Nữ sinh viên lấy 92 triệu đồng của lớp
Nữ lớp trưởng lấy số tiền của cả lớp để chi tiêu cá nhân. Đến khi sự việc vỡ lở, cô và gia đình tìm cách hoàn trả.
Hơn hai tháng qua, các thành viên của một lớp ở Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) rất bức xúc về vấn đề thu chi tiền quỹ và tiền các môn học của nữ sinh Nguyễn Thị Trân (lớp trưởng).
Trân kêu gọi cả lớp đóng tiền kiến tập dù nhà trường không hề đưa ra yêu cầu.
Theo một số sinh viên, hơn 92 triệu đồng là số tiền quỹ lớp mà Trân đã ém làm của riêng và dùng vào việc chi tiêu cá nhân. Trong số đó, nhiều khoản tiền nữ sinh thu khống mà không có yêu cầu của nhà trường. Đến nay, gia đình Trân đã hoàn lại phần nào số tiền cho các thành viên trong lớp và còn nợ 25 triệu đồng.
Cụ thể, sinh viên trong lớp cho hay đầu năm thứ nhất, Trân đứng ra thu tiền bảo hiểm y tế cho cả lớp, nhưng gần đến cuối năm học vẫn không nhận được thẻ bảo hiểm. Cho đến khi một thành viên trong lớp bị tai nạn phải nhập viên, yêu cầu Trân phát thẻ bảo hiểm mới biết nữ sinh không hề nộp lại khoản tiền này cho trường.
Như vậy, trong suốt năm học, 52 sinh viên của lớp không được tham gia bảo hiểm. Sau đó, cô gái này đã trả lại số tiền đã thu để các thành viên trong lớp tự lo liệu việc mua bảo hiểm.
Cũng trong khoảng thời gian này, với tư cách lớp trưởng, Trân đứng ra thu tiền môn học 5 kỹ năng mềm cho lớp. Mỗi thành viên đóng 1,4 triệu đồng nhưng cho đến hiện tại, cả lớp chỉ mới được học một kỹ năng.
Khi cả lớp thắc mắc, Trân giải thích thầy giáo bị tai nạn, tạm thời chưa có người dạy. Gần đây, làm việc với khoa mới biết cả lớp không hề có lịch học 4 kỹ năng còn lại, do chưa đóng tiền và cũng không hề có thầy cô bị tai nạn.
Video đang HOT
Trân làm giả nội dung email để qua mặt lớp.
Đến năm thứ hai, Trân tiếp tục được tin tưởng giao việc thu chi của lớp vì thủ quỹ nghỉ học. Nữ sinh thu tiền bảo hiểm y tế của lớp nhưng không nộp lại khoảng tiền này cho trường. Đến ngày 15/3, Trân hứa sẽ phát thẻ bảo hiểm y tế cho lớp. Đến ngày hẹn, cô cho biết mình bị cướp túi xách, tai nạn phải nhập viện và phát hiện bị ung thư gan.
Chưa kể, Trân còn thu khống mỗi thành viên 200.000 đồng tiền đi kiến tập, nhưng thực chất nhà trường không hề sắp xếp kiến tập cho lớp. Nhiều thành viên đóng tiền học lại các môn cho Trân cũng không nhận được lịch học.
Đến nay, khi sự việc vỡ lở, các thành viên trong lớp vô cùng bức xúc. Gia đình Trân đã hứa hoàn trả lại số tiền cô đã thu. Nhưng vì nhiều lý do, đến nay, các thành viên trong lớp vẫn chưa nhận lại đầy đủ số tiền này.
Bạn T.H – thành viên của lớp – bức xúc: “Đó là tiền mồ hôi, nước mắt của gia đình, gửi cho mình nộp tiền học hành, không thể bị ém nhẹm làm của riêng như vậy được”.
Bạn T.D – một thành viên khác của lớp – nêu quan điểm: “Rắc rối chuyện tiền bạc là một phần, phần nữa là ảnh hưởng việc học của lớp. Nhiều bạn nộp tiền học các môn, học lại nhưng mãi đến bây giờ vẫn không được học”.
