Nữ sinh Việt 16 tuổi vô địch cuộc thi Tranh biện Quốc tế
Nói tiếng Anh như “gió”, tự tin và làm chủ bản thân, Nguyễn Hoàng Bảo Uyên – Học sinh lớp 10 Nga, Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam luôn gây ấn tượng mạnh mẽ với bạn bè.
Chia sẻ về thành tích này, Nguyễn Hoàng Bảo Uyên nói: “Tranh biện vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng em đã cố gắng đăng ký tham gia. Khi đã được chấp nhận, em đã đánh liều xin tài trợ từ ban tổ chức chương trình. May mắn khi đó, em đã được sự trợ giúp và đồng ý của IDEA”.
Dù mới chỉ 16 tuổi nhưng Bảo Uyên đã là nhà vô địch Cuộc thi Tranh biện Quốc tế được tổ chức ở Ailen.
Không phải ai sinh ra cũng có sẵn tố chất tự tin, và không phải ai cũng có sẵn những thành tích nếu không có sự rèn luyện. Bảo Uyên cũng là một cô gái như thế.
Ngày còn nhỏ, Bảo Uyên vốn sống khép mình và tìm niềm vui trong những cuốn sách, cuốn truyện hay những bộ phim truyền hình.
Một sự kiện đã đánh đấu bước ngoặt thay đổi con người cô bé, đó là cuộc thi giao lưu của trường, Bảo Uyên lần đầu tiên đứng trước đám đông và cô thấy run vì không biết phải nói gì. Nhìn hàng ghế khán giả với hàng trăm cặp mắt đổ dồn, cô càng thêm luống cuống.
Trước khi tham gia cuộc thi, Uyên từng là một cô gái nhút nhát (Uyên, thứ 3 từ trái sang)
Kể từ hôm đó, Uyên đã cố gắng tập cho mình thói quen đứng trước gương nói với bản thân mình, cởi mở hơn với bạn bè. Thay đổi tính cách, Bảo Uyên thấy cuộc sống trở lên có ý nghĩa hơn khi xung quanh ta có những người bạn, và hạnh phúc hơn khi họ luôn sẵn sàng lắng nghe những gì mình nói.
Được tham gia Cuộc thi Tranh biện Quốc tế, Bảo Uyên thật sự xuất sắc khi đã đạt giải cao.
Video đang HOT
Sau cuộc thi, Uyên cũng tự động viên bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa bởi Uyên đã được tiếp xúc và làm quen với nhiều bạn bè trên các quốc gia, họ rất giỏi và tài năng.
Từ một cô gái nhút nhát, rụt rè, Uyên đã tự tin diễn thuyết và hùng biện trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Nói về trào lưu tranh biện của giới trẻ hiện nay, Uyên nói: “Tranh biện giúp chúng ta có những kĩ năng mềm và cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống”.
Nhiều người vẫn nghĩ nôm na về tranh biện như một cuộc tranh cãi, hay tìm những sai sót của đối phương để phản kháng lại.
Nhưng thực tế, được tham gia các trại hè ở nước bạn, em thấy rằng tranh biện giúp mọi người hiểu rằng bất cứ vấn đề gì cũng có hai mặt và chúng ta hãy nhìn nhận rõ vấn đề của cả hai mặt đó.
Điều này giúp con người cân bằng cuộc sống và tìm ra các phương án giải quyết hợp lý trong những hoàn cảnh khác nhau một cách linh hoạt, khéo léo.
Là một cô gái năng động, Bảo Uyên là thành viên tích cực của YTD – Một tổ chức dành cho các bạn trẻ đào tạo những kĩ năng mềm và những hoạt động đoàn thể. Hiện tại, cô là Trainer của Puzzles.
Là năm học đầu tiên của khối PTTH, Uyên luôn cân bằng việc học cũng như tham gia các CLB. Cô là thủ khoa xuất sắc của khối Nga niên khóa 2013 – 2016.
Đầy nội lực và tài năng, Bảo Uyên ước mơ sau này mình sẽ là một nhà báo giỏi để tiếng nói của mình truyền đến cộng đồng nhiều hơn nữa. Nói thật nhiều, nói để chạm đến trái tim của khán giả, nói bằng trái tim mình.
Theo TTVN
Gặp nữ sinh Việt tài năng tại New Zealand
Tình yêu Văn đến với Vũ Thị Phương tình cờ từ bài Văn tả con mèo nhận được điểm 10 từ người thầy mà Phương yêu mến.
Vũ Thị Phương tham gia hoạt động tình nguyện của Red Cross ở New Zealand. Ảnh: NVCC.
Lên cấp 2, được tiếp xúc với tạp chí "Văn học Tuổi trẻ", yêu thích cách giảng bài và sự dìu dắt, giúp đỡ tận tình của cô giáo vào đội tuyển Văn của trường. Từ đó, Phương giành được nhiều giải thưởng trong những cuộc thi học sinh giỏi như giải Nhì của huyện, giải Ba của tỉnh.
Mơ ước được vào trường Chuyên của tỉnh, Vũ Thị Phương đã cố gắng hết mình, sau những sự nỗ lực cuối cùng giấc mơ đó trở thành hiện thực và Phương bước vào lớp Chuyên Văn - Trường cấp 3 Chuyên Hùng Vương (Việt Trì, Phú Thọ).
Trong thời gian học cấp 3, là quãng thời gian có nhiều điều thú vị. Phương tham gia nhóm viết báo Bài viết của Phương cũng được đăng trên báo và có cả bài bình luận Thơ trên Văn học và Tuổi trẻ.
Trong nhà, bố là người được cho là luôn đem lại may mắn cho Phương. "Khi đi thi hay làm một việc gì đó quan trọng, bố luôn là người sát cánh bên mình. Mình luôn cố gắng học được cách lắng nghe, và tính kiên trì từ bố mình. Và tất nhiên, một phần không thể thiếu là những lời động viên chăm sóc chu đáo của mẹ. Mẹ là "hậu phương" vững chắc, những khi mệt mỏi hay buồn vì điều gì đó, mình luôn tìm mẹ để tâm sự", Phương chia sẻ.
Năm 2009, Phương thi vào khoa Quốc tế học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn giành được 27,5 điểm, là thủ khoa khối C đầu tiên được đi du học ở nước ngoài. Điều đó làm Phương rất hạnh phúc vì đã làm được điều gì đó cho bố mẹ.
Phương (ngoài cùng bên phải) trong một lần tham gia hoạt động đón Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: NVCC.
Du học và tình nguyện
Phương cho biết: "Từ một vài người bạn chia sẻ thông tin học bổng và qua đọc báo, mình biết thông tin để làm hồ sơ xin học bổng. Lại một lần nữa mình nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo ở trường Đại học. Cô đã dành thời gian xem hồ sơ cuả mình, giúp mình làm hồ sơ. Ban đầu mình chọn Úc, tuy nhiên theo tìm hiểu thì chi phí ở Úc có phần đắt đỏ hơn ở New Zealand, nên quyết định cuối cùng của mình là New Zealand. Đến bây giờ mình thấy rất hài lòng với sự lựa chọn này".
"Đi du học đến với mình quá bất ngờ và ngoài sức tưởng tượng của mình. Trước đó, ước muốn cuả mình có lẽ rất đơn giản là học thật tốt trong trường Đại học và sau đó có việc làm ổn định. Du học là bước ngoặt lớn trong cuộc đời mình, đó là một cơ hội quý giá và cũng là một thử thách lớn trong cuộc đời, mình tự nhủ sẽ luôn cố gắng hết sức có thể", Phương chia sẻ.
Tiếng Anh không phải là môn sở trường của mình. Khi mới bắt đầu học và thi lấy bằng IELTS, mình rất không tự tin về bản thân. Nhưng nghĩ tới việc được tiếp xúc với 1 môi trường sống và học tập mới, mình đã nỗ lực hết mình.
Là cô du học sinh xinh xắn, hay cười. Ảnh: NVCC.
Cuộc sống ở New Zealand rất tốt, yên ả và thanh bình, phong cảnh thiên nhiên thơ mộng. Mùa hè Phương còn tranh thủ đi làm thêm để có nguồn thu nhâp nho nhỏ, tiết kiệm số tiền đó để phục vụ cho ước mơ đi du lịch. Đôi khi mình cảm thấy nhớ nhà và bố mẹ, em trai, những lúc như thế mình sẽ nhắn tin cho mẹ, nói chuyện với mẹ làm mình bớt nhớ nhà hơn.
Hiện tại Phương đang học 2 chuyên ngành Quan hê quốc tế và châu Á học của trường Victoria University of Wellington, New Zealand.
Ngoài thời gian học ở trường Phương còn tham gia 1 số hoat động tình nguyện như: Vietnam Day: Lễ hội hướng về quê hương Việt Nam và đồng thời quảng bá hình ảnh quê hương với nước bạn được tổ chức hàng năm vào tháng 9 hoặc tháng 10, gây quỹ cho tổ chức Red Cross (Hội chữ thập đỏ), hoạt động của trường như chào đón các bạn học sinh mới trong ngày nhập trường (International Orientation's Day), làm language buddy: dành thời gian để nói chuyện bằng tiếng Anh và giới thiệu New Zealand cho sinh viên quốc tế mới vào trường...
Ước mơ sau này của cô du học sinh là học lên Thạc sĩ rồi trở về Việt Nam, quê hương của mình làm việc, được ở bên cạnh gia đình, bố mẹ và bạn bè. Từ khi đi du học Phương đã trưởng thành lên rất nhiều, tự lập, mạnh mẽ hơn, hòa đồng với bạn bè. Nhưng nhiều lúc Phương vẫn dành thời gian làm những điều mình thích như đọc truyện, viết những dòng cảm xúc cho của riêng mình như là tình yêu đối với môn Văn.
Theo Trithuc
Nữ sinh Việt với những tấm bằng xuất sắc trên xứ sở Bạch Dương Nguyễn Thị Chúc tốt nghiệp Đại học và Thạc sĩ ở Nga với tấm bằng xuất sắc, luôn đạt điểm tuyệt đối 5/5 và có hàng chục bài báo Khoa học. Động lực từ bố mẹ làm đồng ruộng Bố mẹ chủ yếu dựa vào ruộng đồng để nuôi cả bốn chị em ăn học, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn, là...