Nữ sinh xinh xắn chia sẻ bí quyết giành học bổng đại học Mỹ
Vũ Ngọc Điệp có những trải nghiệm quý giá trong năm học lớp 11 tại Mỹ. Trở về Việt Nam học tiếp lớp 12 rồi nộp đơn ứng tuyển vào đại học Mỹ, cô gái năng động đã biến trải nghiệm thành dấu ấn, chìa khóa giúp em trúng tuyển học bổng Đại học Rice – ngôi trường lọt top 16 trên bảng xếp hạng đại học Mỹ.
Học tập và trải nghiệm hết mình
“Thế mạnh của em là trải nghiệm”, Ngọc Điệp (học sinh lớp 12 Anh, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam) tâm sự.
Hiểu được mỗi một trải nghiệm đều giúp bản thân trưởng thành, có cái nhìn rộng mở hơn, nữ sinh Hà thành sớm tìm hiểu về các tổ chức cộng đồng từ năm lớp 10.
Hoàng Vũ Ngọc Điệp vừa giành học bổng vào Đại học Rice, Mỹ.
Cuối năm đó, em nhận ra mình khá phù hợp và yêu thích các hoạt động liên quan đến kỹ năng mềm, kỹ năng lãnh đạo và các hoạt động định hướng ngành nghề.
Một năm sau, Ngọc Diệp trở thành Trưởng ban tổ chức một hội thảo ngành nghề có tên Polaris. Ngọc Điệp giữ vị trí Phó Chủ tịch Câu lạc bộ truyền lửa du học VietAbroader Club Hanoi năm 2017-2018, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Leaders of the Future năm 2016-2017, thành viên Ban Chấp hành Đoàn trường Mở rộng năm học 2015-2016…
Cuối lớp 11, nữ sinh Ams xuất sắc là một trong 4 học sinh Việt Nam giành học bổng ASSIST sang Mỹ theo học một trường trung học Waynflete ở thành phố Portland, Maine. Tại đây, em có nhiều cơ hội trải nghiệm mới.
Về học tập, nhà trường Mỹ cho học sinh được tự lựa chọn vào môn học mình thích thay vì học theo một lịch sắp xếp sẵn cho mọi em. Hoạt động ngoại khóa cũng vậy, Ngọc Điệp tham gia các hoạt động khác hơn so với các bạn ở Việt Nam.
Em là thành viên câu lạc bộ Waynflete Active Community Engagement, qua đây tham gia tình nguyện tại các tổ chức phi chức phủ ở Maine và tổ chức thành công một buổi hội thảo về định hướng ngành nghề tại trường ở Mỹ.
Cô gái xinh xắn là thành viên đội tuyển thể thao chèo thuyền (Crew) tại trường Waynflete ở vị trí Coxswain, xuất sắc đạt 2 huy chương vàng đồng đội tại Giải đua Moose on the Malden và đội thắng các giải đua khác và là thành viên dàn Hợp xướng Waynflete.
Ngọc Điệp là thành viên đội tuyển chèo thuyền ở trường trung học Mỹ.
Khi về Việt Nam em mới ngồi nghĩ lại về những hoạt động cấp 3 của mình ở Mỹ và chuẩn bị viết luận.
Tuy đã học lớp 11 ở Việt Nam nhưng sang Mỹ, Điệp tiếp tục học lại lớp 11 theo chương trình Mỹ sau đó về Việt Nam học lớp 12 ở Ams.
Video đang HOT
Trong thời gian du học, cô bạn giành được những điểm thi chuẩn hóa ấn tượng: TOEFL 112/120 điểm và SAT 2: Lý 800 điểm, Lịch sử Mỹ 740, ACT 34/36. Năm 2019, Điệp giành giải Nhì Học sinh Giỏi Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019. Năm 2018, em giành giải Ba Học sinh Giỏi Thành phố môn tiếng Anh.
Nữ sinh Việt từng đạt danh hiệu “Waynflete Scholar” nhờ thành tích học tập tốt năm học 2017-2018. Trước đó, em cũng Huy chương Bạc giải Olympic thi Tiếng Anh qua mạng IOE cấp quốc gia năm 2015.
Những cuộc đối thoại ở Mỹ vào bài luận
Về Việt Nam, Ngọc Điệp dành thời gian hoàn thành yếu tố cuối trong bộ hồ sơ du học đại học Mỹ: bài luận.
Nữ sinh kể: “Khi về Việt Nam lúc đầu tâm lý của em rất vui và chủ quan một chút vì có thời gian gặp lại gia đình, bạn bè. Cuối tháng 9 em mới viết luận mà đầu tháng 11/2018 đã đến hạn nộp. Em bắt đầu muộn nên cố bù lại, trong 2 tháng chỉ tập trung viết luận chứ không bị xao nhãng nữa”.
