Nữ sinh viên chọn StartUp “Dạy Tiếng Anh cho Trẻ em”
Tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh Trường Đại học Thành Đô, Đinh Hải Anh là cái tên được nhiều thầy cô, bạn bè vẫn còn nhắc đến và yêu mến, không chỉ bởi thành tích học tập mà còn vì những hoạt động phong trào tình nguyện và đam mê nghiên cứu khoa học.
Hiện cô gái trẻ vẫn tiếp tục theo đuổi con đường của mình đã chọn với 1 StartUp phù hợp với khát vọng từ nhỏ của mình: Dạy Tiếng Anh cho Trẻ em.
Hải Anh trong Học kỳ doanh nghiệp kéo dài 03 tháng tại Sun World Bà Nà Hills Đà Nẵng
Sinh năm 1995 trong một gia đình có truyền thống sư phạm tại Nho Quan, Ninh Bình, Hải Anh chia sẻ: Em có ước mơ làm giáo viên từ nhỏ vì mẹ em là giáo viên, với khao khát được truyền đạt kiến thức và đam mê tiếng Anh nên trong quá trình học tập em không ngừng học hỏi mỗi ngày qua những công việc liên quan đến tiếng Anh đặc biệt là giảng dạy để nâng cao kĩ năng và chuyên môn hỗ trợ cho công việc sau này.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, Hải Anh đã có hứng thú với ngoại ngữ. Năm 2013 với khao khát và tình yêu của mình dành cho Ngoại ngữ, Hải Anh đã lựa chọn và trúng tuyển vào Trường Đại học Thành Đô, ngay từ khi đặt chân đến trường, được sự tư vấn của các thầy cô về việc có thêm một chuyên môn nữa ngoài Ngoại ngữ, Hải Anh đã chọn vào khoa Ngoại ngữ- Du lịch để học tập và theo đuổi đam mê của mình.
Nhờ đam mê và chăm chỉ, được sự quan tâm tận tình chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa và trường đã giúp Hải Anh giành được các nhiều thành tích đáng nể, trong đó có thể kể việc tham gia các cuộc thi English Olympiad 2015 for Non English Major Students do Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN tổ chức, đoạt danh hiệu Consolation Prize tại cuộc thi English Speaking Contest (E-Connect) 2015 của Trường Đại học Thành Đô.
Không chỉ là tấm gương sáng trong học tập, Hải Anh là một sinh viên hoạt động phong trào tình nguyện năng nổ, cô gái này thường xuyên tham gia các chương trình tình nguyện hè do Đoàn Thanh niên trường phối hợp với UBND Huyện Hoài Đức, các chiến dịch phục vụ cộng đồng của Trường.
Video đang HOT
Để đạt được thành tích cao, Hải Anh chia sẻ bí quyết: “Trong vô vàn kiến thức để học tập, cần phải có phương pháp phù hợp để tiếp nhận những phu hợp, Em đã thử nghiệm thành công và luôn hy vọng góp phần nhỏ giúp các bạn sinh viên và cộng đồng có phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả hơn. Về phía em, em đã và đang tiếp tục trau dồi kiến thức, tìm ra những cải tiến để phù hợp hơn với mọi trang thiết bị sẵn có với mọi người”.
Trong những năm học đại học, Hải Anh đã tham gia một số đề tài và đã được báo cáo tại một số hội nghị, hội thảo quốc gia. Đề tài “Dự án học tập tiếng Anh mini: Lồng tiếng cho phim” được tham gia hội thảo khoa học Dạy và học ngôn ngữ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 “Thách thức và giải pháp” ngày 28/10/2018 tại Trường Đại học Thành Đô được đánh giá cao cả về tính lý luận và tính hiệu quả trong áp dụng thực tiễn.
Tốt nghiệp khoa Du lịch- Ngoại ngữ với niềm đam mê cháy bỏng với nghiên cứu khoa học của bản thân, hiện tại Hải Anh vẫn tiếp tục lan tỏa đam mê của mình cùng một Dự án khởi nghiệp Dạy tiếng Anh cho trẻ em, với những một số thành tích đáng ghi nhận.
Dù ở cương vị nào, cô vẫn tâm niệm: Em luôn biết ơn ban giám hiệu nhà trường và đặc biệt các thầy cô khoa Du lịch-Ngoại ngữ đã tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên như chúng em được có cơ hội học tập và phát triển năng lực với đúng chuyên ngành ngay tại trường.
Con đường khởi nghiệp vốn gập ghềnh, đầy những thử thách khó khăn phía trước, chúc cho Hải Anh sẽ luôn giữ vững niềm đam mê, nhiệt huyết và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Hùng Vũ
Theo Dân trí
Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy tiếng Anh
Sau cuộc tọa đàm về dạy và học môn Lịch sử, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tiếp tục chủ trì cuộc tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh. Kỳ thi năm nay, dù đã có tiến bộ, song Lịch sử và tiếng Anh vẫn là 2 môn có số điểm trung bình thấp nhất.
