Nữ SV thuyết phục doanh nghiệp làm từ thiện hiệu quả
Cô sinh viên Đào Thị Thủy Vân chia sẻ, hình mẫu doanh nhân tương lai của cô chính là một doanh nhân xã hội.
Hoạt động tình nguyện của sinh viên nhiều khi chỉ để cho vui hoặc thêm hiểu biết về cuộc sống. Nhưng với Đào Thị Thủy Vân, sinh viên năm thứ 4, ĐH Ngoại thương, một trong 10 gương mặt trẻ của thủ đô năm 2011, giúp đỡ người khác là một trong những việc làm sẽ theo cô lâu dài. Cô gái chia sẻ, hình mẫu doanh nhân tương lai của cô chính là một doanh nhân xã hội. Vì thế, khi đến tập đoàn Vincom đề nghị tài trợ cho dự án từ thiện ở Sơn La, Vân đã thuyết phục họ bằng quyết tâm thay đổi những ngôi nhà tạm bợ nơi đây.
Cô sinh viên Đào Thị Thủy Vân
Mới 22 tuổi nhưng Vân thực sự trưởng thành và năng động trong môi trường học tập và làm việc của mình.
Thuyết phục bằng hiệu quả thực tế
Thủy Vân cho biết, cô muốn hoạt động tình nguyện của mình đến được với những người thực sự cần nó. Hơn thế nữa, cô gái trẻ mong những đồng tiền mình quyên góp cho họ sẽ được sử dụng vào những mục đích cụ thể, hữu ích cho cuộc sống thực tế của họ, để người được giúp đỡ không chỉ cầm đồng tiền và một thời gian sau thì tiêu hết.
Vì những suy nghĩ thiết thực như vậy, cô đã thuyết phục được những người ở tập đoàn làm từ thiện và quan tâm đến hiệu quả thực sự của mỗi hoạt động là Vincom bỏ hàng trăm triệu để cô gái trẻ lập dự án xóa nhà tạm cho đồng bào Sơn La.
Vân nói, thay vì đến và mời họ tài trợ cho chương trình bằng những lợi ích hấp dẫn để quảng bá tên tuổi, thương hiệu…Vân phải chỉ ra được cách làm của cô để tiền đến đúng người, không thất thoát, có mục đích cụ thể và những khảo sát đáng tin cậy về đồng bào Sơn La. Nhờ nắm thông tin xác thực từ địa phương, cùng với việc khảo sát đầy đủ trên thực tế, Vân đã thuyết phục được tập đoàn Vincom tham gia tài trợ dự án.
Khi tham gia các hoạt động tình nguyện, Đào Thị Thủy Vân nhận ra có những doanh nghiệp làm từ thiện không cần quan tâm đến việc hoạt động của họ được báo chí biết đến và ngợi ca.
Video đang HOT
Vì vậy, mới 22 tuổi nhưng khi nói về kinh doanh và doanh nghiệp, cô gái trẻ thể hiện những hiểu biết và một quan niệm mới mẻ, hiện đại về hình ảnh một doanh nhân mới.
Vân cho biết cô sẽ theo đuổi lĩnh vực Marketing và tương lai mong muốn thành lập công ty riêng sau khi tích lũy kinh nghiệm làm việc trong những môi trường hiện đại.
Vân chia sẻ: Trong hình dung của mọi người, doanh nhân là những người chạy theo lợi nhuận và có thể bỏ qua những vấn đề khác liên quan đến môi trường, sức khỏe của cộng đồng. Nhưng cô tin rằng, xu hướng đó đang thay đổi vì nhận thức của người dân ngày càng tốt hơn buộc doanh nghiệp phải ý thức về trách nhiệm của mình.
Cô cũng tin rằng, trong những năm tới, môi trường kinh doanh ở Việt Nam sẽ có sự thay đổi chóng mặt trong thời gian tới chứ không như những năm trước đây. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có tầm nhìn xa hơn, bớt đi những tư duy kinh doanh ngắn hạn, chạy theo lợi nhuận trước mắt. Các bạn trẻ sẽ cống hiến cho công việc nhiều hơn chứ không chỉ là hoàn thành và đối phó.
