Nữ streamer từng khóc “ăn vạ” vì thua 20 ván liên tục trải lòng: Mỗi lần bị người xem mắng, mình chỉ biết im lặng…
Ít ai biết rằng cô nàng streamer có vẻ ngoài con nít, ngây thơ này đã phải chịu đựng cuộc đời “bão giông”.
Streamer Bé My tên thật là Sầm Thị Mỹ Hạnh, sinh ngày 21/2/2001. Có quê gốc ở Cao Bằng, sinh ra ở Bình Phước, sinh sống tại Gia Lai và hiện đang làm việc ở Sài Gòn vậy nên cô nàng tự tin mình có thể nói được nhiều chất giọng khác nhau.
Bé My sở hữu ngoại hình xinh xắn.
Không có gia đình êm ấm, Bé My nhớ lại kỷ niệm buồn: “Gia đình mình phá sản, ba mẹ ly dị, mình sống cùng ba. Đến năm mình đang học lớp 8 thì ba mất, mình về ở với mẹ một thời gian nhưng vì tính hai mẹ con không hợp nên mình tự ra ở riêng, đi làm kiếm tiền học.
Mình đã từng làm rất nhiều công việc: từ bán tạp hoá, nhân viên quán cà phê, phục vụ quán ăn, làm cho shop đồ và tập múa đi biểu diễn đám cưới…”.
Cô nàng lựa chọn học nghề từ sớm.
Đến năm lớp 10, không gắng gượng được nữa, cô gái nhỏ quyết định nghỉ học. Ra Bắc, thử sức học nghề làm nail nhưng không cảm thấy đây là niềm đam mê. Giữa lúc đang mông lung với tương lai, Bé My được một người bạn giới thiệu và giao lưu với Quang Cuốn – bạn thân streamer Linh Ngọc Đàm.
Video đang HOT
Đây cũng là cơ duyên khiến My bắt đầu tìm hiểu về game và quyết định lên sóng live từ đầu năm 2020: “Thời gian đầu live chỉ có vài bạn bè người thân xem, từ vài mắt đến vài chục mắt, khoảng thời gian ấy mình gặp nhiều áp lực vì ít người xem nên đã tạm off vài tháng rồi mới quay trở lại. May mắn thay, sau đó được người xem chú ý và ủng hộ nhiều hơn, mỗi buổi streamer đã lên được 1.000 đến 2.000 mắt”.
Có những lúc Bé My làm việc đến kiệt sức.
Để đạt được những thành công ban đầu ấy, mỗi ngày Bé My dành từ 4 – 6 tiếng mỗi ngày cho việc chơi game và livestream. Tuy vậy, do đến với nghề muộn cũng như là “phái yếu” nên kỹ năng của My cũng chưa cao. Đó cũng là lý do cô nàng bị anti có cớ để mắng nhiếc. Có những ngày cô nàng còn rơi vào chuỗi trận toàn thua đến nỗi phát khóc thua liên tiếp 20 ván:
“Mình cố gắng im lặng cho qua, sau này cảm giác quen với nghề rồi thì cũng ít quan tâm đến lời nói không tích cực. Mình cũng biết, bản thân chơi game không hay nên tập trung giao lưu với mọi người để tạo niềm vui cho các bạn thôi.
Bên cạnh đó, bên ngoài đời thực, mình không có nhiều bạn bè nên mỗi lúc live, được gặp và nói chuyện với fan mình thấy tinh thần rất thoải mái. Vậy nên dù khó khăn như thế nào mình cũng sẽ cố gắng”.
Bé My tâm sự với cô, game trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, giúp cô nàng thay đổi tư duy cũng như mở ra nhiều cơ hội phát triển mới. Hiện tại, nữ streamer 20 tuổi đang đầu tư thời gian livestream và quay phim ngắn. Cô nàng chăm chỉ, kiên trì “cày cuốc” với mục tiêu trở thành một streamer có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng, lo được cho gia đình có cuộc sống ổn định hơn.
Cô bé cõng em đi học vì mẹ mất sớm, nhận học bổng toàn phần sau 10 năm
Hơn 10 năm trôi qua nhưng câu chuyện về đêm lũ ở bản Nà Ca (thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) vẫn khiến nhiều người xót xa khi nhắc lại. Sau trận lũ, nhiều người mất gia đình, trong đó có cả bé gái người H'Mông tên Hoàng Thị Mũ.
