Nữ sinh viên ăn mỳ tôm 5 ngày/tuần để được đi học
Đó là trường hợp sinh viên nghèo Lê Thị Hoài (Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng).
Mới đây, em chạy về nhà ở huyện Nam Giang ( Quảng Nam) lấy 3 thùng mỳ tôm từ thiện mà cả nhà cũng đang “nuốt không nổi” để mang xuống ký túc xá, với hy vọng cầm cự việc học “được ngày nào hay ngày ấy”.
Thành tích thi học sinh giỏi toàn tỉnh của em Hoài
Lê Thị Hoài (sinh năm 2002) liên tục là học sinh giỏi của trường THPT Nam Giang (tỉnh Quảng Nam). Năm lớp 11 em thi Olympic, em thi Olympic Toán toàn tỉnh, năm lớp 12 thi Học sinh giỏi Toán toàn tỉnh đạt giải Khuyến khích.
Chị Trương Thị Toàn ở tổ 3 thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ (Quảng Nam), mẹ của Hoài, kể hoàn cảnh của mình trong nỗi nghẹn ngào. Năm 2015, chồng chị là anh Lê Văn Huyền sinh năm 1975 qua đời sau một tai nạn trên đường đi khám bệnh. Từ hơn 20 năm trước, hai vợ chồng từ quê nhà Thanh Hóa vào khu vực thôn Hoa này làm thuê làm mướn nuôi 3 đứa con. Từ khi chồng mất, chỉ còn mình chị càng thêm túng quẫn. Ba đứa con nhà nghèo nhưng đều ngoan ngoãn, học giỏi.
Em Lê Thị Hoài quyết tâm nuôi ước mơ học tập
Chị Toàn rưng rưng kể, mấy tháng trước, con gái đầu Lê Thị Hoài thi đậu đại học ngành Kế toán (Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng), nhưng vì không xoay xở đâu ra tiền nên mẹ “bắt” ở nhà. Nó khóc lên khóc xuống, rồi năn nỉ xin mẹ được đi học. Nó nói cho con cố học được ngày nào hay ngày ấy, con sẽ xuống phố kiếm việc làm thêm để học.
Video đang HOT
Đau lòng quá, đành phải đi vay mượn kiếm ít tiền cho con đi học. Từ đầu năm học đến giờ nó toàn ăn mỳ tôm. Mỳ tôm của những đoàn từ thiện cứu trợ lũ lụt đi ngang qua cho. Mới đây nó chạy về nhà mang tiếp xuống trường 3 thùng mỳ mà cả nhà dù đói cũng “không nuốt nổi”. Có lần nó điện về, bất chợt than “ăn mỳ tôm xót ruột quá mẹ ơi!”.
Con gái thứ hai là Lê Thị Lan đang học lớp 11, con trai út Lê Văn Hoàng lớp 4 cũng đều học khá, giỏi. Nhiều lúc khó khăn quá, mẹ nói hai chị ở nhà đi làm để nhường em út đi học, thì cả ba cứ ôm nhau khóc…
Họa vô đơn chí. Tối ngày 7/9/2020, mưa lũ ập tới. Đất đá từ công trường nhà máy thép Việt-Pháp đang san ủi thi công mặt bằng trên quả đồi gần nhà đột ngột bị tụt tràn xuống, vùi kín cả 5 nhà dân bên dưới, trong đó có nhà chị Toàn. Giờ đây, sau hơn 3 tháng, hiện trường ngôi nhà và toàn bộ tài sản vợ chồng chị làm lụng tích cóp suốt hơn 20 năm qua, nay vẫn bị khối bùn khổng lồ dâng cao 3-4 m “nuốt chửng”, chỉ còn thấy nhô lên mấy tấm tôn!
Phía nhà máy thép Việt – Pháp hỗ trợ 5 triệu đồng cho mấy mẹ con thuê nhà ở tạm. Tiền thuê nhà 1,1 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền điện, nước. Địa phương cũng hỗ trợ ban đầu gồm quần áo, dép, sách vở, gạo, mắm muối để mấy mẹ con sống đỡ qua ngày. Khoảng 10 ngày trước, hết tiền trả cho nhà trọ, mấy mẹ con lại phải ra đường. Thôn sau đó bố trí cho mấy mẹ con ở tại hội trường thôn đã cũ nay bỏ hoang. Không giường chiếu, mấy mẹ con ngủ đất, nhà cũ mưa gió tạt ướt lạnh…
Không nhà cửa, không tiền bạc, việc làm thuê bấp bênh, giờ mấy mẹ con đã tuyệt vọng. Giờ lại thắt ruột lo tiền ăn học cho mấy đứa con. Những ngày này cả nhà sống nhờ mỳ tôm, gạo nước, áo quần từ thiện. Nhưng các đoàn từ thiện hết bão lụt rồi thì cũng vắng dần…
Tôi hỏi Hoài, em kể, hiện em ở ký túc xá của Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Số tiền 2 triệu mẹ vay mượn cho hồi đầu năm học, em vẫn cố giữ, để tự “cho phép” mình được ăn cơm mỗi tuần mấy bữa! Hoài cho biết, ở nhà em thường lao động giúp mẹ nên quen cực nhọc rồi. Nhưng giờ ở phố muốn đi làm thêm, mà không có xe, nên đành chịu.
