi xe" của xếp loại thi đua trong năm học mới.
Thực tế, ít giáo viên nào dám đặt bút đánh dấu vào ô Chiến sĩ thi đua. Luật bất thành văn, cái danh hiệu chiến sĩ thi đua "cao quý" đó chỉ dành cho "cây đa, cây đề" trong trường mà thôi.
Vì thế, giáo viên có danh hiệu chiến sĩ thi đua, phải khẳng định họ rất dũng cảm, có thực lực, dám công khai cạnh tranh với "cây đa, cây đề" ngay từ khi đăng kí thi đua đầu năm.
Khi đặt bút đăng kí danh hiệu chiến sĩ thi đua đầu năm, giáo viên phải phấn đấu gấp nhiều lần so với "cây đa, cây đề", quá trình công tác của họ sẽ được "chăm sóc", theo dõi cẩn thận.
Cửa ải thứ hai giáo viên không chức tước gì phải vượt qua là Sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm của họ phải đảm bảo là sáng kiến thật, không sao chép/mua bán trên mạng, nội dung, hình thức văn bản phải tuyệt đối chỉn chu, người "khó tính nhất" đọc xong cũng phải đồng ý.
Thành tích, kết quả công tác của giáo viên không chức tước gì phải vượt trội, không thể phủ nhận, ai nhìn cũng thấy được, có như thế giáo viên không chức tước gì mới được Hội đồng thi đua cấp trường xếp vào danh sách, trình lên cấp trên.
Vì thế, có thể khẳng định, giáo viên không chức tước gì được công nhận là chiến sĩ thi đua, là giáo viên dạy giỏi, giáo viên giỏi.
Thế nhưng, có một thực tế khác, cũng có những giáo viên "làng nhàng", được lòng lãnh đạo, có ô dù che chở, được "cơ cấu" thế là cứ "vô tình" nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, ba năm sau lại chiến sĩ thi đua cấp tỉnh...
Cứ thế, con đường "thi đua", con đường "quan lộ" của đối tượng này cực kì "hanh thông" mà ở đâu đó giáo viên chúng ta thấy, không phải là không có.
Vì thế, không ít giáo viên đùa vui "Thi đua là thua đau", nhưng người viết vẫn khẳng định "Thi đua là yêu nước", trong trường học, thi đua là yêu nghề, yêu học trò.
Danh hiệu cao quý nhất của giáo viên không phải được in trên tờ A4; Danh hiệu cao quý nhất của giáo viên chính là sự tin yêu của học trò, của phụ huynh.
Danh hiệu giáo viên được ghi nhận, in đậm trong sự tin yêu của học trò, của phụ huynh, giáo viên sẽ nhận thưởng suốt đời, đó mới là phần thưởng cao quý nhất của nhà giáo.
Vì thế, thầy cô giáo cứ thi đua, dạy thật tốt, xứng đáng là tấm gương cho học trò noi theo, có thể hôm nay chưa nhận được danh hiệu thi đua mong muốn, nhưng mai sau nhận phần thưởng quý giá từ học trò cũ.
Thi đua mà bị biến thành ganh đua, giáo dục sẽ lệch hướng Động lực được chuyển hóa từ bên trong thì mới bền vững. Trong giáo dục, động lực không đến từ thưởng, phạt và từ những cuộc thi mang tính cạnh tranh. Những hình ảnh thi đua giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, thậm chí là giữa các trường học với nhau đã trở nên quen thuộc trong...