Em viết những cuộc đối thoại ở Mỹ và sử dụng đối thoại để giải quyết những vấn đề xã hội.
“Chủ đề bài luận em nói về sự phân biệt đối xử và cuộc tranh cãi gay gắt về việc có được sử dụng súng trong cuộc sống ở Mỹ hay không. Vì thực tế ở nước Mỹ, có những vụ nổ súng trong và ngoài trường, gây rúng động dư luận, gây sợ hãi cho người dân.
Em nhớ thời gian ở Mỹ có những lúc em đã phải thử tham gia các cuộc diễn tập để học cách xử lý thế nào khi có nổ súng diễn ra. Em thấy khá đáng sợ nhưng nếu mọi người không ngồi xuống đối thoại sẽ không có giải đáp nào cho vấn đề đó mà chỉ đi mãi vào lối cụt”, Điệp chia sẻ.
Nữ sinh Việt cho rằng, chính sự im lặng, không sẵn sàng nói ra những điều mình suy nghĩ, bức xúc, vướng mắc góp phần dẫn đến tình trạng trầm trọng hơn các khúc mắc, vấn đề xã hội.
Vì có một năm ở Mỹ nên Ngọc Điệp có được trải nghiệm gặp gỡ quốc tế. Cô bạn đã khéo léo biến nó thành chất liệu cho bài luận.
Chỉ với 2 tháng nhưng Ngọc Điệp đã hoàn thành tốt bài luận cá nhân nhờ có trải nghiệm và sự tập trung cao độ.
Đến giờ, em vẫn không thể quên được kỷ niệm viết luận: “Em nhớ mãi thời gian viết luận. Tóc em rụng mất gần một nửa tại vì stress quá, nhiều lúc không ăn uống nổi vì lo lắng”.
Điệp khuyên các bạn trẻ ấp ủ ước mơ du học nên chuẩn bị sớm. Trường hợp của Điệp, em phải hoàn thành bài luận trong thời gian ngắn nhưng điểm chuẩn hóa đã xong. Thời gian gấp nói về góc độ tinh thần nhiều hơn còn tiến độ em vẫn đảm bảo theo kịp.
Theo tân sinh viên Đại học Rice, bí quyết để đạt thành quả chính là sự chuẩn bị sớm và phải giữ vững tinh thần.
“Chuẩn bị hồ sơ apply nước rút là giai đoạn tâm lý khá nhạy cảm. Nhiều lúc em cũng tự ti vì các bạn quanh mình đạt điểm chuẩn hóa cao, bài luận thú vị thế.
Có thời điểm em hoang mang không biết tương lai sẽ đi về đâu. Nếu tâm lý không vững, có bạn thậm chí không thể tiếp tục quá trình chuẩn bị hồ sơ apply.
Chỉ với tinh thần ổn, chúng ta mới có thể tập trung 100% sức lực, trí tuệ của mình vào mục tiêu, sau này gặt thành quả sẽ xứng đáng”, Điệp chia sẻ kinh nghiệm từ thực tế bản thân.
Cô gái Việt hào hứng chuẩn bị ngày trở lại nước Mỹ và bước chân vào cánh cửa đại học.
Ngoài giành tấm vé vào Đại học Rice, cô gái Việt còn trúng tuyển vào một số trường đại học Mỹ khác.
Nói về lý do nộp đơn vào Đại học Rice ở đợt Early Decision – ED (ứng viên chỉ được phép nộp đơn cho một trường trong đợt ED và khi được nhận vào trường theo đợt ED cũng như được hỗ trợ tài chính thì phải rút toàn bộ hồ sơ đã nộp ở các trường khác (nếu có) và phải nhập học ở trường theo đợt ED), Điệp chia sẻ: “Qua tìm hiểu em biết trường có nhiều cơ hội về ngành nghề, học tập để em tận dụng hết khả năng của mình trong 4 năm tới. Ngoài cung cấp hỗ trợ tài chính, trường có nhiều cơ hội nghiên cứu.
Sau này, em muốn thử sức trao đổi học tập ở Hồng Kông hoặc Anh. Ngoài ra, Đại học Rice có giá trị cộng đồng lớn, em sẽ hỗ trợ cả về mặt học thuật và xã hội từ cộng đồng này”.
Tháng 9 tới, Ngọc Điệp sẽ sang Mỹ nhập học. Trái với tâm trạng hồi hộp, em vô cùng háo hức.
“Em có lợi thế đi 1 năm học ở Mỹ rồi nên biết sẽ phải chuẩn bị tinh thần thế nào. Mới sang, ai cũng là háo hức – đó là tâm lý tốt nhưng du học sinh cũng chuẩn bị tinh thần thép vì sẽ rất nhớ nhà.
Cứ gần những tháng cuối năm em nhớ nhà kinh khủng, có những lúc nhớ nhà nhưng không dám gọi mẹ vì sợ mở máy sẽ bật khóc. Có những khi nói chuyện với mẹ rằng: “con sợ nhất khi ăn trưa ngồi với những bạn mới”, “con sợ ngồi một mình”.
Thú thực, ở bên đấy có những khi rất cô đơn, em cảm nghĩ rằng mình chưa hòa nhập thực sự được. Tuy nhiên, các thầy cô rất tốt, sẵn sàng mở lòng và hỗ trợ em về mặt tâm lý, tinh thần khi cần”, Ngọc Điệp kể.
Điệp dần thử tham gia các hoạt động, mở rộng giao tiếp từ đó làm quen được nhiều bạn mới và có trải nghiệm tốt hơn. Đến kỳ 2 năm học lớp 11 em bắt đầu nói với mẹ rằng: “Con nhớ nhà nhưng không muốn về vì ở đây vui quá!”.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Nam sinh từng là thủ khoa đầu vào trường Ams gây choáng với bảng thành tích siêu khủng: 1.560/1.600 điểm SAT, học bổng du học Mỹ 6.7 tỷ
Từng gây ấn tượng khi là thủ khoa đầu vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, nam sinh năm 2001 Lưu Minh Dũng tiếp tục đạt được thành tích đáng ngưỡng mộ khi sắp tới sẽ sang Mỹ du học tại trường Đại học Dartmouth - một trong 12 trường đại học hàng đầu nước Mỹ.
Không chỉ có thành tích nổi bật khi dành được suất học bổng của trường Dartmouth, Lưu Minh Dũng, sinh năm 2001, còn từng là thủ khoa đầu vào trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, không những thế vào năm 2017 cậu bạn giành giải Nhì tiếng Anh học sinh giỏi Quốc gia năm 2017. Theo chia sẻ của Dũng, một phần vì môi trường học tập của Amsterdam đã thôi thúc cậu chọn theo con đường du học.
Cụ thể, vào đầu năm 2019, Dũng đã được trúng tuyển Đại học Dartmouth với học bổng 293.000 USD trong 4 năm (khoảng 6,7 tỷ đồng). Đại học Dartmouth xếp hạng thứ 12 trong số các trường "khó vào nhất" theo đánh giá của The Princeton Review trong nhiều năm và luôn giữ thứ hạng cao trong top 5 những trường xuất sắc nhất nước Mỹ do US News & World Report bình chọn. Tỷ lệ hồ sơ được nhận của trường vào khoảng 13%, hầu hết đều là những sinh viên ưu tú nhất của những trường THPT mà họ từng.
Cậu bạn Lưu Minh Dũng đạt 1.560/1.600 điểm SAT, được nhận học bổng hơn 6.7 tỷ đồng từ trường ĐH hàng đầu nước Mỹ.
Gây ấn tượng nhờ thành tích học tập khủng, hoạt động ngoại khóa
Chia sẻ với chúng tôi, Minh Dũng cho hay ý định du học của cậu bạn được nhen nhóm khá muộn, tuy nhiên cậu bạn cho hay việc quan trọng nhất là tích lũy đủ những thứ cần có chứ không phải so về thời gian. Vì thế nên, ở bậc tiểu học và THCS cậu bạn chỉ đặt những mục tiêu ngắn hạn và quyết tâm thực hiện nó.
" Ôn tập các kỳ thi chuẩn hóa từ năm lớp 10, mình giành 1.560/1.600 điểm SAT, 117/120 điểm TOEFL, SAT II Toán và Hóa đạt điểm tuyệt đối 800/800. Mình nhận ra muốn lấy học bổng trường đại học uy tín ở Mỹ, thành tích học tập tốt, điểm chuẩn hóa cao, đạt nhiều giải thưởng vẫn chưa đủ. Các trường đại học Mỹ còn xét kỹ năng mềm, khả năng hoạt động ngoại khóa của ứng viên", Dũng tiết lộ.
Nhắc đến các hoạt động ngoại khóa, Dũng tự hào chia sẻ hàng loạt các sự kiện mà từng nắm giữ vị trí ban tổ chức: trưởng ban tổ chức sự kiện hè Code of Culture 2018, là thành viên câu lạc bộ tình nguyện ICEP Hanoi Classy, sáng lập viên dự án Cherrity, phó chủ tịch câu lạc bộ môi trường Green Hanoi, trưởng ban tổ chức chương trình Green Life 2018.