Hoàng Thị Mũ ở tuổi 19, xinh đẹp và trưởng thành hơn. (Ảnh: Dân Trí)
Theo thông tin từ báo Dân Trí, thời điểm năm 2010, trận lũ lớn đã cuốn mất mẹ của Mũ, bỏ lại 3 đứa con thơ. Bố của cô bé, sau nhiều năm chán nản, thương nhớ vợ cũng lâm vào cảnh "men say" rồi qua đời vì bạo bệnh. Khi đó Mũ mới 8 tuổi lại phải một mình gồng gánh vừa đi học, vừa chăm sóc 2 em nhỏ (1 bé 7 tuổi, bé còn lại chưa đầy 1 tuổi). Thế nhưng, phải lo cho em no bụng, bé gái 8 tuổi này đã nghỉ học để bươn chải kiếm cơm.
Bố mẹ mất, Mũ phải cõng em đi học cùng mình. (Ảnh: Chụp màn hình)
Vừa địu em vừa lo kiếm rau săn. (Ảnh: Lao Động)
Thương học sinh, cô giáo chủ nhiệm của Mũ cùng vài đồng nghiệp phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ. Cô gái được nhà trường "chiếu cố", cho phép cõng em tới lớp. Kể từ thời điểm đó, ngôi trường nhỏ bên sườn núi lại bỗng nhiên quen thuộc với hình ảnh "người mẹ nhí" cõng em nhỏ, ngồi học bài trong lớp rất chỉnh tề.
Để Mũ không còn "gánh nặng" việc chăm sóc bữa ăn cho các em, các thầy cô trong trường tình nguyện trích quỹ lương, mỗi sáng đảm bảo 10 nghìn đồng mua mì tôm cho 3 bé ăn sáng. Đồng thời, khi Mũ bận học, một số cô giáo còn tranh thủ bế bồng cậu em nhỏ 1 tuổi rồi cho ăn.
Cuộc sống vất vả không ngăn được khao khát đến trường của cô bé H'Mông. (Ảnh: Dân Trí)
Trải qua 10 năm, Mũ đã trưởng thành nhờ tình yêu thương của bè bạn, thầy cô. Cũng ngần đó thời gian, Mũ không còn là cô bé đen gầy mà trở nên xinh đẹp, trắng trẻo và căng tràn nhựa sống hơn rất nhiều.
Không chỉ xinh đẹp và "bớt buồn", Mũ còn thành công trên con đường học vấn. Chia sẻ với Dân Trí, cô bé cho biết đã nhận được học bổng toàn phần tại Học viện Nghệ Thuật Quảng Tây (Trung Quốc), chuyên ngành Quản lý Văn hóa. Đây là dạng học bổng dành riêng cho các bạn dân tộc Choang. Tuy nhiên, do thời điểm này dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp nên Mũ chưa thể sang nước bạn, phải học online tại nhà.
Các em trai của mũ cũng đã lớn, cậu bé thứ 2 hiện đang là học sinh lớp 11 trường Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng. Còn bé trai năm đó được chị gái cõng tới trường cũng đã học lớp 4, hiểu chuyện và luôn thương yêu gia đình.
Cô bé cùng các em trai sau 10 năm. (Ảnh: Chụp màn hình)
Ý chí vươn lên nghịch cảnh, giàu nghị lực của Mũ làm rất nhiều ngưỡng mộ. Trong thời gian qua, hình ảnh về cô bé vẫn là bài học sâu sắc cho nhiều bạn trẻ, tạo nên năng lượng tích cực giúp mọi người biết yêu thương hơn.
Với câu chuyện tràn ngập niềm tin vào cuộc sống từ Mũ, bạn có cảm nhận như thế nào? Hãy cùng chia sẻ suy nghĩ của bản thân với YAN nhé!
Xót thương cho trò nghèo mất mẹ vì bị container cán, cô chủ nhiệm đăng đàn 'xin mọi người ít tiền lo tang cho mẹ, viện phí cho bố' 'Cô ơi, em xin phép cô cho em nghỉ học'... Hôm nay (15/5), trên mạng xã hội lan truyền câu chuyện về em học sinh lớp 11 mất mẹ, bố nguy kịch sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến nhiều người không khỏi xót thương. Câu chuyện được cô giáo chủ nhiệm Hoàng Thị Nga - dạy tiếng Anh tại trường THPT Tân...