Nữ sinh Việt trúng tuyển khoa Kinh doanh danh tiếng mà Tổng thống Trump từng học
Ngô Hoàng Anh (sinh năm 2001) mới đây đã nhận thư báo đỗ từ University of Pennsylvania (xếp hạng thứ 8 trên thế giới, nằm trong khối trường Ivy League). Đặc biệt, khoa mà cô gái Việt sẽ ghi danh theo học là The Wharton School, nổi tiếng là khoa Kinh doanh số 1 thế giới – nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Muck – CEO Tesla từng theo học.
Thế mạnh từ sự hướng ngoại
Hoàng Anh hiện là học sinh lớp 12 trường quốc tế Concordia Hà Nội. Chính đam mê kinh doanh và khởi nghiệp từ nhỏ đã thôi thúc em nộp đơn vào ngôi trường danh giá, “khó nhằn” bậc nhất thế giới về ngành Kinh doanh.
Bằng việc chứng minh mình có đam mê, tiềm năng phù hợp với định hướng của trường, nữ sinh Việt đã thuyết phục được hội đồng tuyển sinh đại học Mỹ.
Năng động và nhanh nhẹn là điều mà Hoàng Anh dùng để miêu tả về bản thân mình. Các hoạt động ngoại khóa giúp em bộc lộ được thế mạnh này. Với mỗi dự án hay hoạt động, Hoàng Anh luôn đặt dấu ấn của mình vào đó.
Không chỉ những hoạt động trong nước, em còn được mời đi những hội nghị quốc tế ở Singapore, Nepal. Đam mê về kinh doanh được gắn vào các hoạt động cộng đồng em tham gia.
Hoàng Anh (ngoài cùng, bên phải) vừa trúng tuyển trường The Wharton School – trực thuộc Đại học University of Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Hoàng Anh tâm sự, em gắn bó với tổ chức SANSE gần 2 năm, từ thành viên rồi được giao trọng trách làm Chủ tịch. Đây là một tổ chức hoàn toàn điều hành bởi các bạn học sinh THCS ở các trường khác nhau để hỗ trợ sự phát triển của các vùng miền nghèo khó.
“Hiện tại, chúng em đang tập trung hỗ trợ xã bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Em cảm nhận rõ mối quan hệ của mình với những em nhỏ nơi đây.
Chúng em giúp đỡ không chỉ đơn thuần là quyên góp vật dụng mà cả về mặt tâm lý và hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm tới các em. Nhóm cũng có cơ hội được hợp tác với nhiều công ty và tổ chức tầm quốc tế.
Nhưng em nghĩ điều em thích nhất về SANSE là chúng em sản xuất ra những sản phẩm đầu tay để bán lấy tiền nuôi quỹ chứ không chỉ phụ thuộc vào tiền tài trợ hãy những nhà hảo tâm”, Hoàng Anh chia sẻ.
Đợt Tết vừa qua, nhóm Hoàng Anh bán trà từ vùng Bản Liền gây quỹ. Với cô gái này, những dịp này là cơ hội để em cọ xát với thế giới.
Hoàng Anh (hàng đầu, thứ 3 từ trái sang) và các bạn tình nguyện ở bản Liền.
Năm 2018, Hoàng Anh là đại diện Việt Nam tham gia trại hè LaunchX (trại hè khởi nghiệp bắt nguồn từ Viện công nghệ số 1 thế giới – MIT với mức phần trăm chấp thuận 10-15%).
Trại hè khởi nguồn từ MIT nhưng có các đợt khác nhau ở một vài trường đại học danh giá, Hoàng Anh tham gia trại hè ở Đại học Northwestern ở khu Evanston. Đến giờ, em vẫn không thể quên những hôm một mình chạy xung quanh khu Evanston để tham khảo thị trường.
Video đang HOT
“Hồi đó trong trại, bọn em bị bắt là ngủ lúc 11h nhưng tối nào về phòng bọn em có bao giờ ngủ luôn được đâu toàn phải skype nhau đến 1-2h sáng mới thống kê lại thông tin hôm đó thu thập được”, em vui vẻ kể.
Khởi nguồn từ trại hè này, Hoàng Anh đã lên ý tưởng khởi nghiệp công ty Startup Phynergetix. Hoàng Anh ở Việt Nam và các bạn đồng sáng lập còn lại của công ty bên Mỹ. Công ty startup sử dụng công nghệ AR mới nhất để hỗ trợ điều trị bệnh nhân vật lý trị liệu.