Một số thành viên trong lớp cho biết sau khi sự việc được lớp phát hiện và báo cáo với nhà trường, Trân không hề trao đổi lại với lớp về hướng giải quyết, cắt mọi cách liên lạc, chỉ để gia đình thay mặt giải quyết. Đến nay, Trân vẫn còn thiếu cả lớp 25 triệu đồng.
Cô Nguyễn Thị Hiền – giảng viên ĐH Thủ Dầu Một, chủ nhiệm của lớp – xác nhận có sự việc như trên. Cô Hiền cho biết sau khi biết được việc này gia đình Trân đã cố gắng hoàn trả số tiền Trân thu chi sai, thâm hụt. Đến nay, Trân đã nghỉ học mặc dù lớp có động viên nữ sinh này đi học lại sau khi giải quyết vụ việc.
* Tên nhân vật đã thay đổi.
Theo Zing
Bán mã tài khoản tiếng Anh, nhận làm bài thuê trên Facebook
Những ngày qua, một số sinh viên năm thứ nhất của Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương, phản ánh tình trạng mua bán mã tài khoản môn tiếng Anh và nhận làm thuê bài tập môn học này.
Hơn 2 tháng qua, một nhóm người rao bán mã tài khoản tiếng Anh 1 và làm thuê bài tập với mức giá thỏa thuận. Nhóm này giới thiệu chuyên học hộ, thi hộ, làm đồ án, luận văn thuê... có tổ chức và họ có thông tin của sinh viên trong trường.
Những đoạn rao bán mã Anh văn và làm thuê bài tập. Ảnh chụp màn hình
Theo phản ánh, sinh viên năm thứ nhất của Đại học Thủ Dầu Một bắt buộc phải học tiếng Anh 1. Các bạn phải mua sách tiếng Anh LIFE giá 185.000 đồng. Sách có 2 mã số để sinh viên tạo tài khoản làm bài tập online.
Theo quy định của trường, sinh viên phải hoàn thiện khối lượng bài tập online từ 70% trở lên mới đủ điều kiện thi kết thúc môn. Sinh viên năm nhất của trường là khóa đầu tiên áp dụng hình thức học tiếng Anh trên.
Khi kỳ thi đang tới gần, nhiều bạn làm mất mã số tài khoản hay không làm bài tập online, liền vội vàng tìm cách giải quyết. Nắm bắt thực trạng này, nhóm người công khai rao giới dịch vụ làm bài tập thuê và bán mã tài khoản tiếng Anh trên Facebook. Họ gắn thẻ nhiều sinh viên để chào mời.
Nếu làm mã mới, khách phải trả 70.000 đồng. Có nhu cầu mua "trọn gói" gồm tạo mã tài khoản mới, làm toàn bộ bài tập, giá đưa ra là 200.000 đồng.
Đoạn chat trên Facebook thỏa thuận việc mua mã tài khoản tiếng Anh. Ảnh chụp màn hình.
Sinh viên thanh toán bằng thẻ cào điện thoại cho họ sau khi đã nhận được mã đăng nhập mới và kiểm tra hoàn thành bài tập trên tài khoản.
Trần Văn Giai, sinh viên mua "trọn gói", cho biết những bạn mua bán kiểu này chủ yếu lười làm bài tập, chứ mất mã tài khoản có thể mua sách khác để làm lại.
Trả lời Zing.vn chiều 30/12, ông Nguyễn Văn Hiệp, Hiệu trưởng Đại học Thủ Dầu Một, khẳng định không có chuyện mua bán trên.
"Trường tôi tổ chức học hành, thi cử hoàn toàn nghiêm túc, không có chuyện như thế xảy ra", ông Hiệp nói.
Theo Zing
Hội chứng sợ học đường vì quyền của lớp trưởng, sao đỏ "Việc giáo viên cho lớp trưởng cầm thước đánh bạn nếu không mang đủ đồ dùng học tập là hành động phản giáo dục", TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý học - cho hay. Một thực trạng là hiện nay tại các trường học, đội ngũ cán bộ lớp (lớp trưởng, lớp phó) là cánh tay phải của giáo...