Một tiết học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài tại Trường Tiểu học An Hội
Chất lượng học sinh hệ 10 năm tốt hơn hệ 7 năm
Theo ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD-ĐT, phân tích phổ điểm thi THPT quốc gia môn tiếng Anh từ 2017-2019 cho thấy, điểm trung bình của học sinh cả nước trong 3 năm đều dưới 5; mức điểm đạt nhiều nhất chỉ 3 - 3,4. Kết quả thi này có sự phân hóa theo vùng miền.
Trong khi những địa phương khó khăn thuộc vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long nhiều năm xếp cuối về điểm trung bình trong cả nước; thì những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng... lại đứng đầu. Kết quả thi THPT quốc gia môn tiếng Anh của học sinh cả nước năm 2019 đã có chuyển biến tích cực nhưng chủ yếu vẫn ở các tỉnh/thành phố lớn. Khu vực khó khăn gần như không thay đổi. Kết quả thi tiếng Anh sẽ tiếp tục được phân tích sâu hơn để từ đó Ban đề án Ngoại ngữ quốc gia xây dựng chiến lược bồi dưỡng giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục môn học này.
Ông Đặng Hiệp Giang, chuyên viên môn tiếng Anh, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay vẫn đang tồn tại 2 hệ chương trình đào tạo ngoại ngữ ở bậc phổ thông, chương trình hệ 7 năm (từ lớp 6) và 10 năm (từ lớp 3), hệ 10 năm chủ yếu được triển khai ở những tỉnh/thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Qua thống kê và đánh giá, học sinh hệ 10 năm có chất lượng tốt hơn học sinh hệ 7 năm.
Bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, thông tin thêm, theo khảo sát, điểm trung bình thi THPT quốc gia của học sinh học hệ 10 năm cao hơn học sinh hệ 7 năm xấp xỉ 2 điểm. Vì thế, ngoài việc xây dựng và chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT đang xây dựng chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non, trẻ em càng được tiếp xúc với tiếng Anh sớm sẽ càng tốt. Mối lo hiện nay là số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh chưa ổn, nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa.
Hợp tác giữa trung tâm Anh ngữ và trường công
Là địa phương có điểm trung bình tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia cao nhất cả nước trong 3 năm (2017 là 5,92 điểm, 2018 là 5,06 điểm, 2019 là 5,79 điểm), ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết, chất lượng tiếng Anh của học sinh thành phố tốt "nhờ" có khá nhiều trung tâm ngoại ngữ chất lượng. Cả thành phố có 700 trung tâm ngoại ngữ, hầu hết học sinh TPHCM học thêm ngoại ngữ ở bên ngoài trường học, chỉ có một số học sinh vùng ven đô thị có điều kiện kinh tế khó khăn mới không tham gia học thêm ngoại ngữ.
Hiện nay, rất nhiều trung tâm ngoại ngữ đã vào trường học tham gia giảng dạy, nhu cầu giáo viên bản ngữ của thành phố hiện rất lớn và Sở GD-ĐT sẵn sàng hỗ trợ để có chính sách đưa giáo viên bản ngữ vào dạy ở các trường phổ thông. TPHCM cũng có chính sách riêng về đào tạo đội ngũ giáo viên. "Khảo sát chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế của thành phố vào năm 2012 cho thấy, chỉ có khoảng 5% giáo viên đạt yêu cầu, thành phố đã dùng ngân sách để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế, đến nay có 70% giáo viên đạt chuẩn", ông Hiếu nói.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để đào tạo tiếng Anh có chất lượng, nguồn lực giáo viên cần tăng cường cả về số lượng và chất lượng, quản lý chất lượng đào tạo cần thống nhất và nghiêm ngặt, kỹ năng và phương pháp giảng dạy cần được cập nhật thường xuyên, giáo trình giảng dạy theo chuẩn quốc tế... Cần tăng cường sự hợp tác giữa trung tâm Anh ngữ và hệ thống trường công, từ đó thấy rõ nét hơn vai trò của xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện để phát triển hệ thống trung tâm Anh ngữ có chất lượng.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, nội dung, phương pháp, học liệu tiếng Anh thời gian qua đã có cố gắng để đổi mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, cần có nguồn lực xã hội hóa từ các trung tâm đào tạo ngoại ngữ và khai thác tốt nguồn lực này vào các trường phổ thông, trong đó gồm hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
LÂM NGUYÊN
Theo SGGP
Đại học Đại Nam cho thôi việc nhân viên tư vấn tuyển sinh sai quy chế Lãnh đạo Trường đại học Đại Nam khẳng định, nhà trường đã kỷ luật nghiêm khắc đối với nhân viên tư vấn tuyển sinh hệ văn bằng 2 tiếng Anh. Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, nhân viên tư vấn tuyển sinh Trường đại học Đại Nam bày cách đi tắt học văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ...