Nữ sinh viên 63 tuổi đến trường học Luật để tư vấn miễn phí giúp người nghèo
Nhiều sinh viên ở trường Đại học Cần Thơ khá bất ngờ khi có bạn học năm nay 63 tuổi, bằng tuổi bà ngoại hay bà nội mình. Bà là Vi Thị Kiên – sinh viên năm 3, ngành Luật của trường Đại học Cần Thơ.
Bà Vi Thị Kiên ở lớp học.
Bà Kiên quê ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Bà sinh ra trong thời chiến tranh nên chỉ học đến hết lớp 9 rồi nghỉ. Sau năm 1975, bà làm giáo viên dạy hợp đồng ở một trường tiểu học. Sau đó xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam, quân Pol Pot tràn sang thị trấn Ba Chúc giết gần hết gia đình bà. Rất may, bà cùng người chị chạy thoát. Việc dạy học của bà cũng kết thúc từ đó.
Sau khi chạy thoát quân Pol Pot được một thời gian, bà Kiên lập gia đình. Vợ chồng bà có 4 người con, gồm ba trai, một gái. Các con của bà đều được ăn học đàng hoàng. Các con của bà đều thành đạt, có công ăn, việc làm ổn định, đều là bác sĩ, kỹ sư.
Nữ sinh viên U70 chăm chỉ đến trường học luật để tư vấn miễn phí giúp người nghèo
“Khi các con thành đạt, tôi nghĩ ngay đến chuyện đi học tiếp để có tấm bằng đại học. Vì thời thanh niên tôi ước ao được vào đại học lắm nhưng gia đình nghèo nên đành gác ước mơ lại”, bà Kiên kể.
Bà Kiên cũng cho biết, ban đầu bà chỉ nghĩ lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT là vui lắm rồi, nhưng khi kết quả thi khá tốt và muốn học thêm lên nữa.
Bà bàn với cả nhà chuyện đi học đại học, chồng và các con không phản đối nhưng họ sợ bà lớn tuổi, đi học gặp áp lực, căng thẳng không tốt cho sức khoẻ. “Còn hàng xóm thì bảo, tôi 60 -70 tuổi rồi học làm chi, ở nhà chơi với con cháu hay đi du lịch cho sướng nhưng tôi vẫn quyết tâm đi học. Lúc đó bà được con trai thứ ba ủng hộ nhiệt tình nhất, mọi chi phí đều được con trai lo”, bà Kiên kể.
Mặc dù lớn tuổi nhưng bà Kiên là một trong những sinh viên đạt điểm cao của lớp.
Nhớ lại quãng thời gian bắt đầu học lại sau 40 năm bỏ dở, bà Kiên cho biết: Năm đó bà đến Phòng GD-ĐT huyện tìm được hồ sơ và đăng ký học bổ túc THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Cuối năm học lớp 12, bà đạt điểm trung bình các môn là 7,2.
“Năm 2017 khi tôi đến phòng thi để làm thủ tục, bảo vệ không biết tôi là thí sinh đi thi nên ngăn lại, không cho vào. Khi đưa giấy báo dự thi, họ mới giật mình. Năm đó, tôi tốt nghiệp THPT và làm hồ sơ xét tuyển vào ngành Luật của Trường ĐH Cần Thơ”, bà Kiên cho biết.
Khi phóng viên hỏi tại sao bà chọn ngành Luật để học, bà Kiên cho biết, bà lớn tuổi rồi học các ngành nghề khác không phù hợp nên chọn ngành Luật là để có thêm kiến thức về pháp luật để tư vấn miễn phí cho những ai cần giúp đỡ. “Hôm cầm giấy báo trúng tuyển trên tay, tôi mừng muốn khóc. Uớc mơ mấy chục năm của tôi đã thành hiện thực”, bà Kiên tâm sự.
Lúc về nhà, bà Kiên tranh thủ xem lại bài.
Bà Kiên cũng cho biết, bà lớn tuổi nên việc tiếp thu bài không bằng các cháu. Thời của bà cũng không được học ngoại ngữ, vi tính nên khi vào đại học, bà “toát mồ hôi” vì những môn này nhưng sự tận tâm của giảng viên và của các cháu là bạn học nên bà đã vượt qua được những môn “khó nhằn” này.
Em Võ Tấn Phát – lớp trưởng lớp của bà Kiên cho biết: “Ngày nào cô Kiên cũng đi học rất sớm và rất chăm chỉ, bài vở cô ấy ghi chép rất rõ ràng. Mặc dù cô lớn tuổi nhưng cô là tấm gương sáng về sự học.
Nhiều giáo viên của cô Kiên cho biết, mặc dù đã là 63 tuổi nhưng sinh viên Vi Thị Kiên tiếp thu kiến thức rất tốt. Điểm kiểm tra của cô Kiên nhiều môn nằm trong top những sinh viên có số điểm cao của lớp.”
Hoàng Tùng
Theo Dân trí
Băn khoăn từ ghế giảng đường
Dự thảo lần 1 Thông tư về nội dung chính của văn bằng ĐH vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến đã khiến cho giảng viên, sinh viên bàn tán sôi nổi từ giảng đường, KTX, cả bến xe buýt.
Bằng tốt nghiệp trình độ đại học (ĐH) sẽ không ghi loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, không phân biệt chính quy hay tại chức, đào tạo từ xa, sinh viên tốt nghiệp đại học đều được cấp chung bằng cử nhân... là những vấn đề quá mới đối với Việt Nam.
Trước hết, phải hiểu văn bằng là một chứng chỉ đào tạo thuộc phạm trù vĩnh viễn, còn năng lực của người được cấp bằng là phạm trù thời gian, có thể thay đổi theo thời gian. Nên các quốc gia trên thế giới đều có xu hướng không xếp hạng năng lực người học trên văn bằng.
Mặc dù cơ quan soạn thảo là Bộ GD&ĐT lý giải dự thảo như vậy là phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới nhưng mọi người vẫn chưa thông. Đầu tiên là ở Việt Nam, đầu vào của hệ tại chức thấp hơn chính quy, tổ chức đào tạo và chất lượng đào tạo khác nhau nhưng bằng lại giống nhau là điều khiến mọi người băn khoăn.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Nếu bằng tại chức và chính quy có giá trị như nhau thì cần phải nâng cao chất lượng đào tạo tại chức, tổ chức các kỳ thi chung với hệ chính quy. Đây là điều mà khá nhiều người trong cuộc nghi ngại về tính khả thi, nếu không thực hiện được thì đấy là sự bất hợp lý lớn nhất của giáo dục đại học.
Bộ GD&ĐT dự thảo hai thông tư liên quan tới việc cấp bằng, phụ lục văn bằng. Theo đó, ngoài bằng cử nhân thì điểm học tập của sinh viên sẽ được ghi trên phụ lục văn bằng. Nhưng Bộ GD&ĐT lại không nói rõ về thông tư ban hành quy chế quản lý bằng tốt nghiệp các cấp từ THCS đến ĐH và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân - đang chuẩn bị ban hành đã khiến dư luận băn khoăn.
Ngay bằng ĐH còn bị làm giả, tẩy sửa thì cách quản lý phụ lục văn bằng được Bộ quy định như thế nào để chặt chẽ, đảm bảo sự tin cậy về thông tin trên hồ sơ là cả vấn đề lớn. Nhiều nhà tuyển dụng đều cho rằng cần có quy trình quản lý hồ sơ của người học chặt chẽ, minh bạch.
Khá nhiều quốc gia, phụ lục văn bằng (bao gồm ngành đào tạo, chuyên ngành đào tạo, nơi tổ chức đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo, thông tin về kết quả học tập, tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học, điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy...) được bảo quản theo chế độ mật, từ trường ĐH đến với nhà tuyển dụng, không giao cho các cử nhân.
Đúng là nhiều quốc gia đã bỏ bằng kỹ sư, sinh viên theo học học ngành kỹ thuật khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân kỹ thuật. Hệ thống văn bằng chỉ còn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, một số nước như Pháp thì bằng kỹ sư được Hội nghề nghiệp cấp sau khi đi làm vài năm và trải qua kỳ sát hạch, kỹ sư được xem ngang thạc sĩ, được coi như văn bằng sau ĐH. Cái chính là chúng ta phải quy định rõ quá trình chuyển tiếp như thế nào để khỏi nhẫm lẫn bằng "kỹ sư cũ" và "kỹ sư mới".
Ngay ĐH Y, hiện đào tạo có cử nhân y khoa mất 4 năm, trong đó bác sĩ y khoa mất 6 năm. Nếu không làm rõ, cử nhân y khoa 4 năm ra trường trước, lại đi chỉ đạo chuyên môn cử nhân y khoa 6 năm.
Rõ ràng, trong quá trình hội nhập, chúng ta phải tiếp thu cái hay, cái tốt của thế giới nhưng cũng cần tính kỹ đến điều kiện riêng của Việt Nam, tránh tạo sự bất công khi thực thi.
Theo kinhtedothi
Bỏ xếp loại bằng tốt nghiệp đại học: Phù hợp với xu thế Dự thảo bỏ xếp loại trên bằng đại học đang khiến nhiều bạn sinh viên lo lắng và đặt ra câu hỏi liệu như thế có cào bằng về năng lực không? Cách xếp loại sẽ như thế nào? Theo như nhìn nhận của anh Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle...