Nữ sinh Vũng Tàu điều chế thành công ứng dụng làm thực phẩm chức năng trị bệnh tiểu đường!
Sau bao nỗ lực phát hiện, tìm hiểu, nghiên cứu, Võ Nhị Kiều, sinh viên năm cuối ngành Công nghệ Kỹ thuật, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu vừa điều chế thành công ứng dụng làm thực phẩm chức năng trị tiểu đường. Đây được coi là một trong những cống hiến quý giá của thế hệ học sinh, sinh viên hiện nay.
Nghiên cứu khoa học là chương trình được khuyến khích thực hiện ngày càng phổ biến ở các trường THPT và Đại học những năm gần đây, đặc biệt là các đề tài mang tính ứng dụng có hiệu quả. Không nằm ngoài sự phát triển ấy, năm học 2018 – 2019, ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện cho sinh viên Võ Nhị Kiều, lớp DH15HD lên thực hiện nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTPLabs).
Võ Nhị Kiều được biết đến la một sinh viên giỏi và có đam mê với nghiên cứu khoa học bởi vậy nha trương cung chu trong phát triển đề tài nghiên cưu khoa hoc của cô gái tài năng này. Nhị Kiều đươc cô Thac si Vu Thi Hông Phương giơi thiêu vao Trung tâm Nghiên cưu Triên khai Khu Công nghê cao Thành phố Hồ Chí Minh. Tai đây, cô bạn thưc hiên công trinh nghiên cưu của mình dươi sư hương dân cua Thac si Mai Ngoc Tuân Anh.
Cô gái đã điều chế thành công ứng dụng làm thực phẩm chức năng điều trị tiểu đường
Đề tài “Điều chế Nano Berberine ứng dụng làm thực phẩm chức năng” là đồ án tốt nghiệp xuất sắc của Võ Nhị Kiều, được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao, với nhiều thiết bị máy móc phân tích hiện đại, chính xác. Nơi đây rât it sinh viên co thê vao đê thưc hiên nghiên cưu cung vơi cac chuyên viên nghiên cưu viên. Nhưng vì cô bạn có niềm đam mê, tìm hiểu nghiên cưu ngay tư năm thứ 2 Đại học nên Thac si Vu Thi Hông Phương đã giơi thiêu Nhị Kiều vao lam tại trung tâm.
Võ Nhị Kiều đã thực hiện điều chế Nano Berberine bằng 2 phương pháp: Phương pháp nghiền quay, phương pháp gắn Nano Berberine trên chitosan. Kết quả thu được đối với phương pháp nghiền quay, kích thước Nano Berberine thu được là 60nm, còn đối với phương pháp gắn Nano Berberine trên chitosan thu được kích thước Nano BBr khoảng 50nm.Sản phẩm Nano Berberine được tạo ra nhằm ứng dụng làm thực phẩm chức năng hỗ trợ trị bệnh tiểu đường.
Võ Nhị Kiều chia sẻ: “Mới đầu minh găp vô số nhiêu kho khăn, minh phai tim hiêu rât nhiêu tai liêu, cac công trinh nghiên cưu, cac bai bao nươc ngoai. Tư đo mơi phân tích va so sanh cac phương phap khac vơi phương phap nghiên cưu cua minh. Đông thơi do trên Trung tâm Nghiên cưu Triên khai co rât nhiêu may moc hiên đai ma minh thi chưa co cơ hôi tiêp xuc trươc đo nên minh phai hoc cach sư dung va phai nhơ cac anh chi nghiên cưu viên trong trung tâm traning rât nhiêu mơi co thê sư dung đươc.”
Sớm có niềm yêu thích, đam mê các nghiên cứu ứng dụng vì thế Nhị Kiều luôn mong muốn trong tương lai sẽ tạo ra một sản phẩm bán trên thị trường. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học chưa bao giờ là một chặng đường trải đầy hoa hồng. Điều quan trọng nhất không chỉ là kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ mà còn phải luôn tiếp thu ý kiến của các thầy cô hướng dẫn để làm cho nghiên cứu của mình ngày càng tốt hơn.
Đây la bươc đâu nghiên cưu đê hương đên thương mai hoa san phâm nhưng nó cũng đem lại niềm vui và động lực phấn đấu to lớn cho cô bạn: “Khi nhận được kết quả điều chế thành công, minh vui lắm bởi đó tâm huyêt mà mình dành tất cả công sưc, thời gian và trí tuệ để có được.”, Nhị Kiều cho biết thêm.
