Nữ sinh trường báo và dự án giáo dục giới tính
Song Trà chia sẻ luôn tự đặt mình là nạn nhân của xâm hại tình dục, hay của mối tình sai trái để thấy được tầm quan trọng của giáo dục giới tính và không bỏ cuộc.
Nguyễn Thị Song Trà (20 tuổi) là sinh viên chuyên ngành Thông tin đối ngoại, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hơn một năm qua, Trà là trưởng ban tổ chức của một dự án giáo dục giới tính cho học sinh, do em lên ý tưởng và kêu gọi các bạn cùng thực hiện.
Trà bắt đầu ý tưởng khi một lần về quê Quảng Bình, đứa cháu 10 tuổi hỏi “Cô ơi, con được sinh ra từ đâu?”. Câu hỏi khiến Trà bối rối, chưa biết trả lời thế nào. Luôn được mẹ chỉ cho kiến thức về giới từ khi còn nhỏ, Trà không biết rằng không phải gia đình nào cũng dạy con như vậy. Từ đó, em nung nấu dự định phải làm sao để trẻ em Việt Nam hiểu biết về giới và làm thế nào để tất cả mọi người nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục giới tính.
Những vụ xâm hại tình dục xảy ra với các em nhỏ 6-7 tuổi, những con số nạo phá thai liên tục xuất hiện trên phương tiện thông tin đại chúng như một sự thúc giục Trà. Em chia sẻ ý tưởng cho 3 bạn cùng lớp và nhận được sự ủng hộ mặc dù kiến thức về giới của cả nhóm chưa thực sự nhiều.
Nguyễn Thị Song Trà mong muốn người Việt Nam được giáo dục giới tính bài bản từ sớm.
Bắt đầu tuyển cộng tác viên, lên nội dung, kế hoạch để xin bảo trợ pháp lý và hỗ trợ tài chính, Trà và các bạn gặp rất nhiều khó khăn. Đi đến nhiều tổ chức và hàng chục công ty lớn nhỏ ở Hà Nội xin kinh phí, nhiều lần bị từ chối, các thành viên có phần lung lay, nhưng Trà thì không.
Video đang HOT
Cô gái trường báo kể những ngày nắng nóng mùa hè, rong ruổi khắp Hà Nội để gửi hồ sơ xin tài trợ. Khi không nhận được sự hỗ trợ, em quay lại lần nữa để xin lại hồ sơ. Trà không muốn công sức của cả nhóm bị cho vào thùng rác và cũng không muốn lãng phí dù chỉ là một đồng in bộ hồ sơ.
Cuối cùng, sau nhiều lần bị trả hồ sơ, em nhận được cái gật đầu đồng ý bảo trợ pháp lý từ Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số, nhận được sự góp ý từ trung tâm về một số nội dung dự án.
Hiện rất nhiều dự án giáo dục giới tính được các tổ chức thực hiện nhưng hầu hết thiên về xâm hại tình dục chứ không bắt đầu từ những điều đơn giản và cơ bản nhất. Trà nhận rõ điều đó qua các cuộc khảo sát và quyết định xây dựng giáo án đơn giản, thiết thực nhất, đem lại kiến thức ban đầu về giới cho học sinh.
Thông tin trên sách báo và Internet không phải là ít nhưng làm thế nào để truyền đạt giúp các em tiểu học nhanh chóng thích thú và tiếp thu thì không dễ dàng. Việc được một trường đồng ý cho nhóm dự án được giảng dạy cũng vô cùng khó khăn. Trà đến nhiều trường tiểu học công lập ở Hà Nội nhưng chủ yếu nhận được những cái lắc đầu. Em quyết định chuyển hướng liên hệ với những trường quốc tế trước và may mắn nhận được sự đồng ý.