Yêu kinh tế nhờ bố
Kể về định hướng đưa mình vào trường kinh tế: kinh tế đã ngấm vào cô từ khi còn là cô bé đang học phổ thông. Thời ấy, bố của cô làm trong ngành hải quan đã cho Vân những hiểu biết ban đầu về kinh doanh. Từ khi Vân học lớp 7, cô đã được tiếp xúc với những giấy tờ kinh doanh và hỏi bố những gì chưa hiểu, được bố chia sẻ những câu chuyện liên quan đến kinh tế.
Nhưng điều quan trọng nhất, theo Vân, là bố mẹ đã cho cô từ rất sớm, một thói quen tự lập và một cá tính mạnh mẽ.
“Bố mẹ không bao giờ ép buộc mình phải làm gì đó và luôn nói rằng chỉ góp ý, còn quyết định như thế nào là ở mình.”- Vân chia sẻ.
Đặc biệt nhất, ảnh hưởng về tính cách của Vân là bố. Bố luôn bình tĩnh trước mọi tình huống, chưa ai thấy bố run. Sau này, khi lớn lên, bố tâm sự với Vân rằng: “Bố phải như thế để giáo dục con. Con có thấy bây giờ mình rất mạnh mẽ không?”
Vì vậy, từ nhỏ, Vân đã được rèn luyện cho khả năng tự xoay xở. “Thậm chí, ông từng mạo hiểm để cô con gái nhỏ mới 8 tuổi đi tàu một mình từ Hà Nội về quê khiến mẹ Vân ngày đó hoảng hồn. Thế rồi, khi học cấp 2, mình đã tự đưa em trai ra Hà Nội được.”- Vân nhớ lại.
Vậy nên, mới 22 tuổi nhưng Vân thực sự trưởng thành và năng động trong môi trường học tập và làm việc của mình. Bảng thành tích dài dằng dặc về những dự án, hoạt động tình nguyện chỉ mới là một phần nhỏ trong những việc làm của Vân khi còn ngồi trên giảng đường.
Sắp tới, bước ra khỏi cánh cổng trường ĐH, Vân cho biết con đường thực hiện giấc mộng kinh doanh của mình: Sẽ làm việc và hiểu môi trường kinh doanh Việt Nam trước khi quyết định học cao hơn ở nước ngoài.
Theo VNN
Gặp cô thủ khoa 8,69 của ĐH Ngoại thương
Mục tiêu học là để tiếp nhận kiến thức nên với Huỳnh Kim Ánh - thủ khoa tốt nghiệp 2011 của Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 với số điểm tổng kết 8,69 xác định việc học là con đường dài. Trong việc học, Ánh luôn có những biện pháp, kế hoạch rất rõ ràng.
Mẹ tham gia hoạt đoàn hội ở xã nên nhiệm vụ "quản lý" việc học của hai chị em Ánh do bố đảm nhiệm vì ông làm nghề sửa đồng hồ ngay tại nhà. Bố Anh không khắt khe nhưng ông lại sống rất khoa học và... từ nhỏ các con đã được ông uốn nắn để biết cách thu xếp mọi việc sao cho hiệu quả nhất. Tính cách và phương pháp giáo dục này ảnh hướng đến Ánh rất nhiều.
Các cách sắp xếp bàn học, xác định cần tập trung học những kiến thức nào hay cân đối việc học và việc chơi, làm việc nhà... của Ánh đều rất chỉn chu và sắp xếp theo kế hoạch. "Bố mẹ không tạo áp lực bắt con cái phải học giỏi nhất mà chỉ cố gắng giúp con phát huy được hết khả năng của mình", Kim Ánh chia sẻ.
Huỳnh Kim Ánh - thủ khoa tốt nghiệp năm 2011 của ĐH Ngoại thương cơ sở 2 và em trai.
Nhờ nền tảng ban đầu đó mà Ánh có những bước đi "chậm mà chắc". 12 năm liền là học sinh giỏi; năm cuối ở bậc phổ thông, cô gái vùng núi ở Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) bất ngờ đoạt giải khuyến khích môn Anh văn cấp quốc gia. Cuối năm đó, Ánh lại lập thành thích khi trở thành thủ khoa tốt nghiệp THPT tỉnh Bình Thuận với tổng điểm 58,5.