Nhiều môn học và thi bằng máy tính, em cũng đành… ngó, vì không có máy. Giờ em chỉ biết cố gắng học thật tốt, với hy vọng kiếm được suất học bổng, phần nào lấp vào khoản học phí gần 20 triệu đồng mỗi năm, mà mẹ ở nhà chạy vay mượn khắp nơi mới đủ nộp được một học kỳ…
Mong bạn đọc, các nhà hảo tâm gần xa mở rộng tấm lòng giúp mấy chị em Hoài tiếp tục được theo đuổi ước mơ học tập, để có được tương lai bớt khổ hơn. Số tài khoản của em Lê Thị Hoài: 421 2205052361 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Agribank (Lê Thị Hoài).
Nữ thủ khoa kinh tế và phương châm "học hết cỡ, cống hiến hết mình"
Không chỉ nổi bật với thành tích học tập xuất sắc mà Mỹ Hạnh còn được biết đến như một "chiến binh" tình nguyện khắp mọi nẻo đường.
Là đại biểu duy nhất của Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) tham dự Đại hội tài năng trẻ Việt Nam lần thứ III, năm 2020, Đặng Thị Mỹ Hạnh, lớp 44K01.1 (Khoa Kinh doanh quốc tế) được biết đến với thành tích học tập xuất sắc.
Mỹ Hạnh là sinh viên duy nhất của Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng tham dự Đại hội tài năng trẻ Việt Nam lần thứ III, năm 2020
Từng là thủ khoa đầu vào của trường Đại học Kinh tế năm 2018, qua hai năm học tập, thành tích ấy của Hạnh vẫn chưa có sinh viên khóa sau nào vượt qua. Điểm học tập tích lũy trong 4 kỳ học luôn đạt cao với 3.81/4.0.
Năm học vừa rồi, Mỹ Hạnh còn nhận giấy khen đã có thành tích tiêu biểu trong học tập và rèn luyện năm học 2019-2020 và danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp trường 2019 - 2020.
Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Mỹ Hạnh nói: "Trải qua 2 năm học tập ở trường, bản thân em được học rất nhiều thứ. Từ những bài giảng sâu sắc của thầy cô đến những lần thảo luận thực tiễn về tình hình kinh tế hiện tại, các hoạt động ngoại khoá ở trường cũng vô cùng sôi nổi...
Qua đó, giúp em rèn luyện sự tự tin, cách làm việc nhóm cũng như giao tiếp trước đám đông. Mỗi ngày, em đều nhìn thấy bản thân trưởng thành hơn".
Là người ham học hỏi, thích học các chuyên ngành như: giao dịch thương mại quốc tế, quản trị kinh doanh quốc tế, thích làm việc với những con số và các môn học liên quan đến tài chính, Mỹ Hạnh đăng ký học chương trình 2 tại trường và đang tham gia nghiên cứu khoa học cùng các bạn.
Mỹ Hạnh vui vẻ cho biết thêm: "Em hi vọng mình sẽ có cơ hội trau dồi kiến thức nhiều hơn, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế và công việc, ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn nữa để có thể đóng góp tích cực cho xã hội sau này".
Xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học, Mỹ Hạnh còn có niềm đam mê đặc biệt với các hoạt động tình nguyện và xem nó như một cơ hội để hoàn thiện bản thân.
Là thành viên của nhiều chương trình tình nguyện như: tình nguyện đông, tình nguyện viên Dance for Kindness 2018, Da Nang International Marathon 2019, phong trào World Cleanup's Day 2019, Youth Speak Forum 2019, thành viên câu lạc bộ ENV Đà Nẵng...
Qua mỗi hoạt động tình nguyện, Mỹ Hạnh cho biết mình càng trưởng thành và tiếp xúc với thực tiễn nhiều hơn. Đó là những kiến thức quý để sau này ra trường, bước vào cuộc sống không phải bị "sốc".
Vừa trở về sau Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ III, năm 2020 tại Hà Nội hôm 13/12, Mỹ Hạnh cảm thấy rất vinh dự và tự hào:
"Em thật sự rất vui mừng khi biết mình là đại biểu duy nhất của Trường Đại học Kinh tế tham dự đại hội, đan xen giữa may mắn và hạnh phúc là sự biết ơn sâu sắc của em đến các thầy cô.
Qua lần này, em được gặp gỡ và giao tiếp cùng với các đại biểu xuất sắc từ các đơn vị khác, em cảm thấy vô cùng vinh hạnh và được mở mang tầm hiểu biết của mình".
Tham gia Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ III, năm 2020 với chủ đề "Khát vọng Việt Nam",Mỹ Hạnh quan niệm: "sinh viên - thế hệ nòng cốt trong công cuộc kiến thiết đất nước cần trang bị cho mình trước tiên là những kiến thức nền tảng về chuyên môn, xã hội và văn hóa, các kỹ năng mềm.
Tiếp đến, mỗi cá nhân cần rèn luyện thể chất mỗi ngày, quản lý tốt thời gian bản thân, xây dựng một tinh thần minh mẫn, một lối sống lành mạnh.
Và quan trọng, bản thân mỗi sinh viên nên luôn mang trong mình một cái đầu "mở", sẵn sàng học hỏi, đón tiếp tri thức nhân loại, song phải biết chọn lọc và sàng lọc các thông tin sai lệch, có như vậy mới hình thành nên một thế hệ trẻ ưu việt để xây dựng tổ quốc".
Tuyển sinh năm 2021 của trường ĐH Bách khoa Hà Nội có gì mới? Năm 2021, trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến xét tuyển theo 3 phương thức. Mỗi phương thức xét tuyển đều có điều kiện đăng ký riêng và chỉ tiêu phân bổ hợp lý. Cụ thể: Phương thức 1: Xét tuyển thẳng để xét tuyển tài năng, gồm thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế, có chứng chỉ tiếng Anh quốc...