Video đang HOT
Hiện nay, tỉ lệ bệnh tiểu đường càng ngày càng gia tăng và có những chuyển biến xấu, điều này sẽ rất nguy hiểm. Bắt kịp được xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng nên Nhị Kiều đã tập trung vào hướng phát triển nhu cầu cấp thiết ấy góp phần làm nên thành công của quá trình điều chế thực phẩm chức năng trị tiểu đường. Được biết, đề tài này có tính thực tiễn vô cùng to lớn và thu hút được sự quan tâm của nhiều người bởi việc ứng dụng các hợp chất thiên nhiên từ cây cỏ làm thuốc, thực phẩm chức năng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Nhị Kiều tâm sự: “Ngày nào làm nghiên cứu cũng rộn ràng niềm vui, các thầy cô và các anh chị nghiên cứu viên luôn vui vẻ, hòa đồng, nhiệt tình chỉ dạy cũng như giúp đỡ mình rất nhiều. Trong tương lai thì mình sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn và hướng đến thương mại hóa sản phẩm ra thị trường.”
Phải chăng để theo đuôi niêm đam mê nghiên cưu thi trươc hêt la bản thân phai thưc sư yêu thích và có nhiệt huyêt, phai rât kiên tri tim hiêu, phân tích đồng thời đăt ra nhưng câu hoi như: Tai sao cai nay lai như thê? Lam sao lam đươc như vây? Co cach nao khac đê lam nưa không? Chinh nhưng câu hoi ấy sẽ là chìa khoá góp phần tra lơi cho câu hoi mà chinh minh đăt ra. Đồng thời, một công trình cũng không thê thiêu sư hương dân cua cac thây cô ơ trương va cac anh chi nghiên cưu viên.
Khép lại cuộc trò chuyện, Nhị Kiều không quên gửi lời nhắn nhủ chân thành tới những người đã hỗ trợ mình hoàn thành xuất sắc đồ án tốt nghiệp: “Minh thât sư rât cam ơn cô Thac si Vu Thi Hông Phương va Thac si Mai Ngoc Tuân Anh đa tân tâm giup đơ, chi bao minh. Nhưng sư chi day đo thât sư rât quy bau vơi minh, không nhơ nhưng sư day bao quy gia đo thi minh se không co đươc nhưng thanh tich như ngay hôm nay.”
Hình ảnh đời thường vô cùng rạng rỡ của nữ sinh Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo helino
Chuyện nhóm sinh viên bị vị đạo diễn mắng "hãy làm nghề đàng hoàng hoặc cố kiếm đại gia"
Một nhóm sinh viên thực tập, thực hiện đề tài liên quan đến văn hóa đọc. Khi họ đặt câu hỏi cho một vị đạo diễn nổi tiếng, đã bị người này đặt ngược lại câu hỏi cùng những lời nói thẳng thắn.
Sự việc xảy ra tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, TPHCM. Nhóm bạn trẻ gồm 3 người là sinh viên năm cuối một trường ĐH ở TPHCM, đang đi thực tập tại một công ty truyền thông.
Với đồ nghề máy quay, ghi âm, micro... các bạn thực hiện phỏng vấn lấy ý kiến quanh chủ đề về văn hóa đọc.
Người trẻ chờ xin chữ ký tác giả trong một buổi ra mắt sách ở đường sách Nguyễn Văn Bình, TPHCM
Họ không bỏ lỡ cơ hội khi bắt gặp L.H, vị đạo diễn cực kỳ nổi tiếng đang ngồi cà phê, đọc sách ngay khu vực trung tâm đường sách. Các bạn thuyết phục được vị đạo diễn này để phỏng vấn, ghi hình.
Sau vài câu hỏi các bạn đặt ra về văn hóa đọc như vì sao phụ huynh lười đọc sách cho con, người trẻ "làm ngơ" với sách, làm sao để phụ huynh quan tâm đến việc đọc sách trong gia đình... Đạo diễn L.H hỏi lại: "Các bạn hãy kể giúp tôi một số cuốn sách thiếu nhi nên đọc".
Hai nữ sinh trực tiếp cầm micro phỏng vấn ú ớ, nói vòng vo thì vị đạo diễn hỏi tiếp: "Các bạn chỉ cần nói giúp tôi tên một cuốn sách thiếu nhi các bạn từng đọc". Một trong hai cô gái đáp: "Em nghĩ đó là cuốn kỹ năng phòng chống xâm hại...".