Ngoài ra, Hoàng Anh cũng là Trưởng dự án làm Quạt bằng nước muối – đạt Giải Nhì ở Hội nghị Trẻ (Global Youth Summit) tại Campuchia.
Lúc đầu, dự án có cả một nhóm trình bày tại hội nghị ở Campuchia nhưng vì các anh chị trong nhóm đi đại học rồi nên chỉ còn mỗi Hoàng Anh muốn theo đuổi nghiên cứu đến cùng. Em nhờ các thầy cô giáo ở trường và các thầy cô cũng sẵn sàng giúp đỡ.
Kỳ 1 của lớp 12 với nhiều mục tiêu phải hoàn thành nhưng bất kể lúc nào có thời gian rảnh em lại chạy vào phòng thí nghiệm của trường thử các loại kim loại, cách xếp khác nhau để tạo nên dòng điện tốt nhất.
Cô nữ sinh ở nhiều trong phòng thí nghiệm đến mức thầy giáo dọn luôn cho em một chỗ nhỏ để ngày ngày cứ nghiên cứu không cần dọn đi dọn lại.
Khả năng lãnh đạo bộc lộ từ khi còn ngôi trên ghế nhà trường, Hoàng Anh là Chủ Tịch Hội Học sinh Danh dự của trường cấp 3. Trong vai trò này, em đã tổ chức dự án để mọi người trong trường ủng hộ các đồ dùng y tế và rồi trực tiếp vận chuyển lên Sa Pa đem tặng những vật dụng này cho các trường ở bản.
Hoàn Anh kể: “Em hợp tác với anh Peter Thuong bên tổ chức Sapa Hope Center để làm dự án này. Chúng em khuyên góp tổng cộng là 5 tủ thuốc đầy cho 5 điểm trường và mong là trong tương lai sẽ giúp được nhiều điểm nữa hơn”.
Mọi hoạt động đều khởi nguồn từ lòng trắc ẩn
Để hiện thực hoá ước mơ du học, Hoàng Anh đã bắt đầu chuẩn bị từ đầu lớp 11. Với em, khâu khó nhất chắc là thi các điểm chuẩn hoá SAT, SAT2. Hoàng Anh học trường quốc tế từ nhỏ nên mọi người cứ nghĩ thi tiếng Anh cũng dễ thôi nhưng thực sự thi SAT phải ôn rất là nhiều mới lên đến trên 1500 được. Điều giúp em vượt qua kỳ thi là sự chuẩn bị và ôn luyện rất kĩ càng.
Cô gái Hà thành đạt điểm SAT: 1530/1600, SAT2 Hoá: 780/800, SAT2 Toán: 790/800, Toefl: 113/120.
Không những vậy, em còn xuất sắc giành Giải “Global Citizenship Award” của East Asia Region of School (Giải “Học Sinh Toàn Cầu” bởi Hiệp Hội các trường Đông Á. Hoàng Anh được mời làm diễn giả ở các Hội Nghị Trẻ tại Nepal (Glocal International Teen Hero) và Singapore (Global Youth Summit).
Một sự cố gắng chăm chỉ hết mình và sự sắp xếp thời gian khoa học, chăm thể thao đã giúp Hoàng Anh có nguồn năng lượng dồi dào để vượt qua hành trình chinh phục đại học Mỹ. Em tham gia đội bóng rổ, đạt giải 3 bơi ếch, giải 5 bơi sải của trường.
Không chỉ năng nổ trong các hoạt động ngoại khóa, Hoàng Anh còn duy trì điểm ở trường và đạt điểm thi chuẩn hóa tốt.
Khi nộp đơn ứng tuyển vào khoa kinh doanh, qua SANSE, Phynergetix và các cơ hội thực tập nữ sinh 18 tuổi cũng đã chứng minh mình có một sự hiểu biết nhất định và cọ xát với việc kinh doanh. Kết quả, em được The Wharton School at the University of Pennsylvania chấp nhận.
“Lúc em nhận thì em rất là vui và ngạc nhiên. University of Pennsylvania đã là một trường khó rồi vì xếp hạng thứ 8 trên thế giới lại còn trong khối Ivy League nữa.
Wharton thì còn khó hơn vì nó là cái khoa nổi tiếng nhất của trường và là khoa kinh doanh số 1 thế giới. Em chọn Upenn cũng chính vì khoa kinh doanh Wharton này. Em cũng rất ấn tượng với những người đã từng học ở Wharton từ Elon Musk đến Donald Trump”, Hoàng Anh nói về niềm vui lớn khi hoàn thành ước mơ.
Đam mê của nữ sinh Việt là kinh doanh.
Trong tương lai, Hoàng Anh muốn được khởi nghiệp và làm cái gì đó của mình và đặt một dấu ấn của mình lên quê hương Việt Nam. Cô gái Việt dự định theo học ngành Kinh doanh (tập trung hai chuyên ngành Tài chính và Bất động sản). Sau khi tốt nghiệp đại học sẽ trở về Việt Nam làm việc.
Theo Hoàng Anh, bí quyết nào giúp bộ hồ sơ của em ấn tượng và thuyết phục được hội đồng tuyển sinh của ĐH Ivy League nằm ở hai từ “trắc ẩn”.
Hoàng Anh cùng các bạn trong Hội học sinh danh dự của trường cấp 3 tặng tủ thuốc cho một điểm trường ở Sa Pa.
“Em nghĩ là tất cả hoạt động của em đều khởi nguồn bởi một lòng trắc ẩn thực sự. Em là một người thích hành động chứ không thích nói và tất cả các hoạt động của em đều bắt nguồn bởi việc cố gắng giúp đỡ mọi người xung quanh.
Từ SANSE với giúp đỡ các em học sinh trên bản đến công ty Phynergetix với việc giúp đỡ những người đi qua vật lý trị liệu hay dự án Quạt để trong tương lai mang đến các vùng sâu vùng xa điện chập chờn hoặc không có…
Qua những hoạt động đó, hội đồng tuyển sinh đại học Mỹ thấy được đam mê và sự chịu khó, năng động ở em”, Hoàng Anh nhấn mạnh.
Lệ Thu
Ảnh: NVCC
Theo Dân trí
Phụ huynh Trung Quốc chi cả nghìn đôla 'xét nghiệm tài năng' cho con
Với gói dịch vụ xét nghiệm và phân tích gen giá 4.500 USD, phụ huynh mong tìm ra tài năng tiềm ẩn của trẻ để bồi dưỡng từ sớm.
Tác giả Michael Standaert chia sẻ trên MIT Technology Review ngày 19/2 về trào lưu kiểm tra tài năng của trẻ tại công ty xét nghiệm di truyền ở Trung Quốc.
Ở Thâm Quyến, ngay cả học sinh mẫu giáo cũng có bài tập về nhà. Bạn có thể nhìn thấy nó trong những chiếc balo nặng chứa đầy sách khi các em đi qua cổng trường lúc 8h sáng và quay trở ra lúc 5h chiều. Nhiều em trong số đó chưa về thẳng nhà. Vẫn còn lớp nhảy, lớp piano, tiếng Anh, kung-fu đang chờ đợi. Sau khi hoàn thành mọi hoạt động trong ngày, ăn xong bữa tối, các em phải ngồi vào bàn làm bài tập. Đứa trẻ nào may mắn sẽ được lên giường lúc 10h tối.
Một số phụ huynh đang hướng đến những công ty xét nghiệm di truyền, sau khi tuyên bố có thể tìm thấy tài năng tiềm ẩn của trẻ thông qua DNA. Những xét nghiệm này không có nhiều cơ sở khoa học, nhưng đánh giá từ số lượng phòng khám mọc lên như nấm ở thành phố lớn, có vẻ việc tìm kiếm tài năng của trẻ là một trong những lý do khiến ngành công nghiệp di truyền ở Trung Quốc phát triển chóng mặt.
Trẻ em Trung Quốc chịu áp lực học tập từ sớm. Ảnh: Getty
Tôi đã ghé thăm văn phòng của Tập đoàn Công nghệ Sinh học Trung Quốc (CBT Gene) ở tầng 14 một tòa nhà cao tầng thuộc quận Nam Sơn, Thâm Quyến. Nó mang phong cách một nửa phòng khám y tế, một nửa spa cao cấp. Giấy dán tường màu vàng lấp lánh bao phủ các bức tường. Nhân viên sales ăn mặc thanh lịch, đứng trong cùng không gian với nhân viên y tế mặc áo trắng trông có vẻ nghiêm túc. Bên cạnh xét nghiệm di truyền, phòng khám cung cấp mọi dịch vụ từ phẫu thuật thẩm mỹ đến phương pháp điều trị y học cổ truyền.
Hôm tôi đến, một nhân viên đưa ra cuốn sách dày liệt kê hơn 200 chỉ số phòng khám sẽ kiểm tra một đứa trẻ. Chúng bao gồm các điều kiện di truyền tiềm năng; khả năng âm nhạc, toán học và đọc hiểu; tài năng thể thao; các đặc điểm như sự nhút nhát, hướng nội, hướng ngoại và khả năng ghi nhớ.
"Khoảng 100-200 phụ huynh đến đây mỗi tuần", nhân viên phòng khám cho hay. Dịch vụ xét nghiệm bộ gen đầy đủ giá khoảng 4.500 USD, trong khi dịch vụ kiểm tra tài năng và các điều kiện di truyền khoảng 2.500 USD. Gói đơn giản nhất nhằm đánh giá 10 chỉ số tài năng giá 160 USD. Hầu hết phụ huynh chọn gói đắt nhất để có thể hiểu rõ hơn về con mình.
Các mẫu di truyền được thu thập bằng một miếng gạc đặt bên trong má đứa trẻ, sau đó chuyển đến phòng thí nghiệm của công ty ở Hong Kong, rồi lại gửi về Thâm Quyến để phân tích.
Sự quan tâm đến xét nghiệm DNA cho trẻ đang ngày càng tăng ở Thâm Quyến, một phần nhờ vào các nhà giáo dục mà ngành công nghiệp di truyền đã kết nối. Một trong những người đề xướng là Chen Tiecheng, hiệu trưởng trường trung học Xuefa, cách phòng khám CBT Gene không xa. Ông ủng hộ khái niệm "giáo dục hạnh phúc", dựa trên tìm kiếm và thúc đẩy tài năng bẩm sinh mỗi đứa trẻ.
"Có một câu nói ở Trung Quốc: Đừng bao giờ để con bạn thua từ vạch xuất phát", Chen nói trong cuộc gặp tại văn phòng hiệu trưởng.
Phụ huynh muốn xét nghiệm di truyền nhằm tìm ra tài năng của con. Ảnh: MIT Technology Review
Chen đã thuyết giảng nhiều lần về ý nghĩa của việc cho phép trẻ em theo đuổi tài năng thay vì ép học vẹt. Ông nhấn mạnh đến các xét nghiệm di truyền để tìm kiếm tài năng, mặc dù cũng thừa nhận công nghệ này có thể không hoàn toàn chính xác.
"Trước đây, bạn có thể đào giếng và không tìm thấy nước, nhưng công nghệ vệ tinh từ xa hiện nay có thể cho bạn biết nước ở đâu. Xét nghiệm di truyền cũng tương tự như vậy, là cách để tìm kiếm tài năng chính xác hơn", Chen nói.
Trên thực tế, có rất ít cơ sở để đánh giá "tài năng toán học" của một đứa trẻ trên cơ sở DNA, như cách CBT Gene đã làm. Chen Gang, đồng sáng lập và CEO của WeGene, công ty được thành lập bốn năm trước tại Thâm Quyến chuyên về phân tích di truyền chia sẻ: "Chúng tôi vẫn không thể giải thích mối quan hệ phức tạp giữa bộ gen và rất nhiều đặc điểm như IQ, tài năng âm nhạc và thể thao".
Xét nghiệm di truyền để tìm kiếm tài năng đang ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, đến nỗi Chen Gang lo ngại việc này có thể làm tổn hại đến danh tiếng của ngành. Theo ông, những dịch vụ này không phải mục đích chính của xét nghiệm.
Tuy nhiên, CEO của WeGene cũng không bỏ qua xét nghiệm tài năng cho con trai mình. "Khi đọc một số tài liệu mới, vợ chồng tôi đối chiếu với bộ gen của con, nhưng điều đó chỉ vì tò mò, chúng tôi không yêu cầu con thay đổi sở thích theo bộ gen của mình. Hiện tại, tôi không nghĩ rằng nên quảng bá loại xét nghiệm tài năng này rộng rãi. Tôi tin rằng với sự phát triển nhanh chóng của các kỹ thuật gen và phương pháp phân tích dữ liệu dựa trên AI, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về tài năng trong tương lai gần", ông nói.
Thùy Linh
Theo VNE
Tỷ lệ trúng tuyển vào Đại học Harvard năm 2018 "khắc nghiệt" kỷ lục Tỷ lệ trúng tuyển Đại học Harvard năm nay (niên khóa 2018-2022) chi vơi 4,59% ưng viên đươc châp nhân, khắc nghiệt nhất trong lịch sử tuyển sinh ngôi trường này, đồng thời cũng là thấp nhất trong khối trường Ivy League. Tờ tạp chí Harvard Crimson cho hay, với con số 4,59% ứng viên được chấp nhận, tỷ lệ trúng tuyển Đại...