Những buổi giáo dục giới tính của Trà và các bạn nhận được sự ủng hộ bất ngờ từ phía nhà trường và học sinh. Cô Nguyễn Thị Thu Thủy, giáo viên Trường tiểu học quốc tế VIP school cho biết, học sinh trong trường rất thích giờ học về giới do nhóm Trà đứng lớp. Cô đánh giá cao dự án và luôn mong muốn nhóm tiếp tục giảng dạy ở trường. Chính những điều này là động lực để Trà gắn bó với dự án.
Song Trà đứng lớp chia sẻ những vấn đề về giới với người khuyết tật ở Trung tâm Nghị lực sống (Hà Nội).
Không chỉ giảng dạy ở các trường tiểu học Hà Nội, hiện nhóm dự án hướng tới những trung tâm nuôi dạy người khuyết tật và trường học ở khắp vùng miền cả nước. Tháng 10 tới, em sẽ giảng dạy ở Nghệ An và tiếp đến là Quảng Bình. Em cho rằng, bất cứ đứa trẻ nào cũng cần được giáo dục giới tính, đặc biệt là ở nơi có nguy cơ bị xâm hại tình dục cao, những địa điểm đang phát triển du lịch.
Với Trà, dự án này như đứa con tinh thần. Em luôn phải tự đặt mình là nạn nhân của xâm hại tình dục do thiếu hiểu biết về giới hay một nạn nhân của mối tình sai trái để thấy được tầm quan trọng của giáo dục giới tính, để không bỏ cuộc.
Thừa nhận dự án đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập, nhưng Trà tự cân bằng được. Em hy vọng trong tương lai gần, dự án sẽ phát triển hơn nữa, không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy trong nhà trường mà còn tổ chức thêm sự kiện để cả học sinh và phụ huynh cùng tìm hiểu về giới tính, cách giáo dục giới tính ngay trong mỗi gia đình.
Theo VNE
Giáo dục giới tính ở trường chán thật
Hãng tin Fox News (Mỹ) đưa ra nghiên cứu của ĐH Bristol (Anh) với nhiều học sinh, giáo dục giới tính ở trường đa phần tiêu cực và không hiệu quả.
Nhìn chung, những người tham gia nghiên cứu cho biết khi còn ngồi trên ghế nhà trường, họ rất miễn cưỡng và xấu hổ với môn học giới tính, không thoải mái với các bài học.
Học sinh nam thì bối rối sợ rằng mình bị coi là thiếu kinh nghiệm. Học sinh nữ lo sẽ bị đánh giá khác đi hoặc có thể bị lạm dụng nếu sốt sắng tham gia.
Về phía giáo viên, nhiều người không những thiếu kiến thức mà còn lúng túng và xấu hổ khi dạy.
Một số người tham gia nghiên cứu không đồng tình cách trường học nhìn nhận tình dục như một vấn đề cần giải quyết hơn là niềm vui và mong muốn chính đáng.
Ảnh minh hoạ: Fox News.
Nữ giới thường bị mô tả như người thụ động, trong khi nam giới lại bị mô tả như kẻ chủ động tấn công, lợi dụng tình dục.
Ngoài ra, các nội dung về tình dục giữa những người đồng giới, lưỡng giới, chuyển giới không được hoặc được đề cập rất ít trong giáo dục giới tính ở trường.
Nhiều chương trình học không đề cập những vấn đề cần thiết như học sinh nữ lỡ có thai thì nên làm thế nào, về các biện pháp tránh thai, loại cảm xúc nào có thể dẫn tới quan hệ tình dục.
Theo các nhà nghiên cứu, để có thể giải quyết bớt một số bất cập trong giáo dục giới tính, việc đầu tiên cần làm là đào tạo tốt hơn, cung cấp kiến thức vững hơn cho các giáo viên giảng dạy môn này.
Theo Đăng Khoa/ Pháp Luật
Tranh vẽ phòng chống bắt cóc, xâm hại tình dục trẻ em Theo UNICEF Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, khoảng 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em với gần 10.000 nạn nhân. Con số này khiến nhiều người lớn giật mình. TS Vũ Thu Hương, khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội và đồng nghiệp đã in 120.000 bản sổ tay phòng tránh, xâm hại và bắt...