4 năm sau theo học học ở ĐH Ngoại thương CS2, Kim Ánh đạt điểm số điểm 8,69, là SV có điểm đầu ra cao nhất trường, trở thành thủ khoa tốt nghiệp. "Hình như em có duyên với đầu ra chứ ngày đầu đặt chân vào đại học, em chưa phải là một SV xuất sắc", cô gái khiêm tốn.
Được biết, ở bậc đại học, Kim Ánh nghiêm túc với từng giờ lên lớp nghe giảng, từng trang vở, nét chữ của mình. Cô bạn rất chăm chú chép bài - cách học này người ngoài nhìn vào có thể đánh giá là khá "chuối" khi đã là SV, nhưng cách chép bài của Ánh cũng cực kỳ khoa học. Không phải "cắm đầu" vào ghi chép mà các kiến thức được Kim Ánh trình bày bằng những ký tự, sơ đồ... nên chép đến đâu Ánh nắm chắc đến đó, việc học lúc nào cũng rất nhẹ nhàng.
Với cô gái quê Phan Thiết này, việc học quan trọng nhất là phải xác định được mục tiêu. Và mục tiêu học tập của Ánh là thu nạp kiến thức để ứng dụng vào công việc thực tế chứ không phải điểm số thế nên kết quả cũng là một bất ngờ với chính chủ nhân.
Điều này thể hiện rõ khi năm thứ nhất, Ánh quyết định định học tiếng Nhật chứ không phải tiếng Anh như hầu hết bạn bè. Ánh chia sẻ: "Nếu học vì điểm số em đã chọn môn học thế mạnh của mình chứ không bắt đầu bằng tiếng Nhật. Nhưng Ánh xác định rõ, theo học tiếng Nhật mình vẫn có thể tự trau dồi kiến thức tiếng Anh".
Với Kim Ánh, việc học là con đường dài.
Nhờ lựa chọn sáng suốt này, Ánh đã trang bị cho mình được hai ngoại ngữ trong hành trang vào đời. Việc đam mê tiếng Nhật đã đem đến cho Ánh rất nhiều cơ hội. Từ khi là SV năm nhất, Kim Ánh "nhẵn mặt" tại thư viện Việt - Nhật (thuộc Trung tâm Hợp tác Nguồn Nhân lực Việt Nam - Nhật Bản) nhiều đến mức cô được mời làm thủ thư ngoài giờ. Một công đôi việc, vừa làm thêm, Ánh lại vừa được thỏa sức thu nạp kiến thức ở thế giới sách. Thời gian này, Ánh cũng đạt nhiều giải thưởng về các cuộc thi tiếng Nhật, được Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản mời sang Nhật giao lưu văn hóa.
Sau đó, Ánh còn kiêm vai trò chủ nhiệm CLB tiếng Nhật của Trường ĐH Ngoại thương với vô số hoạt động ngoại khóa. Đồng thời Ánh vẫn đi làm thêm tại một số công ty về lĩnh vực tài chính, chứng khoán... để tích lũy kinh nghiệm. Cô gái muốn thử khả năng quản lý, thu xếp của mình khi kham nhiều việc một lúc và cô đã không phải thất vọng về bản thân khi các công việc đều được Ánh hoàn thành tốt.
Hiện tại, Kim Ánh đang làm việc cho một ngân hàng của Nhật Bản có chi nhánh ở TPHCM. Đúng với tính cách của mình, Ánh không đưa ra mục tiêu phải trở thành nhân viên xuất sắc mà quan trong là làm sao để có thể hiện tốt nhất khả năng bản thân. Ánh dự tính, khoảng 1 đến 2 năm có thêm kinh nghiệm làm việc, cô sẽ sang Nhật học lên tiến sĩ về lĩnh vực tài chính bởi theo Ánh học tập là một con đường rất dài.
Theo DT
Hai cao thủ IELTS chia sẻ bí quyết đạt 8.0 Là sinh viên khoa chất lượng cao Trường ĐH Ngoại thương, đồng thời là học viên Trung tâm Anh ngữ GLN, hai bạn Vũ Khánh Linh và Nguyễn Bình An - 8.0 IELTS đã có những chia sẻ rất lí thú về phương pháp ôn luyện cho kì thi quan trọng này. Vũ Khánh Linh: "Để đạt điểm cao, trước hết hãy học...