Không chỉ nhờ thành tích học tập và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, Dũng chia sẻ rằng để vượt qua hàng ngàn ứng viên khác cậu bạn đã làm một bài luận với 650 từ. " Để hoàn thành bài luận này mình mất đến hai tháng để hoàn thành. Bài luận thay vì lựa chọn những đề tài đao to búa lớn, em đi sâu vào phân tích giá trị cốt lõi của con người do chính em đúc kết từ những trải nghiệm xã hội", Dũng nói và cho hay ý tưởng này đã phác họa chân dung con người em, thuyết phục hội đồng tuyển sinh.
Dũng cùng những người bạn của mình.
Chọn Dartmouth vì... ít sinh viên
Bất ngờ chia sẻ về lý lựa chọn đại học Dartmouth là nơi theo học, Dũng cho biết rằng mình bị ấn tượng bởi số lượng sinh viên vừa đủ của ngôi trường này. " Bậc đại học ở Mỹ thường chia làm hai hệ thống: Đại học quốc gia (National University) với số lượng sinh viên từ 10.000 đến 20.000 và đại học khai phóng (Liberal Arts) đạt 2.000 sinh viên. Đại học Dartmouth nằm ở mức giữa với 6.000 sinh viên, số lượng đủ lớn để mình có thể xây dựng mối quan hệ, tìm kiếm cơ hội nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học. Nó cũng đủ nhỏ để mình có thể tiếp xúc và nhận sự quan tâm từ các giáo sư, giảng viên nhà trường", Dũng tiết lộ.
Mặc dù từng đạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh, nhưng Dũng cho biết ngoại ngữ này chính là rào cản lớn nhất trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đi du học. " Những bài luận yêu cầu về tính cách và con người mình vẫn làm rất lúng túng. Mỗi trường ĐH yêu cầu những bài luận phụ riêng đòi hỏi sự khai thác sâu các khía cạnh tinh thần của học viên, để làm được tốt em phải dành thời gian ngẫm về quá trình trưởng thành của mình từ trước đến nay", cậu cho hay. Dẫu có thành tích học tập tốt, nhưng cậu bạn cho hay rằng từng nhiều lần tự ti về hồ sơ du học so với các bạn đồng trang lứa. Thậm chí khó khăn trong việc cân bằng giữa việc học và chuẩn bị hồ sơ du học khiến Dũng cảm thấy vô cùng áp lực.
Dẫu có thành tích học tập tốt, nhưng cậu bạn cho hay rằng từng nhiều lần tự ti về hồ sơ du học so với các bạn đồng trang lứa.
Vốn đam mê các hoạt động về môi trường, Dũng dự định đăng ký ngành Khoa học môi trường và Khoa học máy tính của đại học Dartmouth. " Tuy nhiên, đây chưa phải là mục tiêu cuối cùng, mình hy vọng thời gian học tập sắp tới trên nước Mỹ sẽ giúp mình tìm được ngành học phù hợp nhất và những trải nghiệm bổ ích", cậu bạn nói.
Theo Helino
Nam sinh Hà Nội lên kế hoạch chi tiết du học Canada Năm lớp 10, Hoàng Minh Đức dành ôn tập tiếng Anh; lớp 11 và đầu lớp 12 ôn luyện và tham dự thi chuẩn hóa. Trở thành học sinh lớp chuyên Vật lý trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cũng là lúc Hoàng Minh Đức nhen nhóm ý định du học. Trong kỳ tuyển sinh năm 2018, em trúng tuyển Đại học...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Hàn gây sốc vì chui ra từ vali ở thảm đỏ phim Việt, tưởng "đủ wow" ai ngờ quá ê chề
Hậu trường phim
23:56:07 26/04/2025
Xuân Hinh ước trở lại tuổi 18 với Xuân Bắc, BTV Quang Minh lộ diện sau lùm xùm
Sao việt
23:41:29 26/04/2025
Rodri có thể ra sân ở chung kết FA Cup
Sao thể thao
23:34:42 26/04/2025
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi
Nhạc việt
23:32:56 26/04/2025
'28 years later': Màn tái xuất đầy hứa hẹn của thương hiệu phim xác sống kinh điển
Phim âu mỹ
23:09:15 26/04/2025
10 mỹ nhân "má hồng thơ ngây" đỉnh nhất Hàn Quốc: Càng ngày càng đẹp, visual chuẩn "búp bê sống"
Sao châu á
22:43:04 26/04/2025
Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"
Tv show
22:40:28 26/04/2025
Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Pháp luật
22:21:54 26/04/2025
Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy
Tin nổi bật
22:15:13 26/04/2025
Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU
Thế giới
21:49:22 26/04/2025