Nghe đến đây, vị đạo diễn đanh đá nổi khùng, thẳng lời mắng té tát nhóm bạn trẻ rằng đến tên một cuốn sách thiếu nhi các bạn còn không biết, chính bản thân không đọc sách lại đi hỏi, đi dạy thiên hạ vì sao họ không đọc sách cho trẻ.
Khi cơn giận đã qua, có chút nguôi ngoai, ông vỗ vai các cô gái và nói rằng, nếu tôn trọng nghề nghiệp của mình, tôn trọng bản thân mình hãy học tập, làm nghề nghiêm túc.
Còn đơn thuần chỉ làm nghề như một công việc để kiếm sống thì ông khuyên, các bạn cũng có nhan sắc, thà đi kiếm đại gia để dựa dẫm vừa sung túc, nhàn thân hơn và ít gây hại cho người khác hơn.
Cuộc phỏng vấn kết thúc...
Câu chuyện lười đọc sách trong người trẻ là một vấn đề đã được nhắc đến từ lâu nay. Nhiều bạn trẻ khi ở phổ thông, ở giảng đường có thể vùi thời gian trong nhiều trò tốn công vô ích như tám chuyện, lướt mạng, mua sắm, nhậu nhẹt, lao vào những cuộc tranh cãi vô bổ... thay vì cầm một cuốn sách để đọc một cách nghiêm túc.
Công nghệ nghe nhìn đang "lấn át" văn hóa đọc trong người trẻ
Nhà giáo dục Trịnh Thị Phương Thảo, từng dạy học ở Mỹ chia sẻ, ở sân bay, thấy nhóm bạn trẻ nào xúm đầu vào điện thoại, ipad thì có thể dễ dàng nhận ra hầu hết đó là người châu Á. Còn những người yên tĩnh ngồi đọc sách thì thường là người châu Âu hoặc người Mỹ.
Về Việt Nam, bà càng nhìn thấy thực trạng nhiều bạn trẻ đang bị công nghệ và việc học "chiếm" hết thời gian và tâm trí khi không có thói quen đọc sách.
Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến việc đọc sách của trẻ, trong đó theo các nhà phân tích, chính chương trình học nặng về kiến thức, thi cử, chưa khuyến khích trẻ đọc sách để tự học, tư duy và nỗ lực tự thân của mỗi người.
Không ít bạn trẻ vào đời với hành trang kiến thức, nền tảng non yếu hay rỗng như trường hợp nhóm bạn bị vị đạo diễn mắng té tát trên. Âu họ cũng là nạn nhân nhưng cũng là "thủ phạm" khi chưa thật sự nỗ lực khổ luyện để khắc phục hạn chế của bản thân...
63% học sinh tiểu học TPHCM thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử
Theo khảo sát "Niềm tin và thói quen đọc của giới trẻ tại TPHCM" của NXB Trẻ và Hội xuất bản Việt Nam vừa công bố ghi nhận 63% học sinh cấp 1 trả lời rằng thích chơi ipad, điện thoại hơn là đọc sách.
Có 59% học sinh cấp 1, và 38% học sinh cấp 2 được hỏi trả lời loại sách mình thích đọc nhất là truyện tranh.
Quá trình khảo sát còn cho thấy nhiều em học sinh chưa hiểu đúng về định nghĩa "sách", đặc biệt là các em khối lớp 6, 7. Nhiều em mang tâm lý sách là sách giáo khoa, là loại sách học tập, nên khi nói đến sách, các em thường cảm thấy sợ và chán.
Khảo sát này nhấn mạnh, để tạo lập thói quen đọc trong nhân dân, nhất là giới trẻ, cần phải xác lập niềm tin rằng việc đọc sẽ tạo ra giá trị cho cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Giải pháp cốt lõi và đầu tiên chính là tạo dựng niềm tin nơi người đọc.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Người phụ nữ Mỹ lấy bằng tiến sĩ sau ba năm ngồi tù Từng bị đuổi học, bị giam trong nhà tù liên bang ba năm vì tội ăn cắp, Perkins dần thay đổi, giành được học vị tiến sĩ ở tuổi 39. Trước sự chứng kiến của hàng nghìn sinh viên vào ngày 14/6, Yolanda Perkins (39 tuổi) được trao bằng tiến sĩ từ Đại học Đông Nam Nova (bang Florida, Mỹ). Chia sẻ về...